Bẻ khớp ngón tay, ngón chân; vặn cột sống cổ, lưng có hại gì không?

  1. Sức khoẻ

Tôi thường có thói quen bẻ khớp ngón tay, ngón chân và vặn cột sống cổ, lưng. Điều này làm tôi cảm thấy thoải mái hơn. Nhưng không biết bẻ như vậy có tác hại hay ảnh hưởng đến khớp, sụn khớp hay không?
Từ khóa: 

sức khoẻ

Ngày trước tôi cũng giống như bạn, cũng hay có thói quen bẻ xương khớp, vặn lưng cho có cảm giác thoải mái tức thời. Nhưng về lâu về dài tôi mới để ý càng ngày mình càng bị đau lưng hơn và xương khớp cũng yếu hơn nhiều, chưa kể còn biết tác hại của nó là thoái hóa, bào mòn và viêm mặt sụn khớp nữa chứ.

Chắc hẳn mỗi khi mệt mỏi, căng thẳng là hầu hết mọi người đều có thói quen thả lỏng các khớp xương như kiểu bẻ khớp ngón tay, ngón chân, vặn cổ, vặn lưng. Các nhà khoa học đã nói rằng việc bẻ các khớp ngón tay tạo ra tiếng kêu răng rắc bởi vì hầu hết khớp xương đều bao gồm các túi nhỏ hoặc khoảng trống chứa dịch khớp. Chất lỏng này có tác dụng bôi trơn và giảm sự va chạm của các đoạn xương khi bạn vận động. Bẻ khớp ngón tay hoặc mọi bộ phận khác trong cơ thể để "giãn gân giãn cốt", làm không gian trống giữa các khớp xương giãn ra, áp suất giảm khiến chất hoạt dịch bị hút vào các khoảng trống gây ra tiếng rắc rắc. Thông thường, phải sau 25-30 phút kể từ khi bẻ các khớp bạn mới có thể bẻ lại được lần nữa. Lý do là bởi, các hạt khí bong bóng này cần một khoảng thời gian nhất định để dịch khớp bôi trơn trở lại trạng thái cũ.

Bẻ khớp tay thường xuyên làm tổn thương các mô nang liên kết xung quanh, làm khớp ngón tay bạn to lên. Hệ lụy kéo theo là sẽ làm giảm sức cầm nắm của bản thân người bẻ khớp. Hoặc việc vặn cổ, vặn lưng cũng làm giảm chức năng của các khớp xương, khó ngoái cổ, sẽ bị mỏi vai gáy, khó khăn trong việc bê đồ, vật nặng, hay thậm chí không bê được luôn.

Vậy nên tôi nghĩ chúng ta nên từ bỏ thói quen này, thay vào đó là việc cử động các khớp qua lại nhẹ nhàng, tập thể dục thường xuyên, điều này vẫn giúp mình gia tăng lưu lượng máu đến mô, cảm thấy dễ chịu mà vẫn tránh được các vi chấn thương, và hạn chế các tổn thương cho khớp.

Trả lời

Ngày trước tôi cũng giống như bạn, cũng hay có thói quen bẻ xương khớp, vặn lưng cho có cảm giác thoải mái tức thời. Nhưng về lâu về dài tôi mới để ý càng ngày mình càng bị đau lưng hơn và xương khớp cũng yếu hơn nhiều, chưa kể còn biết tác hại của nó là thoái hóa, bào mòn và viêm mặt sụn khớp nữa chứ.

Chắc hẳn mỗi khi mệt mỏi, căng thẳng là hầu hết mọi người đều có thói quen thả lỏng các khớp xương như kiểu bẻ khớp ngón tay, ngón chân, vặn cổ, vặn lưng. Các nhà khoa học đã nói rằng việc bẻ các khớp ngón tay tạo ra tiếng kêu răng rắc bởi vì hầu hết khớp xương đều bao gồm các túi nhỏ hoặc khoảng trống chứa dịch khớp. Chất lỏng này có tác dụng bôi trơn và giảm sự va chạm của các đoạn xương khi bạn vận động. Bẻ khớp ngón tay hoặc mọi bộ phận khác trong cơ thể để "giãn gân giãn cốt", làm không gian trống giữa các khớp xương giãn ra, áp suất giảm khiến chất hoạt dịch bị hút vào các khoảng trống gây ra tiếng rắc rắc. Thông thường, phải sau 25-30 phút kể từ khi bẻ các khớp bạn mới có thể bẻ lại được lần nữa. Lý do là bởi, các hạt khí bong bóng này cần một khoảng thời gian nhất định để dịch khớp bôi trơn trở lại trạng thái cũ.

Bẻ khớp tay thường xuyên làm tổn thương các mô nang liên kết xung quanh, làm khớp ngón tay bạn to lên. Hệ lụy kéo theo là sẽ làm giảm sức cầm nắm của bản thân người bẻ khớp. Hoặc việc vặn cổ, vặn lưng cũng làm giảm chức năng của các khớp xương, khó ngoái cổ, sẽ bị mỏi vai gáy, khó khăn trong việc bê đồ, vật nặng, hay thậm chí không bê được luôn.

Vậy nên tôi nghĩ chúng ta nên từ bỏ thói quen này, thay vào đó là việc cử động các khớp qua lại nhẹ nhàng, tập thể dục thường xuyên, điều này vẫn giúp mình gia tăng lưu lượng máu đến mô, cảm thấy dễ chịu mà vẫn tránh được các vi chấn thương, và hạn chế các tổn thương cho khớp.