Bị chó cắn có cần tiêm vắc xin?

  1. Sức khoẻ

Ngày hôm qua cháu mới bị con chó nhà người ta cắn. Mà cháu lại không biết con chó đã chích ngừa chưa? Vậy cháu có cần đi chích ngừa không? Cháu xin cảm ơn!

Từ khóa: 

sức khoẻ

Chào bạn!

Khi bị chó hoặc súc vật cắn, cần phải xử trí vết thương theo trình tự như sau:

  • Rửa sạch vết cắn nhiều lần với xà bông đặc hoặc các chất tẩy giặt khác, rửa vết thương dưới vòi nước mạnh ít nhất 5 phút, lấy bỏ hết dị vật và mô dập nát.
  • Sát trùng vết thương bằng dung dịch cồn 70% hoặc dung dịch iode. Không khâu kín da hoặc băng quá kín.
  • Dùng kháng sinh phòng ngừa nhiễm trùng vết cắn.
  • Đề phòng uốn ván bằng huyết thanh kháng độc tố (SAT) và vaccin (Tetavax).

Nếu bạn bị chó cắn (không biết là chó dại hay không), nên chủng ngừa sớm trong vòng 2 ngày thì hiệu quả phòng bệnh rất cao, chủng ngừa chậm thì hiệu quả sẽ giảm nhưng vẫn còn hiệu quả, do đó có chủng vẫn còn hơn.

Đối với con chó cắn người, nếu còn sống nên nhốt nó trong 10 ngày và theo dõi, nếu chó vẫn còn khoẻ mạnh thì có thể ngưng các biện pháp điều trị. Nếu chó bị đập chết, nên cắt đầu chó để xét nghiệm xác định bệnh dại.

Trả lời

Chào bạn!

Khi bị chó hoặc súc vật cắn, cần phải xử trí vết thương theo trình tự như sau:

  • Rửa sạch vết cắn nhiều lần với xà bông đặc hoặc các chất tẩy giặt khác, rửa vết thương dưới vòi nước mạnh ít nhất 5 phút, lấy bỏ hết dị vật và mô dập nát.
  • Sát trùng vết thương bằng dung dịch cồn 70% hoặc dung dịch iode. Không khâu kín da hoặc băng quá kín.
  • Dùng kháng sinh phòng ngừa nhiễm trùng vết cắn.
  • Đề phòng uốn ván bằng huyết thanh kháng độc tố (SAT) và vaccin (Tetavax).

Nếu bạn bị chó cắn (không biết là chó dại hay không), nên chủng ngừa sớm trong vòng 2 ngày thì hiệu quả phòng bệnh rất cao, chủng ngừa chậm thì hiệu quả sẽ giảm nhưng vẫn còn hiệu quả, do đó có chủng vẫn còn hơn.

Đối với con chó cắn người, nếu còn sống nên nhốt nó trong 10 ngày và theo dõi, nếu chó vẫn còn khoẻ mạnh thì có thể ngưng các biện pháp điều trị. Nếu chó bị đập chết, nên cắt đầu chó để xét nghiệm xác định bệnh dại.

Chào bạn!

Bạn nên tiêm càng sớm càng tốt, tiêm vắc xin đòi hỏi phải có 1 thời gian thì cơ thể mới hình thành được miễn dịch (bình thường từ 7 đến 14 ngày sau khi tiêm đủ liều lượng, đúng kỹ thuật). Nếu tiêm muộn, có thể virus dại đã vào đến não và phát triển, gây tổn thương cho tế bào thần kinh thì dù có tiêm đủ liều vắc xin cũng vô ích vì cơ thể chưa đủ thời gian tạo ra lượng kháng thể đủ để trung hoà được virus dại.

Chào bạn!

Tùy từng trường hợp cụ thể mới quyết định có nên tiêm phòng hay không. VD trường hợp chó không thể theo dõi hoặc đã chết cần phải tiêm phòng càng sớm càng tốt có thể phải tiêm kết hợp kháng huyết thanh và vắc xin; trường hợp con vật còn sống, theo dõi được có thể không tiêm hoặc hoãn tiêm.

Theo hướng dẫn của WHO có thể phân loại 3 cấp độ:

Cấp độ I: Khi người sờ hay cho súc vật ăn hoặc súc vật liếm trên da khuyến cáo không điều trị nếu con vật có tiền sử đáng tin cậy

Cấp độ II: Khi súc vật gặm vùng da trần, những vết cào sước nhẹ không chảy máu hoặc liếm trên da có vết trầy khuyến cáo nên tiêm vắc xin ngay

Cấp độ III: Khi có 1 hay nhiều vết cắn hay cào xuyên thấu da, niêm mạch bị nhiễm nước dãi của súc vật khuyến cáo nên tiêm kháng huyết thanh và vắc xin phòng dại ngay lập tức