Bị ''sốc phản vệ'' là bị gì?
Mình được biết là những ai hay ăn các món ăn làm từ côn trùng, điển hình là ăn đuông dừa, nếu ăn trúng những con đuông có dính độc thì sẽ bị dị ứng, da mặt tím tái, nổi mẩn khắp người, v.v...họ gọi đây là triệu chứng của việc bị ''sốc phản vệ''.
Vậy thì ''sốc phản vệ'' nghĩa là bệnh gì? Triệu chứng/biểu hiện của nó thế nào, ngoài những điều mình đã liệt kê trên? Làm sao để nhận biết món ăn nào sẽ gây ra sốc phản vệ? (vì theo mình biết thì đuông dừa rất sạch, những bệnh phát sinh do ăn đuông dừa thực chất đến từ những tác nhân khác chứ không phải bản thân con đuông)
sốc phản vệ
,đuông dừa
,côn trùng
,sức khoẻ
Theo Trang thông tin sức khỏe:
Sốc phản vệ là một loại phản ứng dị ứng nguy hiểm, có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh nếu không được xử lý, cấp cứu sớm và đúng cách. Sốc phản vệ có thể xảy ra trong vòng vài giây hoặc vài phút sau khi tiếp xúc với dị nguyên.
Thực tế đã có nhiều trường hợp bị "sốc phản vệ" do thức ăn.
Vậy Vì sao sốc phản vệ do thức ăn? Câu hỏi này đã được các bác sỹ trả lời:
Các bác sỹ cho biết, sốc phản vệ do dị ứng với thực phẩm là tai biến dị ứng nghiêm trọng nhất, dễ gây tử vong nhất, không chỉ gặp ở trẻ nhỏ mà cũng xảy ra với người lớn nếu không được chẩn đoán và xử lý kịp thời. Có rất nhiều loại thực phẩm có thể gây dị ứng như: cua, mực, tôm, ghẹ, các loại cá, khoai tây, đậu nành… Đối tượng có nguy cơ cao dễ bị dị ứng với hải sản là trẻ em, người cao tuổi, người mắc một trong một số bệnh dị ứng như: bệnh hen suyễn, chàm, phát ban đỏ dị ứng, viêm mũi xoang dị ứng, viêm da cơ địa hoặc trong gia đình có nhiều người có cơ địa dị ứng.
Theo các bác sỹ, những bệnh nhân trước đó đã từng bị dị ứng sau khi ăn thức ăn cơ thể nổi mẩn ngứa, phát ban cần ngay lập tức đến bệnh viện để được theo dõi và điều trị kịp thời. Các bác sỹ khuyến cáo, những bệnh nhân có cơ địa mẫn cảm hoặc có tiền sử dị ứng cần thay đổi thói quen ăn uống, cẩn trọng hơn trong việc sử dụng thực phẩm.
PGS-TS Nguyễn Văn Đoàn, nguyên Giám đốc Trung tâm Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng, Bệnh viện (BV) Bạch Mai cho biết, dị ứng thực phẩm biểu hiện ở nhiều mức độ khác nhau sau khi ăn. Đầu tiên là các biểu hiện đường tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn….
Tiếp đó là các biểu hiện ngoài da như đỏ da, mẩn ngứa, nổi mề đay (chiếm tới hơn 70% trong các nghiên cứu của bác sĩ). Trường hợp nặng, mề đay có kèm theo khó thở, đau bụng, buồn nôn, đi ngoài phân lỏng, đau đầu, chóng mặt…
Người bệnh có thể có các triệu chứng hô hấp như hắt hơi, ngạt, chảy nước mũi, khó thở kiểu hen, co thắt thanh quản. Đặc biệt là sốc phản vệ khi có trụy tim mạch với các triệu chứng sốc như da tái lạnh, mạch nhanh nhỏ, nổi vân tím, tụt huyết áp… Đối với dị ứng thức ăn thì tình trạng sốc phản vệ là bệnh cảnh lâm sàng nghiêm trọng nhất, dễ dẫn đến tử vong.
Sốc phản vệ thường có thể xảy ra sau khi ăn từ vài giây, vài phút, muộn hơn có thể kéo dài tới vài giờ sau khi ăn, do các dị nguyên hấp thu chậm nhưng thường gặp nhất là trong 1 giờ đầu sau khi ăn.
Hy vọng câu trả lời này góp thêm kiến thức cho mọi người!
Hue Nguyen
Theo Trang thông tin sức khỏe:
Sốc phản vệ là một loại phản ứng dị ứng nguy hiểm, có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh nếu không được xử lý, cấp cứu sớm và đúng cách. Sốc phản vệ có thể xảy ra trong vòng vài giây hoặc vài phút sau khi tiếp xúc với dị nguyên.
Thực tế đã có nhiều trường hợp bị "sốc phản vệ" do thức ăn.
Vậy Vì sao sốc phản vệ do thức ăn? Câu hỏi này đã được các bác sỹ trả lời:
Các bác sỹ cho biết, sốc phản vệ do dị ứng với thực phẩm là tai biến dị ứng nghiêm trọng nhất, dễ gây tử vong nhất, không chỉ gặp ở trẻ nhỏ mà cũng xảy ra với người lớn nếu không được chẩn đoán và xử lý kịp thời. Có rất nhiều loại thực phẩm có thể gây dị ứng như: cua, mực, tôm, ghẹ, các loại cá, khoai tây, đậu nành… Đối tượng có nguy cơ cao dễ bị dị ứng với hải sản là trẻ em, người cao tuổi, người mắc một trong một số bệnh dị ứng như: bệnh hen suyễn, chàm, phát ban đỏ dị ứng, viêm mũi xoang dị ứng, viêm da cơ địa hoặc trong gia đình có nhiều người có cơ địa dị ứng.
Theo các bác sỹ, những bệnh nhân trước đó đã từng bị dị ứng sau khi ăn thức ăn cơ thể nổi mẩn ngứa, phát ban cần ngay lập tức đến bệnh viện để được theo dõi và điều trị kịp thời. Các bác sỹ khuyến cáo, những bệnh nhân có cơ địa mẫn cảm hoặc có tiền sử dị ứng cần thay đổi thói quen ăn uống, cẩn trọng hơn trong việc sử dụng thực phẩm.
PGS-TS Nguyễn Văn Đoàn, nguyên Giám đốc Trung tâm Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng, Bệnh viện (BV) Bạch Mai cho biết, dị ứng thực phẩm biểu hiện ở nhiều mức độ khác nhau sau khi ăn. Đầu tiên là các biểu hiện đường tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn….
Tiếp đó là các biểu hiện ngoài da như đỏ da, mẩn ngứa, nổi mề đay (chiếm tới hơn 70% trong các nghiên cứu của bác sĩ). Trường hợp nặng, mề đay có kèm theo khó thở, đau bụng, buồn nôn, đi ngoài phân lỏng, đau đầu, chóng mặt…
Người bệnh có thể có các triệu chứng hô hấp như hắt hơi, ngạt, chảy nước mũi, khó thở kiểu hen, co thắt thanh quản. Đặc biệt là sốc phản vệ khi có trụy tim mạch với các triệu chứng sốc như da tái lạnh, mạch nhanh nhỏ, nổi vân tím, tụt huyết áp… Đối với dị ứng thức ăn thì tình trạng sốc phản vệ là bệnh cảnh lâm sàng nghiêm trọng nhất, dễ dẫn đến tử vong.
Sốc phản vệ thường có thể xảy ra sau khi ăn từ vài giây, vài phút, muộn hơn có thể kéo dài tới vài giờ sau khi ăn, do các dị nguyên hấp thu chậm nhưng thường gặp nhất là trong 1 giờ đầu sau khi ăn.
Hy vọng câu trả lời này góp thêm kiến thức cho mọi người!
Bác Nông Dân
Sốc phản vệ là phản ứng cấp tính toàn thể, đây là tình trạng nặng cần được xử trí và cấp cứu kịp thời, nếu không có thể đe dọa đến tính mạng. Những trường hợp cần hỗ trợ hô hấp, tiêm truyền Adrenalin, Glucagon, cần nhập khoa hồi sức cấp cứu
Nguồn:
Xử lý khi bị sốc phản vệ | Vinmec
www.vinmec.com
Ghost Wolf
Nó là phản ứng của cơ thể với các chất lạ ngoại lai xâm nhập vào cơ thể. Khi có chất lạ xâm nhập, hệ thống miễn dịch sẽ sinh ra 1 loạt các chất để chống hay phản vệ lại với chất lạ kia, giống như kiểu khi nhà có trộm thì hệ thống báo động nó kêu ý. Tuy nhiên, đôi khi các chất hóa học được sinh ra gây ra các phản ứng quá mạnh gây ra các hiện tượng sốc gây nguy hiểm đến tính mạng - khó thở do sưng đường hô hấp/ cơ bắp phế quản co thắt; co thắt động mạch vành -> nhồi máu cơ tim, rối loạn nhịp tim, ngưng tim và 1 lô các thứ khác kiểu mẩn đỏ ở da, đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa...
Thường sẽ có 3 nguyên nhân gây sốc phản vệ thuốc/ thức ăn/ nọc độc động vật. Về thuốc thì 1 số loại dị ứng có thể được xác định trước qua xét nghiệm hay người ta gọi là mẫn cảm với thành phần abcxyz gì đó ý. Thức ăn thì thường là xác định qua lịch sử gia đình, hoặc tự nhận biết khi bị 1 vài lần trước đó. Còn lại thì khá là khó xác định vì nó là phản ứng nội sinh, tùy thuộc vào thể trạng cơ thể lúc đó mà sinh ra các chất khác nhau, có lúc bị lúc ko.
Tóm lại, ko muốn sốc chết thì hạn chế nạp các thứ lạ lạ vào cơ thể.
Người ẩn danh
Tự dưng nhắc đến sốc phản vệ lại nhớ đến bài fake news vụ em bé trường Gateway. Kêu là cháu nó bị sốc phản vệ và chết do cô giáo xịt thuốc cầm máu vào mắt khi sơ cứu vết thương ở đầu. Haiz..