Bí thư lớp là 1 người "đáng ghét" thì sao?

  1. Giáo dục

Xin chào mn ạ, em hiện đang là HS lớp 11. Tại lớp của em có 1 bạn Bí thư rất "đáng ghét". Bạn thường xuyên xem thường mệnh lệnh của lớp trưởng (vd: khi LT nhắc nhở im lặng bạn sẽ cố tình ns chn to hơn/hát). Bạn xúc phạm, nói xấu rất nhiều người và chính tai em nghe thấy, bạn nói 1 số bạn là "đ*", ưỡn ẹo, thấy ghét, bạn phán xét từng lời ăn tiếng nói kể cả quần áo xe cộ dáng đi của các bạn khác. Bạn ấy sd ĐT để search đáp án ngay trog tiết. Bạn ấy ko hề giỏi, bạn ko hợp tác khi teamwork. Bạn ấy ko ngại sử dụng những từ ngữ xúc phạm vs thầy cô (như eo cái cô nớ ăn mang chi mà quê, xấu ruk mà cx đi; bạn ch*i thầy QP là "vong bộ đội", thường xuyên liếc xéo, giơ ngón giữa với thầy cô khi thầy cô nhắc nhở bạn). Bạn còn rất tự ái, 5 lần 7 lượt đòi bỏ chức Bí thư vì ko được bầu làm Đoàn viên ưu tú của lớp. Em thấy bạn rất đáng ghét, bạn ko bt suy nghĩ trước khi nói. Khi lớp được điểm cao, bạn sẽ vênh mặt lên và bảo "nhờ ai, nhờ ai mà lớp được đứng thứ hạng ni". Và lớp 10 đã từng bị achi nói trên cfs của trường nhưng bạn chưa từng tiếp thu. Cô CN của em rất thích bạn, cô bênh bạn Bí thư này, cô nghĩ rằng bạn trẻ tuổi non dạ nên suy nghĩ chưa chín chắn thôi. 
 Thật sự lớp em+ lớp trưởng rất muốn ngăn cản hành vi lạm dụng quyền lực tự cao tự đắc này của bạn. Nhưng chúng em sợ ko thành công, vì ko có chứng cứ gì chứng minh bạn làm ko tốt nhiệm vụ Bí thư của mình cả (em nghĩ kp do bạn lãnh đạo tốt, mà lớp em các bạn đều năng động hết nên tham gia HĐ của trường rất nhiều. Em rất muốn nói là vai trò của Bt chỉ dừng lại ở hướng dẫn, truyền đạt lại cho lớp về công tác đoàn, BT phải là 1 ng trách nhiệm và có mindset rõ ràng). Tụi e đang tính nói vs gvien CN đổi BT hoặc nhờ PH lên tiếng. Nhưng lại sợ bản thân có đang làm quá ko ạ :(
Từ khóa: 

giáo dục

Đầu tiên, bạn bí thư này không phải là một người xứng đáng để mọi người ngưỡng mộ. Nhưng xét cho cùng thì những mô tả về bạn này vẫn còn nặng về cảm xúc cá nhân. Dám cá là em và bạn lớp trưởng cũng phần nào muốn được hả dạ vì thói đáng ghét của bạn bí thư đó. Biểu hiện ở chỗ tiêu đề kết luận bạn bí thư "đáng ghét" và 2 lần nhắc đến từ đáng ghét ở đoạn trên. Càng ghét ai đó thì mình lại càng nhìn thấy những khuyết điểm của họ. "Yêu nhau yêu cả đường đi, ghét nhau ghét cả tông chi họ hàng". 

Tất nhiên thành viên trong lớp có quyền bày tỏ ý kiến cá nhân. Nhưng cũng tuỳ nội quy tập thể, ví dụ bí thư là do cô giáo chủ nhiệm chỉ định hay do tập thể lớp bầu ra. Mỗi người cũng cần tôn trọng nội quy đó, chỉ phản đối khi nó đi ngược lại nội quy. Hoặc phải đề xuất thay đổi nội quy, tăng thêm quyền tự quyết cho các thành viên.

Ở góc nhìn nặng nề cảm xúc cá nhân của em thì cũng không thể đưa ra một kết luận hay một nhận định gì. Tuy em còn nhỏ, khó mà nhận thức được đầy đủ về việc kiềm chế cảm xúc cá nhân để ít ra bản thân mình được thoải mái. Nhưng mà "ghét" là một cảm xúc tiêu cực và em nên kiểm soát nó. Như em nói, em có thể kể ra bằng ấy chuyện đáng ghét của bạn. Thế nhưng lại không thể chứng minh bạn không làm tốt nhiệm vụ. Em thử nghĩ xem, em muốn đổi bạn khác làm bí thư bởi vì ghét bạn đó hay vì bạn đó không làm tốt nhiệm vụ? Nói cho đáng, nhận xét của em thì hơi nặng nề, còn cô giáo thì hơi nhẹ nhàng. Cộng lại chia đôi thì cũng không đến nỗi nào. 

Vấn đề lớn nhất của em là hãy giảm cái sự ghét đó, xoá bỏ luôn thì càng tốt. Hoặc ít ra đừng để cái sự ghét đó tham gia vào các quyết định tập thể. Tất nhiên có thể phê bình hành vi của bạn đó em nhé. Nhưng nhớ là phê bình hành vi thôi, không công kích hay thể hiện cái sự ghét của mình ra. Khó đấy.

Trả lời

Đầu tiên, bạn bí thư này không phải là một người xứng đáng để mọi người ngưỡng mộ. Nhưng xét cho cùng thì những mô tả về bạn này vẫn còn nặng về cảm xúc cá nhân. Dám cá là em và bạn lớp trưởng cũng phần nào muốn được hả dạ vì thói đáng ghét của bạn bí thư đó. Biểu hiện ở chỗ tiêu đề kết luận bạn bí thư "đáng ghét" và 2 lần nhắc đến từ đáng ghét ở đoạn trên. Càng ghét ai đó thì mình lại càng nhìn thấy những khuyết điểm của họ. "Yêu nhau yêu cả đường đi, ghét nhau ghét cả tông chi họ hàng". 

Tất nhiên thành viên trong lớp có quyền bày tỏ ý kiến cá nhân. Nhưng cũng tuỳ nội quy tập thể, ví dụ bí thư là do cô giáo chủ nhiệm chỉ định hay do tập thể lớp bầu ra. Mỗi người cũng cần tôn trọng nội quy đó, chỉ phản đối khi nó đi ngược lại nội quy. Hoặc phải đề xuất thay đổi nội quy, tăng thêm quyền tự quyết cho các thành viên.

Ở góc nhìn nặng nề cảm xúc cá nhân của em thì cũng không thể đưa ra một kết luận hay một nhận định gì. Tuy em còn nhỏ, khó mà nhận thức được đầy đủ về việc kiềm chế cảm xúc cá nhân để ít ra bản thân mình được thoải mái. Nhưng mà "ghét" là một cảm xúc tiêu cực và em nên kiểm soát nó. Như em nói, em có thể kể ra bằng ấy chuyện đáng ghét của bạn. Thế nhưng lại không thể chứng minh bạn không làm tốt nhiệm vụ. Em thử nghĩ xem, em muốn đổi bạn khác làm bí thư bởi vì ghét bạn đó hay vì bạn đó không làm tốt nhiệm vụ? Nói cho đáng, nhận xét của em thì hơi nặng nề, còn cô giáo thì hơi nhẹ nhàng. Cộng lại chia đôi thì cũng không đến nỗi nào. 

Vấn đề lớn nhất của em là hãy giảm cái sự ghét đó, xoá bỏ luôn thì càng tốt. Hoặc ít ra đừng để cái sự ghét đó tham gia vào các quyết định tập thể. Tất nhiên có thể phê bình hành vi của bạn đó em nhé. Nhưng nhớ là phê bình hành vi thôi, không công kích hay thể hiện cái sự ghét của mình ra. Khó đấy.

Bọn em báo cô giáo vậy là đúng và đủ rồi. Còn lại cũng không nên làm gì nhiều nữa đâu. Ai cũng "phán xét" người khác cả. Kể cả em cũng đang phán xét bạn đó thôi. Nhìn chung chín bỏ làm 10. Mà 1,2 thì mình nâng thành 3,4. Nhìn mọi thứ vui vẻ tích cực 1 chút, tuy nó có thể ko đúng nhưng vẫn hay hơn là dèm pha. Người khắt khe quá đáng 10 lại cho 9, đáng 5 lại chấm 4 thì nhìn đâu cũng thấy tiêu cực, mệt mỏi. Vậy đó.

Ghét 1 người, thấy 1 người có vấn đề không phải là vấn đề, nhưng thấy ai cũng xấu, cũng tệ thì chính mình sẽ là người có vấn đề.

Chào em, anh nghĩ nếu nguyện vọng thay đổi này không phải bắt nguồn từ cảm xúc cá nhân, mà vì lợi ích chung của tập thể thì em hoàn toàn có thể thảo luận với các bạn trong lớp để làm đơn xin bầu lại Ban cán sự lớp (tổ chức bầu lại, có bỏ phiếu và kiểm phiếu đàng hoàng) gửi giáo viên chủ nhiệm, em nhé.