Biểu hiện cá nhân có phải chỉ là một cách để xoa dịu cái tôi của người nghệ sĩ?
[Ghi chú về một chiếc video trong một sự kiện được The Factory tổ chức hai năm trước. Mình tóm theo cách hiểu của mình. Khuyến khích dòm qua link full video bên dưới.]
Nhân vật phỏng vấn:
- Họa sĩ Đỗ Hoàng Tường (DHT).
- Dominic, nhà sáng lập Dogma Prize
- Nhà làm phim Trương Minh Quý (TMQ)
Dẫn chương trình: Giám tuyển Lê Thiên Bảo.
1. Khái niệm:
Biểu hiện cá nhân: biểu hiện cá tính, cảm xúc, ý tưởng cá nhân đặc biệt thông qua âm nhạc hay diễn xuất. Một hành động từ thói quen cá nhân để truyền đạt, phơi bày trí tuệ cảm xúc. Trong sáng tạo nghệ thuật, hành động này thường nhằm thỏa mãn bản thân người nghệ sĩ.
Cái tôi: Nhận thức, quan điểm của chúng ta về chính bản thân mình, đặc biệt là cảm giác về tầm quan trọng và khả năng của mình.
2. Diễn giải
DHT: Biểu hiện cá nhân đc tác động trong mối tương quan với bối cảnh xã hội, được tác động bởi ngoại cảnh. Nghệ thuật không chỉ phục vụ cho con người mà còn cho cả những người xung quanh.
Dominic: Tôi ko phải là 1 nghệ sĩ nhưng tôi suy nghĩ rất nhiều về biểu hiện cá nhân và điều này rất quan trọng với con người vì nó là một phần của việc tồn tại. Từ khi con người hình thành, họ đã sớm biết thể hiện mình ra trước các chủ thể khác, hay thậm chí diễn giải những khái niệm về thần thánh. Điều này thôi thúc con người tìm hiểu về cuộc sống của mình. Tôi tin chúng ta không thể nhìn mọi việc xung quanh mà không đồng thời soi chiếu với chính mình.
TMQ: Với vai trò của người làm phim, tính biểu hiện cá nhân là 1 việc rất riêng tư và hình thành từ nội tâm. Nó có thể thuộc về ý định chủ đích của bản thân hay thực sự thuộc về thế giới riêng tư của họ. Khi ra tác phẩm sau cùng, nó lại là sự biểu hiện một cách khác nhau.
Tại sao DHT cho rằng nghệ thuật phục vụ con người khi anh lại đang biểu hiện qua những tác phẩm của mình bằng những hình ảnh rất riêng tư như vậy?
DHT: Bằng việc giải quyết một vấn đề của cá nhân, đôi khi nó cũng giải quyết vấn đề của con người, chính là phản ánh vấn đề của xã hội đương đại. Trong việc người nghệ sĩ biểu lộ con người, nó cũng chính là biểu hiện một tập con người nào đó. Con người được sinh ra, giáo dục, đào tạo chung nhưng trong tiềm thức của ta sẽ có những nhận thức mỗi người lại khác nhau và vì thế nó làm cho sự thú vị của con người.
Quý thể hiện chân dung tự họa qua phim nhưng trên bối cảnh mở với nhân vật là mình và người thân. Vai trò của những tác động xung quanh đó với anh như thế nào?
TMQ: Phim của Quý mang tính chân dung tự họa, ko phải là về chân dung tự họa. Quý làm phim đầu tiên (2013) hoàn toàn không trong chủ đích rằng Quý phải tham gia vào phim. Việc mình xuất hiện trong phim như chính mình hay gia đình xuất hiện như chính họ khiến Quý nhận ra làm phim không phải tự thể hiện chính mình mà thông qua việc làm phim, mình mới phát hiện ra mình là người như thế
Thông qua đó, đây là một sự kết nối giữa con người, không gian, xã hội trong mối tương quan với những câu chuyện cá nhân. Đây là những bước đi trong mỗi việc làm phim để người làm phim vừa mang tính kết nối để tạo nên những thứ phức hợp hơn, vừa mang tính tước bỏ đi. Để những bộ phim sau này lại trở nên rất trần trụi. Nó giống như là cần một quá trình với sự dũng cảm nhất định để người đạo diễn phơi bày chính mình ra.
Dominic: Có hai lý do chính khiến nghệ thuật tự thân nó trở nên thú vị:
Hành trình khám phá bản thân của người nghệ sĩ trong tất cả lĩnh vực từ âm nhạc, văn học, nghệ thuật đều là 1 chuyến hải trình cần thiết với người nghệ sĩ cũng như khá thú vị cho người xem.
Có 1 dạng vô thức vũ trụ/vô thức phổ quát (universal sub-consciousness) liên kết mọi người, khi người nghệ sĩ bắt đầu khám phá bản thân mình, họ lấy nền tảng với cái tiềm thức sẵn có và để nó dẫn dắt họ hiểu hay nhìn thấy chính mình.
DHT: Quá trình làm việc của người họa sĩ có thể khởi động bằng lý trí nhưng lại có sự vô thức dẫn dắt họ trong công việc sáng tác nghệ thuật. Cái vô thức này lại chính là cái khi đã hình thành nên tác phẩm khiến người xem thích thú. Đôi khi người nghệ sĩ dựa vào nhận thức cá nhân để từ đó phát triển tác phẩm.
Phần vô thức có phải là cái tôi không và nó đóng vai trò như thế nào trong cái biểu hiện cá nhân của nghệ sĩ?
TMQ: Khi nói về cái tôi, ta đòi hỏi 1 cái khá cụ thể, nhưng khi 1 trải nghiệm cá nhân mang tính chất nội tâm, cái làm nên cái tôi không phải là cái tôi. Khi làm phim, Quý được mở ra nhiều khả năng khác, đến những môi trường khác và trở thành 1 người khác trong một điều kiện không-thời gian nào đó. Một khi mình đã trở thành một người mình chưa nghĩ đến bao giờ mình sẽ không thể quay trở về con người cũ được nữa.
DHT: Phần vô thức có thể là điều may mắn của người nghệ sĩ. Vì trong thời gian sáng tác, nó chính là những gì trong sáng nhất được khai thác từ chính tiềm thức sẵn có của người nghệ sĩ mà ko bị hoàn cảnh xung quanh tác động.
Nếu như người nghệ sĩ chỉ vin vào phần vô thức hay cảm xúc, thì tác phẩm của họ có KHẢ NĂNG phản ánh xã hội hay thời kỳ họ đang sống hay không?
DHT: Cơn vô thức là biểu hiện của cá nhân. Nhưng tiềm thức của cá nhân lại hình thành từ xã hội, do đó nó không tách rời cá nhân này.
TMQ: Ví như một bộ phim của Quý, với lý do làm phim cực kỳ riêng tư nhưng một người không biết về Quý sẽ nói phim đầy màu sắc chính trị. Không phải là việc Quý muốn đưa chính trị vào nhưng thực tế những ý tưởng và chủ đề này xuất phát từ những cuộc nói chuyện rất riêng tư. Bề mặt của bộ phim có thể phản ánh xã hội nhưng lý do làm phim lại cực kỳ riêng tư mà đôi khi chỉ người tác giả mới thấy được nó.
Trong bối cảnh ở Việt Nam, với một nhà sưu tập, một tác phẩm chỉ nhìn thấy cảm xúc nghệ sĩ có phải là một tác phẩm thú vị?
Dominic: Trong cuộc sống không gì khách quan hoàn toàn mà chỉ là sự chủ quan ở nhiều góc độ khác nhau. Mình không thể nhìn gì đấy mà ko bị ảnh hưởng bởi quan điểm bản thân về cái đấy và ngược lại cũng ko thể nhìn cái gì để nó ảnh hưởng lên cái tôi của mình.
Chân dung tự họa với tôi không thể là hình ảnh của con người tách biệt mà là hình ảnh của một con người trong bối cảnh nhất định cả vô thức lẫn có nhận thức.
Việc phơi bày cái tôi ra công chúng với người nghệ sĩ có cần phải đưa ra những sự diễn giải cho ý niệm cá nhân này?
TMQ: Cái làm nên sự thú vị trong một bộ phim là việc vừa muốn nói và vừa muốn giấu đi. Khi khán giả nhận ra một cái gì khiến họ vừa hiểu hơn không chỉ về bộ phim và là một điều gì ẩn sâu trong bộ phim. Với Quý, cái biểu hiện cá nhân của Quý nằm ở ranh giới như thế.
3. Phần này high thế :)))
Hỏi:
- Điều gì thuộc về biểu hiện cá nhân khiến cho nó trở thành biểu hiện cá nhân?
- Biểu hiện cá nhân có thể là biểu hiện của cá nhân đơn thuần không?
- Vô thức phổ quát/Vô thức vũ trụ chính xác là gì (Universal sub-consciousness)?
- Liệu mình có thể thực sự tách biệt với xã hội hay định nghĩa bản thân mà ko thông qua các phương tiện khác?
Trả lời:
(Hự tới đây mình không biết viết thế nào, đề nghị dòm video vì phần Q&A này thực sự thực sự thú dị. Nghe xong thấy high vl luôn.)
TMQ: Có sự logic trong 3 câu hỏi chính ở đây và từ đó ta có thể nói rằng: Cái làm cho biểu hiện cá nhân như là biểu hiện cá nhân là sự biểu hiện của một cá nhân, từ một cá nhân nhưng mà không chỉ về cá nhân đó mà còn về cái không là cá nhân.
Hỏi:
Câu hỏi không phải là cái LÀM CHO biểu hiện cá nhân là biểu hiện cá nhân. Mà là cái gì THUỘC VỀ biểu hiện cá nhân khiến cho nó trở thành biểu hiện cá nhân?
DHT: cuộc làm nghệ thuật luôn luôn thất bại để người nghệ sĩ diễn giải vấn đề biểu hiện cá nhân, vì thế nghệ thuật còn mãi. Bản thân từng nghệ sĩ thất bại sau tác phẩm của họ. Vì thể nghệ thuật luôn thất bại để mà giải quyết vấn đề đó. Vì thế nghệ thuật luôn cần giải quyết vấn đề đó.
Hỏi:
Khi tính riêng tư và tính cá nhân được thể hiện thông qua những hình ảnh cụ thể, nó còn là sự riêng tư và cá nhân của người nghệ sĩ hay không?
TMQ: Cái hay của việc làm phim là sự chuyển hóa từ cái riêng tư đến cái công cộng. Những câu chuyện, hình ảnh được thể hiện chung chính là cái làm cho phim ảnh hay. Nó là sự mất mát mà người làm phim phải chấp nhận 1 điều là nó ko còn là sự riêng tư nữa mà người làm phim phải chấp nhận. Người xem phim khi xem phim như đc đưa vào thế giới nội tâm của người làm phim, đôi khi nó là một sự chiếm dụng nhưng có thể việc phơi bày này lại là một điều hay. Như vậy nó có thể được gọi là sự riêng tư chung. Như nhà vệ sinh công cộng vậy á :))
4. (Tạm) kết:
Lê Thiên Bảo: Biểu hiện cá nhân là 1 quá trình tiếp diễn, người nghệ sĩ liên tục thất bại, điều này nuôi dưỡng sự tiếp diễn của dòng chảy nghệ thuật. Chính biểu hiện cá nhân của người nghệ sĩ, 1 cách vô tình hay có ý thức đều đóng góp phản ánh xã hội và giai đoạn lịch sử mà chúng ta đang sống qua việc họ tìm hiểu mình và thất bại.
Link: