Bí quyết giúp bé dứt điểm sổ mũi không cần dùng thuốc
Trẻ nhỏ hệ miễn dịch kém nên khi thời tiết thay đổi rất dễ bị sổ mũi, nghẹt mũi. Các mẹ không phải lo lắng quá. Chỉ cần xác định đúng nguyên nhân và áp dụng ngay những cách cực đơn giản dưới đây, “kẻ địch sổ mũi” sẽ nhanh chóng “rút lui” mà không cần dùng đến thuốc:
1. Vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý
Nước muối sinh lý rất an toàn, có khả năng làm loãng chất nhờn giúp trẻ dễ chịu hơn. Mẹ nên làm ấm lọ nước muối, nhỏ mũi cho trẻ, sau đó dùng dụng cụ hút mũi để hút chất nhầy ở từng bên mũi.
Cách làm:
- Đặt trẻ nằm ngửa, phần đầu thấp hơn phần chân.
- Nhẹ nhàng nhỏ 1-2 giọt nước muối sinh lý Natri Clorid 0,9% vào mỗi bên mũi của trẻ.
- Sau 1-2 phút, dùng dụng cụ hút mũi hút chất nhầy ở từng bên mũi cho trẻ. Mẹ chú ý cần nhẹ nhẹ nhàng khi đặt đầu ống hút vào mũi trẻ. Nếu dụng cụ hút mũi dạng bóp thì cần bóp mạnh và giữ chặt bóng trước khi đưa đầu hút vào mũi trẻ, sau đó thả bóng ra từ từ.
2. Tắm nước ấm
Đây cũng là một cách trị sổ mũi cho bé mà mẹ không nên bỏ qua. Hơi nước ấm sẽ giúp làm lỏng dịch mũi, giúp bé dễ xì mũi hơn hoặc mẹ cũng dễ vệ sinh mũi bằng dụng cụ hút mũi hơn. Mẹ có thể nhỏ 1-2 giọt tinh dầu tràm hoặc dầu khuynh diệp vào nước tắm cho bé. Ngoài ra, mẹ cũng có thể dùng tinh dầu tràm hoặc dầu khuynh diệp massage đều dưới lòng bàn chân, đặc biệt là ở vị trí huyệt dũng tuyền (chỗ lõm nhất dưới lòng bàn chân) cho trẻ.
3. Bổ sung chất lỏng
Một trong những biện phápchữa sổ mũi cho bé đơn giản và hiệu quả nhất là bổ sung thêm chất lỏng. Nếu trẻ đã cai sữa, mẹ có thể cho trẻ uống thêm nhiều nước lọc, nước trái cây, sữa, súp, cháo… Ngoài ra, khi không biết trẻ bị hắt hơi, sổ mũi uống thuốc gì thì bố mẹ có thể tìm hiểu một số loại siro trị sổ mũi, nghẹt mũi cho bé. Hãy tìm hiểu thông tin và nhờ bác sĩ tư vấn để chọn ra loại phù hợp nhất với tình trạng bệnh của bé.
Một số lưu ý trong phòng ngừa và điều trị sổ mũi cho trẻ nhỏ
- Lưu ý khi điều trị bằng thuốc kháng sinh: Khi thấy trẻ có triệu chứng sổ mũi, khò khè khó thở, nhiều mẹ ngay lập tức “tự ý” sử dụng kháng sinh tuy nhiên biện pháp này không tốt cho trẻ. Vì nếu bệnh do virus gây ra thì việc sử dụng thuốc kháng sinh là hoàn toàn vô ích. Hơn nữa, các bác sĩ nhi khoa, bác sĩ chuyên khoa tai – mũi – họng cũng đã cảnh báo nếu dùng kháng sinh để chữa bệnh cho trẻ quá sớm cũng có thể gây nên một số tác dụng phụ, đặc biệt là dễ dẫn đến tình trạng nhờn thuốc, giảm đề kháng tự nhiên của trẻ.
- Tránh nhỏ mũi cho trẻ bằng các thuốc có dầu và các loại thuốc làm co mạch máu.
- Nếu nước mũi chảy ra có màu vàng, cho thấy trẻ đã bị nhiễm khuẩn. Nếu trẻ sổ mũi kèm theo sốt, thì ngoài vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý, cần cho trẻ dùng thuốc hạ sốt, thuốc kháng sinh theo liều lượng chỉ định của bác sĩ.
- Để tránh các bệnh viêm mũi họng ở trẻ, ngoài việc giữ ấm cơ thể, nhất là vùng họng và chân tay, các bậc phụ huynh lưu ý giữ vệ sinh trong phòng của trẻ sạch sẽ, khô thoáng; không cho trẻ tiếp xúc với khói bụi, khói thuốc lá, phấn hoa. Ngoài ra, nên khuyến khích trẻ vận động hàng ngày để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
Một số triệu chứng bất thường của trẻ khi bị sổ mũi hắt hơi mà bố mẹ cần lưu ý là:
- Thân nhiệt cao hơn 38 độ C.
- Bé bị đau tai hoặc cảm thấy khó chịu.
- Mắt đỏ và tiết dịch mắt màu vàng/xanh.
- Khó thở.
- Ho kéo dài.
- Nước mũi dày có màu xanh lá trong nhiều ngày.
- Trẻ khóc bất thường hoặc kéo dài không nín.
Đặc biệt, khi có những biểu hiện sau cần đưa trẻ đi bệnh viện nhanh chóng:
- Trẻ bỏ ăn, bỏ bú.
- Ho nhiều gây nôn hoặc thay đổi sắc tố da.
- Ho có đờm.
- Trẻ khó thở hay tím tái vùng môi và các đầu ngón tay.
sổ mũi
,trẻ em
,sức khoẻ nhi khoa
,mẹ và bé
mình có một câu hỏi: em bé nhà mình 7 tháng tuổi khi ngủ bị nóng và đổ mồ hôi lưng rất nhiều. nếu xối quạt thẳng vào người thì chỉ 2-3 ngày là sẽ bị mũi họng, nhưng nếu không xối quạt thì đổ mồ hôi lưng, dễ gây cảm lạnh. có cách nào để khi bé ngủ không bị ra mồ hôi lưng nhiều không? cảm ơn bạn.
p/s: tất cả các cách bạn chỉ ở bên trên mình đều thực hiện rồi nhưng đêm nằm bị lạnh do đổ mồ hôi và nhiễm siêu vi nên bé vẫn cứ bị mũi họng thôi, mình đã có đứa con thứ hai nên mình hiểu cách làm, đứa thứ nhất thì khi chưa đầy 1 tuổi cố gắng duy mấy tháng mới bị một lần. cũng đã thử nhiều loại thực phẩm bổ sung để tăng sức đề kháng cho bé, nhưng có vẻ đều không hiệu quả bằng việc cho bé ra ngoài trời tắm nắng nhiều để tăng đề kháng.
Vũ Ngọc
mình có một câu hỏi: em bé nhà mình 7 tháng tuổi khi ngủ bị nóng và đổ mồ hôi lưng rất nhiều. nếu xối quạt thẳng vào người thì chỉ 2-3 ngày là sẽ bị mũi họng, nhưng nếu không xối quạt thì đổ mồ hôi lưng, dễ gây cảm lạnh. có cách nào để khi bé ngủ không bị ra mồ hôi lưng nhiều không? cảm ơn bạn.
p/s: tất cả các cách bạn chỉ ở bên trên mình đều thực hiện rồi nhưng đêm nằm bị lạnh do đổ mồ hôi và nhiễm siêu vi nên bé vẫn cứ bị mũi họng thôi, mình đã có đứa con thứ hai nên mình hiểu cách làm, đứa thứ nhất thì khi chưa đầy 1 tuổi cố gắng duy mấy tháng mới bị một lần. cũng đã thử nhiều loại thực phẩm bổ sung để tăng sức đề kháng cho bé, nhưng có vẻ đều không hiệu quả bằng việc cho bé ra ngoài trời tắm nắng nhiều để tăng đề kháng.