Bày biện "mâm cao cỗ đầy" khi đến Tết có còn phù hợp trong xã hội hiện đại?
Việc chuẩn bị mâm cỗ ngày Tết thường kỳ công, tiêu tốn rất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc. Đôi khi điều này trở thành nỗi ám ảnh với các gia đình không mấy khá giả.
- Theo các bạn công đoạn chuẩn bị phức tạp như vậy liệu có thật sự cần thiết? Nét văn hóa này nên được gìn giữ hay thay đổi với xã hội hiện đại? Tại sao?
- Bạn nghĩ những thành phần nào trong mâm cỗ cần được giữ lại?
hiểu tết để yêu tết
,tết 2019
,ẩm thực tết
,văn hóa
Trong dịp tết cổ truyền của dân tộc ta đều thấy vui vẻ, không khí nhộn nhịp hẳn lên, đau đau cũng rộn ràng cho năm mới. Việc chuẩn bị mâm cổ ngày tết làm sao thật đầy đủ, trang nghiêm và long trọng là vấn đề đặt ra cho rất nhiều người.
Các công đoạn chuẩn bị cho mâm cỗ ngày tết cổ truyền là cần thiết nét văn hóa này cần được gìn giữ tuy nhiên bên cạnh đó thì cũng cần những thay đổi để nó trở nên phù hợp hơn với bản sắc vùng miền và đặc biệt là mâm cỗ nên phù hợp với điều kiện kinh tế của gia đình tránh phung phí để quá nhiều thức ăn thừa. Có người quá tin rằng việc chuẩn bị mâm cỗ tràn đầy , càng nhiều thì ông bà phù hộ nhiều dẫn đến việc thức ăn bị phung phí quá nhiều trong ngày tết là một thực tế đáng buồn. Chúng ta nên cân bằng trong việc chuẩn bị mâm cỗ. Theo cách nhìn nhận của cá nhân tôi thì việc gìn giữ nét văn hóa này là cần thiết, bên cạnh đó cũng cần thay đổi một vài chi tiết để phù hợp hơn với thời đại ngày nay.
Song còn tùy thuộc vào vùng miền và tùy vào đặc trưng của từng địa phương và chúng ta lựa chọn những món chủ đạo cho ngày tết. Mọi năm vào độ xuân về thì gia đình tôi luôn có bánh chưng, dưa hành, thịt gà luộc, món xào, thịt hầm , đó là những món không thể thiếu. Ngoài ra còn phụ thuộc vào sở thích ăn uống riêng mà cần thêm vào những món khác.
Phan Thị Lệ Thu
Trong dịp tết cổ truyền của dân tộc ta đều thấy vui vẻ, không khí nhộn nhịp hẳn lên, đau đau cũng rộn ràng cho năm mới. Việc chuẩn bị mâm cổ ngày tết làm sao thật đầy đủ, trang nghiêm và long trọng là vấn đề đặt ra cho rất nhiều người.
Các công đoạn chuẩn bị cho mâm cỗ ngày tết cổ truyền là cần thiết nét văn hóa này cần được gìn giữ tuy nhiên bên cạnh đó thì cũng cần những thay đổi để nó trở nên phù hợp hơn với bản sắc vùng miền và đặc biệt là mâm cỗ nên phù hợp với điều kiện kinh tế của gia đình tránh phung phí để quá nhiều thức ăn thừa. Có người quá tin rằng việc chuẩn bị mâm cỗ tràn đầy , càng nhiều thì ông bà phù hộ nhiều dẫn đến việc thức ăn bị phung phí quá nhiều trong ngày tết là một thực tế đáng buồn. Chúng ta nên cân bằng trong việc chuẩn bị mâm cỗ. Theo cách nhìn nhận của cá nhân tôi thì việc gìn giữ nét văn hóa này là cần thiết, bên cạnh đó cũng cần thay đổi một vài chi tiết để phù hợp hơn với thời đại ngày nay.
Song còn tùy thuộc vào vùng miền và tùy vào đặc trưng của từng địa phương và chúng ta lựa chọn những món chủ đạo cho ngày tết. Mọi năm vào độ xuân về thì gia đình tôi luôn có bánh chưng, dưa hành, thịt gà luộc, món xào, thịt hầm , đó là những món không thể thiếu. Ngoài ra còn phụ thuộc vào sở thích ăn uống riêng mà cần thêm vào những món khác.
Nguyễn Quang Vinh
Cũng giống như hỏi đàn ông Scotland giờ vẫn mặc váy trong lễ hội có còn phù hợp ko vậy.
Truyền thống là cái nên giữ, như nấu bánh chưng, bánh tét, trang hoàng nhà cửa... vậy. Nhưng tất nhiên giàu thì mâm cỗ heo (lợn) nguyên con, còn nghèo thì một miếng thịt vậy cũng đủ. Và lấy đó làm phấn đấu để năm mới làm ăn, cải thiện cũng hay. Vậy thôi. Chứ đừng tự ti, mặc cảm mà vay mượn cho bằng chị bằng anh thì ko tốt chút nào.
Còn việc thành phần nào giữ lại thì tùy mỗi vùng miền, nhưng các món chính như bánh chưng, bánh tét, hay hương hoa thì nên có.
Dù sao thì cả năm mới có cái Tết. Mâm cỗ cũng là cúng ông bà, để ko chỉ chủ nhà mà còn cháu con còn tưởng nhớ tới ông bà, tổ tiên. Rước ông bà về thì phải cúng kính đàng hoàng, ko thì đừng rước. Mà nói như tâm linh, có tôn thờ ông bà, ông bà mới vui mà phù hộ năm mới làm ăn phát triển, ko thì mạc rệp cả đời thôi 😂😂
Nguyễn Huỳnh Nhất Bảo
Mình không thích những gì phung phí, dư thừa, từ những hình thức kích cầu, giảm giá, cho đến những yến tiệc linh đình, thừa mứa. Nguyên nhân là vì ngày nay con người đã quá đông và ngày càng đông hơn, cho dù có sản xuất, nuôi trồng thì những gì con người đang tiêu thụ nói cho cùng đều là tài nguyên từ trái đất. Tốc độ tiêu thụ tài nguyên và hủy hoại môi trường đang tăng quá nhanh trong mấy chục năm trở lại đây, và vì vậy cần dừng mọi hành vi lãng phí.
Mâm cỗ làm ít hay nhiều cầu kỳ hay đơn giản là tùy hoàn cảnh và nhu cầu của từng hộ, tuy nhiên làm đủ ăn chứ đừng phung phí là được.
Tống Kim Thanh
Góc nhìn tết của tôi
Tết
Cuối năm là thời khắc làm con người bâng khuâng. Người phương Tây ăn Tết dương lịch, theo quan niệm phương Đông, người Việt Nam ăn Tết Nguyên đán. Những ngày khởi đầu của tháng Giêng sau tháng Chạp là mùa xuân.
Tết đầu tiên mà tôi hình dung là chừng năm ba, bốn tuổi gì đấy, tôi mặc áo mới và vào quê ngoại chơi, mọi người đều dành cho tôi lời ngợi khen về chiếc áo năm mới. Tôi đã thấp thỏm chờ đợi rất lâu để tết sang năm lại mặc áo mới thăm quê ngoại để giành được những lời khen ngợi. Tết đó, tôi diện chiếc áo có họa tiết nhỏ màu đỏ! Dù kinh tế gia đình tôi không khá giả nhưng hầu như năm mới nào tôi cũng có quần áo diện tết, thông lệ đấy tôi giữ tận bây giờ.
Ngày đấy, bánh kẹo là thứ xa xỉ, thường thấy nhất là hàng kem mút vào hè, kẹo kéo đổi bằng sắt vụn và dép rách, kẹo dồi, kẹo vừng, kẹo ông sư hay sang hơn là bánh khảo gói trong giấy ni lon màu đỏ bán ở các cửa hàng tạp hóa. Bánh kẹo do nhà máy sản xuất không phải lúc nào tôi cũng được ăn vì đồng tiền làm ra bấy giờ rất quý và khó. Phổ biến nhất là kẹo hương dừa và bánh quy. Các nhãn hiệu ấy bây giờ vẫn còn sản xuất mặt hàng này. Bố tôi đi dạy học về và nhặt được gói kẹo hương dừa như thế. Tôi rất mừng vì có gói kẹo. Tôi giở ra ăn và phát hiện là đất thó được nặn thành viên kẹo và gói lại y như sản phẩm từ nhà máy đưa ra. Cách đùa tai quái này làm tôi nảy ra ý định trêu lại những đứa trẻ khác. Nếu có kẹo hương dừa tôi bóc ra ăn nhưng cố gắng để lại các nếp gấp sẵn có của giấy gói kẹo rồi tạo hình lại như cũ và đem ra đường thả chơi. Đã có đứa trẻ nhặt kẹo giấy của tôi và mừng hụt. Tôi rất thích nhưng ngẫm nghĩ nếu mình làm vậy hóa ra đánh vào sự đói khát và thèm muốn của con người, tôi đã không chơi trò kẹo giấy bọc không khí nữa. Tết đến mới là dịp tôi được ăn kẹo bánh thỏa thích không những thế còn là những món kẹo và bánh ngon nữa. Nhưng nếu tập trung trong ba ngày tết thì không ăn được nhiều bánh kẹo mà hết tết lại muốn ăn các bánh kẹo này. Thế là, cứ khách đến chơi Tết nhà tôi ra về, tôi lại lấy một nắm kẹo từ đĩa kẹo tiếp khách còn thừa lại khá nhiều và bỏ vào chiếc túi để dành ra Giêng của tôi. Tôi đã được ăn kẹo Tết nhiều hơn và lâu hơn vì thế.
Năm tôi nhỏ, quan niệm tất cả là để dành cho ba ngày Tết vẫn còn. Chỉ đến Tết người ta mới làm các món bánh nếp, chè lam, bánh rán, nấu các món chân giò nhồi thịt, làm nem (chả giò), gói nem chua, nướng cá ao để dành, nấu đông, ninh măng khô…
Chè lam là món bánh được làm nhiều nhất. Nguyên liệu để làm chè lam là bột nếp, lạc rang, mật mía, gừng. Mật mía thì không khó ở quê tôi. Làng tôi và các làng lân cận đều là đất trồng mía, thời nhà Nguyễn, hàng năm, người dân quê tôi lại đem mía “đường trèo”, một giống mía ngon, đặc sản để tiến vua. Bộ nếp sau khi rang lên và nghiền mịn sẽ được trộn vào với nước mật nấu đặc cùng lạc rang và nước gừng. Hỗn hợp sau đó được nặn thành hình tựa như chiếc chống chày giã cua. Mọi người cất giữ bánh bằng cách bao bên ngoài bằng lớp áo bột mỏng, để nguội và cất kín chờ Tết đem ra cắt thành từng miếng nhỏ đãi khách. Tôi đã được ăn chè lam của nhiều gia đình ở quê tôi. Các năm ấy, năm nào mẹ tôi cũng làm chè lam. Chè lam không dẻo quá cũng không quá cứng, bùi và ngon, phảng phất hương gạo, mật, lạc, nước gừng. Tôi vẫn cố gắng để giữ món bánh chè lam. Mật mía không còn sẵn vì bây giờ không ai kéo mật, nấu mật mà bán cây cho nhà máy. Cây mía không còn trồng đại trà ở quê tôi nữa. Tôi mua mật của các bà ngoài chợ thị xã.
Đánh cá ao không còn là tục lệ vào cuối năm để chuẩn bị Tết ở quê tôi nữa. Cuối năm, đánh cá ao, biết Tết đang đến rất gần rồi. Mẹ tôi mua cá từ trước Tết, làm sạch và nướng lên. Thực phẩm bấy giờ không đa dạng, nấu được món ăn ngon không phải dễ. Cá ao được mẹ tôi kẹp bằng thanh luồng tươi nhỏ, nướng khô trên than củi để dành làm món ăn ba ngày Tết. Nem chua cũng là món ăn của ngày Tết. Tết đến mẹ tôi lại gói nem chua. Thịt và bì thái to bản trộn cùng thính gạo rang và gia vị là ớt tươi cùng lá ổi. Nem chua là món ăn không thiếu được trong mâm cỗ ngày Tết của nhiều người dân dải đất bắc miền trung này.
Lì xì niềm háo hức của tuổi nhỏ! Mệnh giá tiền lì xì chỉ từ hai trăm, năm trăm đồng rồi một nghìn đồng, hai nghìn đồng cho tới cao hơn. Tôi luôn kiểm kê món tiền mừng tuổi của mình một cách cẩn thận, đấy là món tiền riêng và tôi có toàn quyền chi tiêu phù hợp.
Mưa xuân trong không gian là mùa xuân về, hạt mưa đậu trên tóc, trên quần, trên áo, nắng xuân la đà trên đồi, trên cánh đồng, con đường. Tết dân tộc trong tôi là manh áo mới, bánh chè lam, cá nướng của mẹ, nem chua, số tiền lì xì… Tết Nguyên đán luôn là nỗi đợi chờ, mong đợi của những người con!
Ghost Wolf
Tùy gia đình, tùy người chứ. Nhà đông người thì làm nhiều, ít người thì làm ít, miễn là làm đủ mọi người ăn, ko thừa mứa lãng phí thực phẩm là được.
Ngoài ra thì còn tùy vào dk kte của từng nhà nữa, nhiều nhà giàu mua gà đông tảo về ăn, giá đắt kinh khủng luôn giá con gà bằng nhà người ta ăn cả tết. Nhà nào ít dk hơn thì mua con gà ta mấy trăm k.
Nam Cung Minh Hồng
Theo cá nhân mình thì mâm cỗ ngày tết phải có còn chuyện có "cao, đầy" hay không tùy thuộc hoàn cảnh kinh tế từng gia đình. Mâm cỗ ngày tết đầu tiên là dâng cúng ông bà, tổ tiên sau là bữa cơm sum họp gia đình.
Mâm cơm thể hiện sự gắn kết các thế hệ lại với nhau trong dịp năm mới còn chuyện xa hoa, tốn kém là do suy nghĩ nếu không đầy đủ ngày tết thì cả năm làm việc khó suôn sẻ.