Bí ý tưởng nên làm gì?
Hít thở không khí
Có thể do căng thẳng não bạn không thể hoạt động được và cảm thấy bí bách. Lúc này bạn nên cho mình khoảng không thoải mái để hít thở, lấy lại cân bằng. Khi não nap đủ oxi và tinh thần thoải mái hơn hãy bắt đầu suy nghĩ và tìm kiếm ý tưởng lạị. Cách này còn có thể giúp bạn tìm được nguồn cảm hứng nhờ những chuyển động đa dạng của thế giới bên ngoài. Khi bạn bắt gặp một điều gì đó thú vị và suy ngẫm, liên tưởng về nó biết đâu đây có thể là lúc ý tưởng ập đến.
Khảo sát thực tế
Bạn đang làm ngành gì? Lĩnh vực nào? Hãy đi tìm những đối tượng liên quan, có thể trên không gian mạng hay ngoài xã hội thực để lắng nghe họ đánh giá, phản hồi về những gì bạn đang làm, sản phẩm, ngành nghề của bạn. Đặc biệt hãy chú ý xem họ mong muốn thay đổi hay cải thiện gì, đó chính là cốt lõi bạn cần nắm bắt để từ đó có những ý tưởng tuyệt vời. Dù làm gì thì sản phẩm sáng tạo của bạn đều hướng đến cộng đồng vì thế hãy bắt đầu từ cộng đồng nhé.
Tìm kiếm trợ giúp từ những người có chuyên môn
Nếu cảm thấy quá bế tắc hãy tìm đến đồng nghiệp và leader để xin ý kiến. Có thể sẽ không có một ý tưởng rõ ràng nào được đưa ra tuy nhiên nó sẽ gợi mở giúp bạn đến gần hơn với nó.
Tắm
Có vẻ không liên quan nhưng đối với bản thân tôi phương pháp này khá hữu ích. Tôi thích suy nghĩ lúc tắm và thường lúc này ý tưởng sẽ đột ngột bật ra và tôi sẽ hăng say triển khai với bản kế hoạch trong đầu. Dòng nước, ánh sáng, không gian, mùi hương,... tất cả như hòa quyện đủ để kích thích trí óc cùng tinh thần thoải mái bắt đầu làm việc.
Ghi chép nhanh
Cuối cùng sau mỗi lần áp dụng các phương pháp trên bạn hãy dành ngay 15 phút để ghi lại tất cả những gì mình nghĩ hay liên tưởng được. Có một người thầy từng nói 15 phút đầu tiên rất quan trọng vì đó là quãng tốt nhất để con người tạo ra ý tưởng. Vì thế hãy cố gắng liệt kê thật nhiều thứ, có thể không là ý tưởng hoàn chỉnh nhưng sau ghi lắp ghép, xem xét và sửa đổi thì ý tưởng “hoàn hảo” sẽ xuất hiện.
Ảnh: Nguồn Google
Tạ Minh Hoàng