Bếp Hoàng Cầm - Tên gọi và công dụng?
Trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính nói về bộ đội những năm tháng chống Mỹ, Phạm Tiến Duật có viết:"Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trờiChung bát đũa nghĩa là gia đình đấy..."
Tại sao lại có tên gọi là Bếp Hoàng Cầm nhỉ và bếp này tại sao lại được dùng trong thời kháng chiến?
bếp hoàng cầm
,tinh hoa việt nam
,kháng chiến
,bài thơ
,văn hóa
Bếp Hoàng Cầm ra đời từ chiến dịch Hòa Bình (1951-1952) và rất phổ biến trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Đây là một loại bếp dã chiến, có công dụng làm tan loãng khói bếp tỏa ra khi nấu ăn nhằm tránh bị máy bay phát hiện từ trên cao. Bếp mang tên người chế tạo ra nó, một anh nuôi tên là Hoàng Cầm. Ông nguyên là tiểu đội trưởng nuôi quân của Đội trưởng Đội điều trị 8, Sư đoàn 308 Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Bếp có nhiều đường rãnh để thoát khói, nối liền với lò bếp, bên trên rãnh đặt những cành cây và phủ một lớp đất mỏng được tưới nước để giữ độ ẩm. Khói từ trong lò bếp bốc lên qua các đường rãnh chỉ còn là một dải hơi nước tan nhanh khi rời khỏi mặt đất. Do đó, có thể nấu bếp ban ngày, ngay cả khi máy bay trinh sát của đối phương bay trên đầu. Yêu cầu bí mật đã được đề ra như một khẩu hiệu một thời máu lửa: "đi không dấu, nấu không khói, nói không tiếng", đã được thực hiện phần nào với sự hỗ trợ của bếp Hoàng Cầm.
Nguồn:
Lê Thành Đạt
Bếp Hoàng Cầm ra đời từ chiến dịch Hòa Bình (1951-1952) và rất phổ biến trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Đây là một loại bếp dã chiến, có công dụng làm tan loãng khói bếp tỏa ra khi nấu ăn nhằm tránh bị máy bay phát hiện từ trên cao. Bếp mang tên người chế tạo ra nó, một anh nuôi tên là Hoàng Cầm. Ông nguyên là tiểu đội trưởng nuôi quân của Đội trưởng Đội điều trị 8, Sư đoàn 308 Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Bếp có nhiều đường rãnh để thoát khói, nối liền với lò bếp, bên trên rãnh đặt những cành cây và phủ một lớp đất mỏng được tưới nước để giữ độ ẩm. Khói từ trong lò bếp bốc lên qua các đường rãnh chỉ còn là một dải hơi nước tan nhanh khi rời khỏi mặt đất. Do đó, có thể nấu bếp ban ngày, ngay cả khi máy bay trinh sát của đối phương bay trên đầu. Yêu cầu bí mật đã được đề ra như một khẩu hiệu một thời máu lửa: "đi không dấu, nấu không khói, nói không tiếng", đã được thực hiện phần nào với sự hỗ trợ của bếp Hoàng Cầm.
Nguồn:
BẢO TÀNG CHIẾN THẮNG LỊCH SỬ ĐIỆN BIÊN PHỦ
btctlsdienbienphu.svhttdldienbien.gov.vn