Biểu hiện của chữ “Tín” trong thời phong kiến ở Nhật Bản

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Chữ “tín” xuất hiện ở Nhật Bản ngay từ thời phong kiến, được biểu hiện qua nhiều tầng lớp, nhiều mặt của đời sống xã hội với các biểu hiện như biết giữ lời hứa, làm tròn trách nhiệm, đúng hẹn,… Để làm rõ hơn về tầm quan trọng của nó trong thời phong kiến Nhật Bản, ta sẽ xét biểu hiện cụ thể và nổi bật nhất là việc trọng tín của một trong những tầng lớp xã hội tiêu biểu của thời phong kiến đó là Võ sĩ đạo. Ở Nhật Bản, ngay từ khi hình thành, tầng lớp Võ sĩ đạo đã rất chú trọng chữ “tín” theo tinh thần Nho giáo. Họ thấu được nỗi khổ của việc tranh giành nồi da nấu thịt trong chiến tranh, nhận thức được rằng muốn thắng được thiên hạ thì nội bộ phải đoàn kết, mà muốn có đoàn kết thì phải có lòng tin. Chính vì vậy, họ luôn luôn coi trọng và đề cao chữ “tín”. Các minh chứng tiêu biểu như:  Trong quan hệ chủ - tớ, bề trên – bề dưới : Ví dụ tiêu biểu thứ nhất, võ tướng Asakura Toshikage (1428 -1481) cho rằng, “ Người trên trọng kẻ dưới thì thuộc cấp khác kính sợ người trên; mình tôn trọng cơ nghiệp và sinh mệnh đồng liêu thì không ai là không tìm đến cầu thân với mình”. (Theo Ishida Kazuyoshi, Nhật Bản tư tưởng sử, Tập 1&2, Nxb Kim văn Sài Gòn – 1972, tr.485). Điều đó tức là với tư cách là bề trên thì cần phải tin tưởng kẻ dưới mình, tôn trọng họ thì khác sẽ được họ kính nể và tin tưởng lại. Hay như trong bộ Gia huấn của Võ tướng Hojo Soun (1432-1519) với 21 điều răn dạy ông đặc biệt chú trọng chữ tín: thủ tín với gia đình, thủ tín với gia thần mà đi đến thiên hạ. Ông cho rằng càng ở địa vị người chủ thì càng không nên che đậy, giấu giếm điều gì mà nên tin tưởng, lòng mình có thế nào thì cứ để thiên hạ biết như thế, sự thực thế nào thì cứ để nó trần trụi như vậy.  Ngoài ra, chữ “tín” chi phối mạnh mẽ đời sống thậm chí ngay trong mối quan hệ thù địch. Chuyện kể rằng có một võ tướng lừng danh Uesugi Kenshin (1530-1578) có việc phải lên chầu Mạc phủ ở kinh đô, sợ kẻ cựu thù là Takeda Shingen (1521 – 1573) nhân cơ hội đó mà đánh úp, liền sai sứ giả đến nói rõ sự thực với Takeda và thuyết phục ông này đồng ý không xuất quân trong lúc mình vắng nhà thì mới dám lên đường về kinh. Sau khi Takeda đã đồng ý với thỏa thuận đó, Uesugi rất yên tâm và lên đường về kinh hoàn thành công việc của mình và quả thực ở nhà ông thì không xảy ra biến cố gì cả. (Theo Ishida Kazuyoshi, Nhật Bản tư tưởng sử, Tập 1&2, Nxb Kim văn Sài Gòn – 1972, tr.485). Như vậy,ngay từ thời phong kiến, chữ “Tín” đã được võ sĩ đạo Nhật Bản nói riêng và nhân dân Nhật Bản nói chung đề cao, coi như một trong những yếu tố hàng đầu quyết định nhân phẩm, đạo đức của con người.
Trả lời
Chữ “tín” xuất hiện ở Nhật Bản ngay từ thời phong kiến, được biểu hiện qua nhiều tầng lớp, nhiều mặt của đời sống xã hội với các biểu hiện như biết giữ lời hứa, làm tròn trách nhiệm, đúng hẹn,… Để làm rõ hơn về tầm quan trọng của nó trong thời phong kiến Nhật Bản, ta sẽ xét biểu hiện cụ thể và nổi bật nhất là việc trọng tín của một trong những tầng lớp xã hội tiêu biểu của thời phong kiến đó là Võ sĩ đạo. Ở Nhật Bản, ngay từ khi hình thành, tầng lớp Võ sĩ đạo đã rất chú trọng chữ “tín” theo tinh thần Nho giáo. Họ thấu được nỗi khổ của việc tranh giành nồi da nấu thịt trong chiến tranh, nhận thức được rằng muốn thắng được thiên hạ thì nội bộ phải đoàn kết, mà muốn có đoàn kết thì phải có lòng tin. Chính vì vậy, họ luôn luôn coi trọng và đề cao chữ “tín”. Các minh chứng tiêu biểu như:  Trong quan hệ chủ - tớ, bề trên – bề dưới : Ví dụ tiêu biểu thứ nhất, võ tướng Asakura Toshikage (1428 -1481) cho rằng, “ Người trên trọng kẻ dưới thì thuộc cấp khác kính sợ người trên; mình tôn trọng cơ nghiệp và sinh mệnh đồng liêu thì không ai là không tìm đến cầu thân với mình”. (Theo Ishida Kazuyoshi, Nhật Bản tư tưởng sử, Tập 1&2, Nxb Kim văn Sài Gòn – 1972, tr.485). Điều đó tức là với tư cách là bề trên thì cần phải tin tưởng kẻ dưới mình, tôn trọng họ thì khác sẽ được họ kính nể và tin tưởng lại. Hay như trong bộ Gia huấn của Võ tướng Hojo Soun (1432-1519) với 21 điều răn dạy ông đặc biệt chú trọng chữ tín: thủ tín với gia đình, thủ tín với gia thần mà đi đến thiên hạ. Ông cho rằng càng ở địa vị người chủ thì càng không nên che đậy, giấu giếm điều gì mà nên tin tưởng, lòng mình có thế nào thì cứ để thiên hạ biết như thế, sự thực thế nào thì cứ để nó trần trụi như vậy.  Ngoài ra, chữ “tín” chi phối mạnh mẽ đời sống thậm chí ngay trong mối quan hệ thù địch. Chuyện kể rằng có một võ tướng lừng danh Uesugi Kenshin (1530-1578) có việc phải lên chầu Mạc phủ ở kinh đô, sợ kẻ cựu thù là Takeda Shingen (1521 – 1573) nhân cơ hội đó mà đánh úp, liền sai sứ giả đến nói rõ sự thực với Takeda và thuyết phục ông này đồng ý không xuất quân trong lúc mình vắng nhà thì mới dám lên đường về kinh. Sau khi Takeda đã đồng ý với thỏa thuận đó, Uesugi rất yên tâm và lên đường về kinh hoàn thành công việc của mình và quả thực ở nhà ông thì không xảy ra biến cố gì cả. (Theo Ishida Kazuyoshi, Nhật Bản tư tưởng sử, Tập 1&2, Nxb Kim văn Sài Gòn – 1972, tr.485). Như vậy,ngay từ thời phong kiến, chữ “Tín” đã được võ sĩ đạo Nhật Bản nói riêng và nhân dân Nhật Bản nói chung đề cao, coi như một trong những yếu tố hàng đầu quyết định nhân phẩm, đạo đức của con người.