"Biết người biết ta trăm trận trăm thắng" vậy làm thế nào biết người, làm thế nào biết ta?

  1. Lịch sử

  2. Sách

Từ khóa: 

binh pháp

,

chiến lược

,

lịch sử

,

sách

💛 Thích môn này mà chưa học. Mong thí chủ chỉ giáo!

..... " Biết người biết ta trăm trận trăm thắng". Theo riêng tớ,nó chỉ mang tính tương đối như câu " không phải ai đọc sách cũng thành công nhưng thử hỏi ai thành công mà chưa từng đọc sách".

Theo binh pháp cổ, giữa những cuộc giao chiến có những yếu tố chủ lực sau sẽ chi phối thắng bại:

Tướng tài..

Quy mô, binh lính

Vũ khí

Chiến lược , mưu kế....

Thời đó để thăm dò nội tình địch vô cùng khó bởi thế mới sinh ra câu "Biết người biêt ta trăm trân trăm thắng". Với mục đích nhắc nhở các tướng lĩnh trong việc dụng binh khiển tướng.

Biết ngưòi : là biết cái tầm của họ ví như số tướng,số binh. Quy mô , chiến lược, chiến thuật ,mưu kế của địch

Biết ta: là biết cái tầm của mình trước cái tầm của định để đưa ra được những giả định trước khi đại chiến nổ ra . Từ đó kịp thời đưa ra được những phương hướng chiến lược chống lại được âm mưu của địch.

Nói vậy nhưng ngưòi tài khăp nơi , không dễ gì mà có thể thông thuộc mọi việc. Nếu xưa nước Thục có Gia Cát Lượng là khổng minh tái thế chẳng phải nước Ngụy cũng có Tư Mã Ý hay sao?

Áp dụng câu nói trên vào thời hiện đại. Một người , một chủ thể kinh tế , một đất nước luôn biết đánh giá đối thủ trước mọi trận chiến chưa chắc đã thành công,nhưng nếu không áp dụng phương pháp đó thì chắc chắn thất bại.

💙 Và làm thế nào để biết được thì nó còn tùy vào chiến lược của mỗi người

Trả lời

💛 Thích môn này mà chưa học. Mong thí chủ chỉ giáo!

..... " Biết người biết ta trăm trận trăm thắng". Theo riêng tớ,nó chỉ mang tính tương đối như câu " không phải ai đọc sách cũng thành công nhưng thử hỏi ai thành công mà chưa từng đọc sách".

Theo binh pháp cổ, giữa những cuộc giao chiến có những yếu tố chủ lực sau sẽ chi phối thắng bại:

Tướng tài..

Quy mô, binh lính

Vũ khí

Chiến lược , mưu kế....

Thời đó để thăm dò nội tình địch vô cùng khó bởi thế mới sinh ra câu "Biết người biêt ta trăm trân trăm thắng". Với mục đích nhắc nhở các tướng lĩnh trong việc dụng binh khiển tướng.

Biết ngưòi : là biết cái tầm của họ ví như số tướng,số binh. Quy mô , chiến lược, chiến thuật ,mưu kế của địch

Biết ta: là biết cái tầm của mình trước cái tầm của định để đưa ra được những giả định trước khi đại chiến nổ ra . Từ đó kịp thời đưa ra được những phương hướng chiến lược chống lại được âm mưu của địch.

Nói vậy nhưng ngưòi tài khăp nơi , không dễ gì mà có thể thông thuộc mọi việc. Nếu xưa nước Thục có Gia Cát Lượng là khổng minh tái thế chẳng phải nước Ngụy cũng có Tư Mã Ý hay sao?

Áp dụng câu nói trên vào thời hiện đại. Một người , một chủ thể kinh tế , một đất nước luôn biết đánh giá đối thủ trước mọi trận chiến chưa chắc đã thành công,nhưng nếu không áp dụng phương pháp đó thì chắc chắn thất bại.

💙 Và làm thế nào để biết được thì nó còn tùy vào chiến lược của mỗi người

Làm thế nào biết ta:

  • Xem lại mình: ở cá nhân thì là thói quen, hành vi, cử chỉ, lời nói, cảm xúc, những vấn đề đang gặp phải và cách xử lý, ghi nhật ký và xem mình là một người ngoài để xem xét mỗi ngày. Là tổ chức thì nắm rõ cấu trúc, nguồn lực, nhân sự, ưu khuyết điểm, tổng hợp các báo cáo và phân tích đều đặn.
  • Lấy người mà soi ta: quan sát bạn bè, đồng hành, đối thủ để tìm ra điểm cần cải thiện, nhược điểm cần phòng thủ. Nhờ người/thuê người tư vấn để có góc nhìn bên ngoài.
  • Lấy "chuẩn" mà xét mình: lấy một chuẩn mà mình muốn hướng tới, ví dụ đạo quân tử, phật tử, người cộng sản gương mẫu, công dân quốc tế, công ty thành công, quân đội thiện chiến... và xem mình còn thiếu sót gì, đã thay đổi gì tiến tới đạt "chuẩn" được nhiu %
  • Lấy "thời thế" mà xét: thời cuộc luôn thay đổi, so với tình hình hiện tại và biến đổi trong tương lai thì mình đã chuẩn bị được những gì, những gì cần làm để giữ tính thích nghi của bản thân.

Làm thế nào để biết người: 

  • Thu thập các thông tin công cộng: lời đồn, google, các profile public, các báo cáo công cộng...
  • Dùng gián điệp để kiếm các thông tin bí ẩn hơn
  • Thử: đưa một tác nhân kích thích xem họ phản ứng ra sao
  • Phân tích:
    • Tự brainstorm
    • Tạo một nhóm phân tích

Mới nghĩ ra một ít, mọi người có ý gì hay ghi thêm với 

Chắc là như Arminius người Cherusci. Biết người La Mã, được giáo dục bởi người La Mã, nói tiếng Latinh, dẫn quân La Mã được. Như thế, Arminius hẳn là "biết người", và rành hết binh thư chiến lược của người La Mã để mà dễ dàng lừa và dập họ. Arminius cũng "biết ta", biết chính nguồn gốc mình, ngôn ngữ dân tộc, có thể lãnh đạo chính dân mình. Anh ta biết vị trí địa lý của đất Germania, biết dân mình có lợi ở địa trận nào.