Bệnh viện Từ Dũ được đặt theo tên của ai?

  1. Hỏi xoáy Đáp hay

Từ khóa: 

hỏi xoáy đáp hay

Ra đời từ năm 1923, tiền thân BV Phụ sản Từ Dũ ngày nay là một khu chuyên khoa sản trực thuộc Bệnh viện Lalung Bonnaire (nay là BV Chợ Rẫy). Đến năm 1937, thương gia Hui Bon Hoa (chú Hỏa) hiến mảnh đất riêng diện tích 19.123 m2 trên đường Arras cũ (nay là Cống Quỳnh, Q.1, TP. HCM) để xây Bảo sanh viện Đông Dương. Tuy nhiên do chiến tranh đến tháng 9.1943 mới chính thức đi vào hoạt động với khoảng 100 giường bệnh.
Năm 1944, BV đổi tên thành Việt Nam Bảo sanh viện, đến năm 1946 đổi thành Maternité George Béchamps hay "Nhà sanh Chú Hỏa". Bảo sanh viện được mang tên thái hậu triều Nguyễn, bà Từ Dụ vào năm 1948 nhưng người dân cứ quen đọc và viết chệch là Từ Dũ.

Vì những đức tính và công lao của bà như trên nên sau này người miền Nam nhớ ơn chọn tên Từ Dụ để đặt tên cho một bệnh viện phụ sản tại Sài Gòn - Chợ Lớn. Ngày nay vẫn còn giữ nguyên nhưng chữ Từ Dụ trên bảng hiệu ghi là Từ Dũ. Trong khi, theo di chiếu của vua Tự Đức tấn tôn huy hiệu cho Lịnh Bà: Từ (lòng nhân từ, thương yêu), Dụ (rộng rãi). Vậy, Từ Dụ là rộng lòng nhân từ, thương yêu nhưng đa số người miền Nam cứ đọc và viết là Từ Dũ.

Trả lời

Ra đời từ năm 1923, tiền thân BV Phụ sản Từ Dũ ngày nay là một khu chuyên khoa sản trực thuộc Bệnh viện Lalung Bonnaire (nay là BV Chợ Rẫy). Đến năm 1937, thương gia Hui Bon Hoa (chú Hỏa) hiến mảnh đất riêng diện tích 19.123 m2 trên đường Arras cũ (nay là Cống Quỳnh, Q.1, TP. HCM) để xây Bảo sanh viện Đông Dương. Tuy nhiên do chiến tranh đến tháng 9.1943 mới chính thức đi vào hoạt động với khoảng 100 giường bệnh.
Năm 1944, BV đổi tên thành Việt Nam Bảo sanh viện, đến năm 1946 đổi thành Maternité George Béchamps hay "Nhà sanh Chú Hỏa". Bảo sanh viện được mang tên thái hậu triều Nguyễn, bà Từ Dụ vào năm 1948 nhưng người dân cứ quen đọc và viết chệch là Từ Dũ.

Vì những đức tính và công lao của bà như trên nên sau này người miền Nam nhớ ơn chọn tên Từ Dụ để đặt tên cho một bệnh viện phụ sản tại Sài Gòn - Chợ Lớn. Ngày nay vẫn còn giữ nguyên nhưng chữ Từ Dụ trên bảng hiệu ghi là Từ Dũ. Trong khi, theo di chiếu của vua Tự Đức tấn tôn huy hiệu cho Lịnh Bà: Từ (lòng nhân từ, thương yêu), Dụ (rộng rãi). Vậy, Từ Dụ là rộng lòng nhân từ, thương yêu nhưng đa số người miền Nam cứ đọc và viết là Từ Dũ.

-Đó chính là Nghi Thiên Chương Hoàng hậu, thường được biết đến với tôn hiệu là Từ Dụ hoàng thái hậu hay Nghi Thiên Thái hoàng thái hậu hoặc Từ Dụ Bác Huệ Khang Thọ Thái thái hoàng thái hậu. Bà vốn là Quý phi của Hoàng đế Thiệu Trị, mẹ ruột của Hoàng đế Tự Đức

(*Bản dịch cuốn Đại Nam thực lục chính biên viết: “Con thứ hai vua Hiến tổ Nhân Tông hoàng đế… Mẹ là Từ Dụ, Bác huệ Khang thọ Thái hoàng Thái hậu”. Còn sử gia Trần Trọng Kim trong Việt Nam Sử Lược cho rằng: “Ngài thờ Đức Từ Dụ rất có hiếu” nhưng khi viết về vua Thiệu Trị hoặc nói về vua Tự Đức có nhắc đến bà thì lại ghi là Từ Dũ, mà không viết là Từ Dụ.)

-Chắc hẳn bà phải có công lao to lớn nên mới được vinh dự đặt tên cho bệnh viện phụ sản nổi tiếng nhất ngày nay. Mọi người quan tâm đến và muốn tìm hiểu rõ hơn có thể xem qua bài viết của báo thanh niên (vì mình không thể trích hết nội dung bài viết được)

Link bài: