Bình đẳng giới theo nghĩa cá nhân của bạn?

  1. Xã hội

Từ khóa: 

xã hội

Mình thấy vấn đề bình đẳng giới rất gần gũi với cuộc sống hàng ngày chứ không cần phải cao siêu gì đâu.Ví dụ nhé : 

1/ Phụ nữ lúc nào cũng mặc định phải làm việc nhà rồi chăm con, nhưng cánh đàn ông không hiểu rằng phụ nữ cũng phải đi làm kiếm tiền, cũng chịu áp lực công việc như họ, vậy ai mới là người vất vả hơn ? 

2/ nhiều nhà cứ mong sinh con trai để mai này có đứa thờ cúng, nhưng họ không nghĩ rằng nếu đứa con trai đó hư hỏng thì bố mẹ sống còn khổ hơn chết, vì vậy con gì cũng được, miễn là có hiếu.

3/ trong sự nghiệp phụ nữ thiệt thòi rất nhiều, nếu đàn ông phải trải qua 2 lần sinh đẻ, nghỉ việc 2 năm, chưa kể phải hi sinh công việc mong muốn chỉ để có thời gian chăm sóc con cái thì tôi tin không anh nào thăng tiến nổi.

vì vậy không phải phụ nữ họ kém cỏi, mà vì họ phải đánh đổi quá nhiều nếu muốn theo đuổi sự nghiệp.

Ngày nay nhiều phụ nữ tự chủ họ chọn cách không kết hôn hoặc không sinh con, giống tình trạng bên các nước dân số già như nhật bản hay hàn quốc.



Trả lời
Mình thấy vấn đề bình đẳng giới rất gần gũi với cuộc sống hàng ngày chứ không cần phải cao siêu gì đâu.Ví dụ nhé : 

1/ Phụ nữ lúc nào cũng mặc định phải làm việc nhà rồi chăm con, nhưng cánh đàn ông không hiểu rằng phụ nữ cũng phải đi làm kiếm tiền, cũng chịu áp lực công việc như họ, vậy ai mới là người vất vả hơn ? 

2/ nhiều nhà cứ mong sinh con trai để mai này có đứa thờ cúng, nhưng họ không nghĩ rằng nếu đứa con trai đó hư hỏng thì bố mẹ sống còn khổ hơn chết, vì vậy con gì cũng được, miễn là có hiếu.

3/ trong sự nghiệp phụ nữ thiệt thòi rất nhiều, nếu đàn ông phải trải qua 2 lần sinh đẻ, nghỉ việc 2 năm, chưa kể phải hi sinh công việc mong muốn chỉ để có thời gian chăm sóc con cái thì tôi tin không anh nào thăng tiến nổi.

vì vậy không phải phụ nữ họ kém cỏi, mà vì họ phải đánh đổi quá nhiều nếu muốn theo đuổi sự nghiệp.

Ngày nay nhiều phụ nữ tự chủ họ chọn cách không kết hôn hoặc không sinh con, giống tình trạng bên các nước dân số già như nhật bản hay hàn quốc.



Bản thân mình thì nghĩ nữ và nam ko nhất thiết phải có cái gọi bình đẳng, mỗi giới có mỗi đặc điểm riêng để từ đó có những hành động (nói chung) phù hợp. Nếu bình đẳng, đồng nghĩa với việc nam thế nào thì nữ cũng như thế ấy. Vậy thì những việc nặng nhọc, gánh vác, nam thế nào nữ cũng thế ấy thì quá thiệt thòi cho nữ giới rồi (tất nhiên, nữ lực sỹ cũng có nhưng chỉ là thiểu số).

Vì vậy, đối với mình thì mình thường theo kiểu Nam Nữ bình quyền. Ai cũng có quyền như nhau về mọi vấn đề của bản thân cũng như tiếng nói với xã hội, ko phân biệt giới tính. Đó là cái mình nghĩ đến khi bàn về vấn đề bình đẳng giới.

Chứ cứ kêu gọi bình đẳng giới, nam nữ như nhau. Đã như nhau mà lúc nào cũng đòi Lady first, nghe hài hước lắm. Câu Ưu tiên phụ nữ, người già và trẻ nhỏ nên dùng để chỉ sự ưu ái của nam giới phải hướng đến chứ ko phải là 1 sự đòi hỏi cho bình đẳng giới.

Mình nghĩ là bình quyền hơn là bình đẳng, và bình quyền trong cơ hội làm việc.

Là được làm những gì mình muốn không bị áp đặt là "phụ nữ thì ko được/nên làm điều abc xyz" là đủ rồi. Tôn trọng nhau bằng cách đừng áp đặt những thứ mình cho là "hay ho" lên người khác là được.

Không cần đòi hỏi quyền lợi là phụ nữ phải được thế này thế kia, là phụ nữ phải cần được ưu tiên thế này thế kia. Chỉ cần cho mình được là mình miễn nó ko làm tổn hại đến ai là được.

53AE33AD-66A0-4479-9390-CB8E35A7C6D7

Mới thấy trên mạng 🤣

Bình đẳng giới nghĩa là nam nữ trân trọng tôn trọng nhau không nhất thiết theo quy định kiểu anh đánh võ được/ tôi cũng đánh võ hoặc đi về cách hiểu anh làm chủ gia đình/ tôi nội trợ