Bí quyết rèn luyện tư duy để phát triển sự nghiệp viết lách

  1. Kỹ năng mềm

Tư duy là yếu tố giúp ích rất nhiều cho việc viết. Nếu tư duy rõ ràng, logic thì nội dung cũng sẽ dễ hiểu và không đánh đố người đọc. Ngược lại, nếu bạn đang có tư duy lộn xộn và chưa biết mình muốn truyền tải thông điệp gì thì độc giả cũng sớm nhận ra sự rối rắm ấy thông qua nội dung bạn viết, để rồi “một lần và mãi mãi”, không quay trở lại.

Nhưng thực tế hiện nay, không ít người chỉ chăm chăm vào kỹ năng viết, hay những mẹo kiểu “mì ăn liền” để đốt cháy quá trình mà bỏ qua phần tư duy - thứ góp phần tạo nên nền tảng vững chắc cho người viết. Vậy mỗi chúng ta nên rèn luyện tư duy thế nào để giúp ích cho việc viết lách?

https://cdn.noron.vn/2021/05/05/96401934711676872-1620203634.png

1. Tham gia các hoạt động có tính “thử thách”

Nghe thì có vẻ phức tạp, nhưng yên tâm, thật ra bạn chỉ cần làm bất cứ việc gì mà mình chưa từng làm trước đây là đã có tính “thử thách” rồi.

David McCullough đã có thời gian dài đi làm tại công sở. Ông chưa từng nghĩ mình sẽ viết sách cho đến khi ông muốn đọc một quyển sách thú vị nhất về câu chuyện đáng kinh ngạc đằng sau thảm họa ở Johnstown năm 1889. Vì chưa ai làm điều đó nên ông đã quyết định tự mình viết thành quyển sách trong 3 năm vào mỗi buổi tối, các ngày nghỉ và cuối tuần.

Điều mình muốn nhắn nhủ là bạn hãy bắt đầu “thách thức” bản thân ngay hôm nay bằng cách làm những gì bạn từng muốn nhưng chưa dám. Ví dụ như đã lâu bạn chưa đọc sách thì hãy mua và đọc ngay cho dù đó chỉ là sách dành cho thiếu nhi. Chia sẻ các bài viết trên nhóm hoặc diễn đàn cũng là một điều mình đã làm vì muốn khác đi mình của quá khứ.

2. Hãy viết về chủ đề phức tạp

Một nghiên cứu từ năm 1978 cho thấy những sinh viên được giao làm các bài tập có chủ đề phức tạp sẽ thường phải nghiên cứu sâu và suy nghĩ nghiêm túc. Điều này chứng tỏ mối liên hệ chặt chẽ giữa việc viết và tư duy. Vì vậy, bạn hãy chọn một chủ đề phức tạp, chưa bao giờ đọc qua hoặc tìm hiểu trước đó và viết về nó. Bạn sẽ tự buộc mình phải mở rộng tư duy theo những cách mà bạn chưa từng có.

Ví dụ, sở thích của bạn là ẩm thực, nhưng lần này, bạn chọn chủ đề về sự kết nối. Bạn tự đặt ra những câu hỏi như, làm thế nào để chúng ta kết nối với bản thân và những người khác? Sự kết nối cải thiện đời sống tinh thần của con người thế nào? Bạn càng tập trung vào quá trình tư duy khi viết bằng cách đặt nhiều câu hỏi để phân tích, nghiên cứu, bạn càng cải thiện được khả năng viết.

https://cdn.noron.vn/2021/05/05/96401934711676874-1620203689.jpg

3. Sáng tạo không ngừng

Có nhiều cách sáng tạo, trong đó việc quan sát và liên kết các dữ kiện tưởng chừng không liên quan là cách mình đã sử dụng để tập luyện và có ý tưởng cho những bài viết. Mình thường liên hệ với nghề nghiệp khác, tình huống khi chơi cùng bạn bè, hình ảnh mình bắt gặp trên đường, món ăn, câu nói ngây ngô của trẻ em,… Rồi từ đó kéo các ý tưởng ra khỏi đầu và hiện thực nó bằng những nội dung được xuất bản. Việc sáng tạo không những giúp các cây viết có ý tưởng mà còn cải thiện được tư duy.

4. Đừng chỉ dừng lại ở ý tưởng

Isaac Newton đã có những ý tưởng đầu tiên về lực hấp dẫn khi nhìn thấy một quả táo trong nông trại rơi từ trên cây xuống. Tuy vậy, mọi chuyện không dừng lại ở đó mà ông tiếp tục phân tích, nghiên cứu, chứng minh rất nhiều trước khi chính thức đưa ra lý thuyết về lực hấp dẫn.

Những cây viết khi đã có cả kho ý tưởng nhưng nếu không vận dụng, nghiên cứu và biến nó thành các nội dung để chia sẻ thì vẫn chỉ là con số 0. Điều chúng ta nên làm là đừng sợ sai, đừng sợ bị đánh giá để chia sẻ những ý tưởng và bài viết của mình trên các nền tảng như blog cá nhân, tạp chí, nhóm kín hay tự gửi email cho mình cũng là một gợi ý.

https://cdn.noron.vn/2021/05/05/96401934711676875-1620203719.png

5. Học cách đối diện với sự phản hồi

Với một người viết thì cách hành xử trước những phản hồi sau khi xuất bản nội dung sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sự nghiệp lâu dài. Nếu ngay từ những bài viết đầu tiên không nhận được tương tác hoặc nhận về phản ứng trái chiều mà chúng ta đã sợ hãi, công kích lại hoặc không dám đối mặt thì rất khó để tiếp tục hoặc phát triển lâu dài trong nghề.

Không có bất cứ cây viết nào thích điều này cả bởi trước khi viết một nội dung,  chúng ta đã dồn nhiều tâm huyết và cả sự dũng cảm để “kỳ vọng” là đem đến cho độc giả những thông tin hữu ích nhất. Tuy vậy, mỗi độc giả sẽ có những kinh nghiệm, quan điểm và mục đích khác nhau. Vì thế, việc có các ý kiến trái chiều hoặc thậm chí công kích là điều không thể tránh khỏi ngay cả với những cây viết lâu năm.

Điều chúng ta nên làm là giữ bình tĩnh và không nên phản hồi gay gắt ngay để giải phóng sự tức giận của mình. Lý do là những lời nhận xét nếu có tính xây dựng sẽ rất hữu ích cho những nội dung sau này. Thậm chí, có nhiều ý tưởng hoặc kiến thức mới chúng ta có được sau khi nghe các góp ý chân thành. Khi làm được điều này, bạn sẽ thấy khả năng lắng nghe, học hỏi từ những thất bại sẽ tăng lên rất nhiều. Đây là nền tảng của việc thay đổi tư duy, mở rộng thế giới quan và phát triển sự nghiệp viết thành công.

Bạn còn biết những phương pháp nào để phát triển tư duy không? Chia sẻ cho mình và các độc giả của Noron nhé!

Từ khóa: 

kỹ năng mềm

Theo mình cần thêm một điều nữa là đọc và quan sát nhiều từ thế giới, khi mình đọc và quan sát mới có vốn từ để viết.

Trả lời

Theo mình cần thêm một điều nữa là đọc và quan sát nhiều từ thế giới, khi mình đọc và quan sát mới có vốn từ để viết.