Bệnh nhân tăng huyết áp nên làm gì?
Bệnh nhân bị tăng huyết áp cần đo huyết áp vào những thời điểm nào? Ngoài ra, phòng ngừa bệnh tăng huyết áp như thế nào thì hợp lí?
sức khoẻ
- Nằm yên tại chỗ, nên nằm ở nơi thoáng mát, yên lặng.
- Báo ngay với người thân, liên lạc với cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ
- Không tự ý dùng bất kỳ biện pháp điều trị nào khi không có hướng dẫn của nhân viên y tế (không cạo gió, không dùng các loại thuốc).
Nội dung liên quan
Trần Liệt Oanh
Bác Nông Dân
Nguyễn Hữu Nhân
Để quản lý tăng huyết áp: Nếu chẩn đoán đã rõ bệnh nhân bị tăng huyết áp thì cần đo huyết áp vào những thời điểm khác nhau:
- Vào những khi nhức đầu, bất cứ do nguyên nhân gì (thời tiết, kém ngủ, cáu gắt).
- Trước và ngay sau một công tác khẩn trương hoặc căng thẳng gay go.
- Trước và sau một gắng sức thể lực (leo dốc, buổi đầu của bài thể dục mới).
- Đo dày lần hơn: nếu đang chọn liều lượng thuốc giảm áp cho thích hợp hoặc huyết áp đang có xu hướng lên dần hoặc dao động lớn (quá 30mmHg trong ngày) đáng ngại (về mặt dọa xuất huyết não) hơn trường hợp tăng huyết áp nhưng ổn định. Các cơn dao động huyết áp còn đáng ngại hơn nếu là huyết áp vọt lên ngay sau khi vừa mới tụt xuống thấp.
Tuy nhiên bệnh có thể phòng ngừa bằng điều chỉnh ăn uống. Vì thế, các bệnh nhân tăng huyết áp cần chú ý:
- Không ăn mặn, không hút thuốc, không ăn nhiều chất béo, chất chứa nhiều cholesterol, hạn chế bia rượu, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, không để stress... Nếu chế độ ăn uống và tập luyện không kiểm soát được HA thì cần dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
- Người bị bệnh tiểu đường, gút cần tuân thủ kiểm soát và điều trị bệnh.
Cuối cùng, tăng huyết áp là bệnh mạn tính do vậy cần điều trị lâu dài nếu khống chế được huyết áp dưới mức 140/90mmHg sẽ hạn chế được tai biến tuyệt đối không tự ý bỏ thuốc khi không có chỉ định của thầy thuốc.