Bi kịch ngoại tình

  1. Sức khoẻ

BI KỊCH GIA ĐÌNH

Sư nói chuyện với một người cư sĩ nam hiền lành phúc hậu. Vợ anh dan díu với đồng nghiệp và dính bầu, về khai thật. Anh không biết tính sao, lên hỏi ý kiến sư. Sư bảo:

Trước hết anh đừng phiền não giận hờn căm thù tức giận. Mình là đệ tử Phật nên phải giữ tâm bình thản. Ai sai thì sai, mình không sai theo.

Thứ hai, trên cơ sở tâm không phiền giận đó, ta nhẹ nhàng xử lý mọi việc êm thắm. Nếu người vợ muốn li dị theo người kia hẳn thì ta vui vẻ li dị. Nếu họ không thể li dị vì lý do gì đó, muốn ở lại, thì ta xác định xem như bạn, không còn bị ràng buộc tình nghĩa vợ chồng nữa. Nhưng vẫn cư xử tế nhị bình thường.

Thứ ba, đứa bé sinh ra, nếu bên kia xin nhận về nuôi thì ta vui vẻ giao trả. Còn nếu họ không nói gì đến, thì ta làm khai sinh giùm cho bé có giấy tờ có cha mẹ đầy đủ. Trẻ con vô tội mà. Ta cũng sẽ thương yêu bé như con mình để bé không bị tổn thương thiệt thòi.

Sư nói nếu anh ấy làm được như vậy là có đức lớn sau này dễ tu.

Ngoại tình là bị kịch gia đình làm tan vỡ biết bao nhiêu tổ ấm. Thời đại này việc đó lại tăng cao. Di chứng của ngoại tình nặng nề, đè lên tâm trí của người trong cuộc, gây tổn thương cho tâm hồn các con, làm xuất hiện hận thù đau khổ, làm ảnh hưởng đến sự ổn định phát triển của xã hội.

Mỗi người cố gắng tu tập để kềm chế lòng mình, tránh bị sự cám dỗ của người khác, tránh cho phép cơ hội thân mật gần gũi với người khác, tránh trả lời tin nhắn chat chít trên mạng, giữ chặt lời hẹn ước ban đầu của hôn nhân.

Nhất quyết giữ gìn tình yêu hôn nhân đang có, không chấp nhận một tình cảm nào khác dù đối tượng kia mở ra cơ hội hy vọng tốt đẹp gì cũng vậy.

Nhất quyết giữ gìn tình yêu hôn nhân bền chặt dù trong lúc vắng mặt hay không liên lạc được, không để cho xa mặt cách lòng, không để cho kẻ khác lợi dụng kẻ hở xa cách mà chen vào.

Người cư sĩ phải tập đạo đức chung thủy trước khi bước sang giai đoạn diệt hết ái dục để tu hành giải thoát như người xuất gia.

Tinh xá kỳ viên

RỬA MẶT, TẮM RỬA KHÔNG NÊN SỬ DỤNG NHIỀU NƯỚC, ĐÂY LÀ TÍCH PHƯỚC !

Chúng ta rửa mặt, bao gồm tắm rửa cũng không thể sử dụng nhiều nước, đây là tích phước. Một người không thể không có phước báo, có phước báo, thì bạn tu hành mới thuận lợi, không có phước báo, thì bạn tu hành gặp chướng ngại trùng trùng. Cho nên phước báo của chúng ta đều nên dùng giúp đỡ cho đường tu của chúng ta, chính mình càng tích phước, càng tiết kiệm càng tốt. Hiện nay chúng ta cũng biết tài nguyên nước rất thiếu thốn, khí hậu toàn cầu đang nóng lên, nguồn nước ngọt càng ngày càng khan hiếm, tương lai sẽ càng ngày càng ít đi. Nên có lần các nhà khoa học đã nói một câu, thực sự làm chấn động mọi người, nói là : tương lai những giọt nước cuối cùng của trái đất là giọt nước mắt của con người. Tại sao vậy? Tất cả khô cạn rồi, chỉ có nước mắt của bạn là nước thôi. Nên bạn thấy được như vậy thì cần phải quý tiếc nước, chúng ta tắm rửa không thể sử dụng nhiều nước.

Như trong đạo tràng tu học, vì đông người nên điều kiện không bằng ở nhà của các bạn, tôi nghe nói có một đồng tu trong số những bạn nhỏ, là con trai của Bộ trưởng, có thể đời sống ở nhà đều rất là sung túc, đầy đủ, đến tại đây rất khó thích nghi. Nhưng đã đến đây rồi, thì bạn phải nỗ lực để theo tiêu chuẩn của người tu, nếu không thì bạn cần chi đến đây? Bạn muốn thoải mái hơn, thì bạn về nhà, cần chi đến nơi này? Chúng ta đây còn có hạn chế số lượng, bạn nhường vị trí cho người khác thì tốt. Bạn đã đến thì phải tu hành, tức là lấy khổ làm thầy, bỏ đi những tập khí không tốt của mình, tập khí ham muốn hưởng thụ, không tích phước, lãng phí, đem chúng tiêu trừ đi, như vậy liền đạt hiệu quả. Thật sự cổ Đại đức, các Ngài tắm rửa, mỗi ngày dùng hạn định là 8 ly nước, rửa mặt, đánh răng, tắm rửa, tổng tất cả không quá lượng nước đó. Giặt y phục cũng dùng nước đó, nước tắm xong thì dùng giặt quần áo, đó là tiếc nước.

Ngoài tiết kiệm nước ra, những thứ khác cũng đều tiết kiệm, vì vật phẩm của thường trụ có được không dễ dàng, dựa vào tín chúng cúng dường,nếu bạn lãng phí quá mức, thì sao bạn đủ khả năng chịu được? Cổ Đại đức nói: “tam tâm chưa thành, giọt nước khó tiêu”, tam tâm đó là tâm quá khứ, tâm hiện tại, tâm tương lai; chưa thành tức là bạn không có khai ngộ, thì uống nước đều khó tiêu hóa, vì sao vậy? Bởi vì tương lai bạn phải trả nợ “đời này không liễu đạo, mang lông đội sừng trả”. Người tu đạo có tâm cảnh giác cao như vậy, thì không thể thành công ư? Cho nên nơi nơi đều tích phước, thì đó là tu hành, như điện, vật dụng, thức ăn của thường trụ, chúng ta đều không được lãng phí. Như chúng ta ăn, mỗi ngày thọ trai xong, đem tất cả thức ăn trong bát ăn sạch hết, không thể để lại hạt cơm, cơm đổ trên bàn, thậm chí trên đất, đều phải lượm lên ăn hết. Những đồng tu hành đường của chúng ta rất vất vả, lúc đem cơm, thức ăn cho người, không cẩn thận làm rơi ít xuống đất, thì họ liền lượm lên để ăn, điều này rất đáng được tán thán! Đó đều là để tích phước, tiết kiệm, tiết chế để dưỡng đức.

PHÁP SƯ TỊNH KHÔNG

Từ khóa: 

sức khoẻ