Bình đẳng và công bằng khác nhau như thế nào?
giáo dục
Bình đẳng nghĩa sơ khai tức là ngang hàng, đồng đẳng, bằng nhau. Trong thực tế việc đánh giá và nhận định tính bình đẳng giữa các yếu tố là rất khó. Do đó, có những nhập nhằng và nhầm lẫn nhất định khi nói về sự bình đẳng.
Nói thẳng ra, bình đẳng là bằng nhau một cách tự nhiên mà không cần phải đòi hỏi sự bình đẳng. Ví dụ: dân tộc Kinh bình đẳng với các dân tộc thiểu số.
Công bằng nghĩa sơ khai cũng là bằng nhau. Tuy nhiên, khác với bình đẳng chỉ xem xét các yếu tố đơn lẻ. Công bằng xem xét tổng thể các yếu tố. Và cũng rất khó để đánh giá sự bằng nhau của 2 tổng. Ví dụ: Nam nữ vốn không bình đẳng về mặt thể chất, nam giới có thể chất trung bình tốt hơn nữ giới. Vì vậy để CÔNG BẰNG, nữ giới được ưu tiên một số vấn đề xã hội (nghĩa vụ quân sự).
Nói cách khác, công bằng là đem một yếu tố mới bù trừ cho yếu tố cũ để tạo ra những tổ hợp tương đương nhau về mặt nào đó. Công bằng thường không tự nhiên, mà phụ thuộc vào ý thức của con người (nếu có công bằng tự nhiên thì nó cũng phải phụ thuộc vào ý thức siêu hình như: ông Trời, Chúa,...).
NÓI NGẮN GỌN:
BÌNH ĐẲNG LÀ BẰNG NHAU
CÔNG BẰNG LÀ LÀM CHO BẰNG NHAU
Nguyễn Hữu Hoài
Bình đẳng nghĩa sơ khai tức là ngang hàng, đồng đẳng, bằng nhau. Trong thực tế việc đánh giá và nhận định tính bình đẳng giữa các yếu tố là rất khó. Do đó, có những nhập nhằng và nhầm lẫn nhất định khi nói về sự bình đẳng.
Nói thẳng ra, bình đẳng là bằng nhau một cách tự nhiên mà không cần phải đòi hỏi sự bình đẳng. Ví dụ: dân tộc Kinh bình đẳng với các dân tộc thiểu số.
Công bằng nghĩa sơ khai cũng là bằng nhau. Tuy nhiên, khác với bình đẳng chỉ xem xét các yếu tố đơn lẻ. Công bằng xem xét tổng thể các yếu tố. Và cũng rất khó để đánh giá sự bằng nhau của 2 tổng. Ví dụ: Nam nữ vốn không bình đẳng về mặt thể chất, nam giới có thể chất trung bình tốt hơn nữ giới. Vì vậy để CÔNG BẰNG, nữ giới được ưu tiên một số vấn đề xã hội (nghĩa vụ quân sự).
Nói cách khác, công bằng là đem một yếu tố mới bù trừ cho yếu tố cũ để tạo ra những tổ hợp tương đương nhau về mặt nào đó. Công bằng thường không tự nhiên, mà phụ thuộc vào ý thức của con người (nếu có công bằng tự nhiên thì nó cũng phải phụ thuộc vào ý thức siêu hình như: ông Trời, Chúa,...).
NÓI NGẮN GỌN:
BÌNH ĐẲNG LÀ BẰNG NHAU
CÔNG BẰNG LÀ LÀM CHO BẰNG NHAU