Bầu cử ở Trung Quốc diễn ra như thế nào?
kiến thức chung
Bầu cử
Công dân Trung Quốc tròn 18 tuổi có quyền bầu cử và ứng cử làm đại biểu đại hội đại biểu nhân dân (Quốc hội và HĐND các cấp) (theo Điều 34 Hiến pháp 1982). Ở Trung Quốc, đại biểu đại hội đại biểu Nhân dân cấp hương (xã) và huyện được nhân dân trực tiếp bầu ra, đại biể́u đại hội đại biểu nhân dân các cấp khác (tỉnh và toàn quốc) được nhân dân bầu cử gián tiếp.
1.1 Bầu cử cấp tỉnh và toàn quốc
Tại Trung Quốc, các ứng cử viên được lựa chọn trên cơ sở các khu vực bầu cử hoặc các đơn vị bầu cử quân đội. Các đảng phái chính trị và các tổ chức quần chúng có thể liên hiệp hoặc riêng lẻ giới thiệu các ứng cử viên. Một nhóm của ít nhất 10 cử tri hoặc đại biểu cũng có thể giới thiệu ứng cử viên. Họ sẽ phải đệ trình Ủy ban bầu cử hoặc Đoàn chủ tịch Quốc hội lý lịch của các ứng cử viên. Số ứng cử viên đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân phải lớn hơn số đại biểu được bầu. Số ứng cử viên mà cử tri bầu trực tiếp sẽ lớn hơn từ 1/3 cho tới 100% số đại biểu được bầu. Các ứng cử viên do cử tri bầu trực tiếp sẽ do các cử tri các khu vực bầu cử khác nhau, các đảng phái chính trị, các tổ chức quần chúng khác nhau chọn lựa. 20 ngày trước ngày bầu cử Ủy ban bầu cử sẽ tập hợp và in ấn danh sách các ứng cử viên để các nhóm cử tri tại các khu vực bầu cử tương ứng cân nhắc lại, bàn bạc, trao đổi và sẽ quyết định theo ý kiến của đa số cử tri, để sau đó danh sách ứng cử viên chính thức sẽ được công bố 5 ngày trước ngày bầu cử. Ủy ban bầu cử hoặc Ban chấp hành Hội đồng nhân dân sẽ giới thiệu vắn tắt trước cử tri hoặc đại biểu về các ứng cử viên. Các đảng phái chính trị, các tổ chức xã hội, cử tri và các đại biểu có các ứng cử viên được chọn có thể giới thiệu vắn tắt về các ứng cử viên này tại các cuộc mít tinh tập thể. Tuy nhiên việc tuyên truyền này phải chấm dứt vào ngày bầu cử.
Theo luật bầu cử, đại biểu Nhân dân toàn quốc do Đại hội đại biểu nhân dân các tỉnh, thành phố, khu tự trị, đặc khu hành chính (34 đơn vị) và Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (01 đơn vị) bầu ra. Trên thực tế, Đảng Cộng sản Trung Quốc giữ quyền kiểm soát thực tế về thành phần đại biểu của Đại hội đại biểu Nhân dân các cấp, khoảng 1/3 số đại biểu của Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc vẫn được chọn thông qua hội nghị chính trị dành cho các đại biểu ngoài đảng. Các ghế này dành cho các chuyên gia kỹ thuật và các đại biểu của các bên liên hiệp nhỏ hơn. Dù các đại biểu này đóng góp chuyên môn và tạo ra sự đa dạng hơn về quan điểm nhưng không có chức năng là một phái đối lập chính trị. Theo Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân của nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, Điều 13 quy định số đại biểu Quốc hội không vượt quá 3.000. Luật này còn quy định rõ việc phân bổ số lượng đại biểu do Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định theo từng hoàn cảnh cụ thể. Luật bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân Trung Hoa tại Điều 14 và 15 quy định: Uỷ ban thường vụ Quốc hội phân bổ số lượng đại biểu Quốc hội cho các tỉnh, khu tự trị, và thành phố trực thuộc trung ương theo nguyên tắc mỗi đại biểu nông thôn đại diện cho số dân gấp 8 lần số dân mỗi đại biểu thành phố đại diện. Uỷ ban thường vụ Quốc hội Trung Quốc phân bổ đại biểu Quốc hội cho các dân tộc thiểu số, cân nhắc tới số dân và mật độ dân cư của mỗi dân tộc. Mỗi dân tộc có số dân quá ít cũng có ít nhất một đại biểu. Số lượng đại biểu quân đội (Trung Hoa) cũng luôn được đảm bảo trong luật.
Ủy ban thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa là cơ quan thường trực của Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc. Cơ quan này hiện gồm 175 người do Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc bầu ra, nhiệm kỳ 5 năm. Các nguyên tắc bầu cử đại biểu Nhân dân toàn quốc bao gồm:
(1) Nguyên tắc phổ thông : Nguyên tắc phổ thông là một trong những nguyên tắc cơ bản của chế độ bầu cử. Theo nguyên tắc này, mọi công dân đến tuổi trưởng thành đều được tham gia bầu cử, trừ những người mất trí hay những người bị tước quyền bầu cử do vi phạm pháp luật hình sự. Ngày nay, phổ thông bầu cử được coi là một trong những quyền năng cơ bản nhất của công dân. Nguyên tắc này thể hiện tính ở công khai, dân chủ rộng rãi, đòi hỏi sự bảo đảm để công dân thực hiện quyền bầu cử và ứng cử của mình.
Nguyên tắc phổ thông được thể hiện ở tính toàn dân và toàn diện của bầu cử. Theo Hiến pháp và pháp luật bầu cử của Trung Quốc, mọi công dân đủ 18 tuổi đều có quyền bầu cử, không phân biệt dân tộc, nòi giống, giới tính, nghề nghiệp, hoàn cảnh gia đình, tín ngưỡng, trình độ giáo dục, tài sản hoặc là thời gian cư trú.
(2) Nguyên tắc bình đẳng: Nguyên tắc bình đẳng là một nguyên tắc quan trọng xuyên suốt quá trình bầu cử, từ khi lập danh sách cử tri cho đến khi xác định kết quả bầu cử. Nguyên tắc nàyquy định rằng mỗi cử tri có một phiếu bầu, mỗi lá phiếu có giá trị ngang nhau, không phụ thuộc vào giới tính, địa vị xã hội, tàisản và tôn giáo của cử tri... Nguyên tắc bình đẳng bảo đảm để mọi công dân có khả năng như nhau tham gia bầu cử, nghiêm cấm mọisự phân biệt dưới bất cứ hình thức nào. Nguyên tắc này nhằm bảo đảm tính khách quan trong bầu cử, không thiên vị.
Nguyên tắc bình đẳng được thể hiện trong quy định của pháp luật về quyền bầu cử và ứng cử của công dân, quy định số lượng dân như nhau thì được bầu số đạibiểu bằng nhau, mỗi cử tri chỉ được ghi tên vào một danh sách cử tri, chỉ được ứng cử vào một đơn vị bầu cử, mỗi cử tri chỉ được bỏ một phiếu bầu, mỗi phiếu bầu có giá trị ngang nhau. Nguyên tắc bình đẳng làm cho quyền bầu cử của công dân thực sự có ý nghĩa.
Trung Quốc còn áp dụng các quy định về việc phân biệt các thành phần cử tri đặc biệt. Trong bầu cử Nghị viện ở Trung Quốc, quân đội được tổ chức thành những đơn vị bầu cử riêng với số đại biểu khác biệt.
(3) Nguyên tắc bầu cử gián tiếp: Cộng hoà nhân dân Trung Hoa áp dụng chế độ bầu cử đại biểu Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc (Quốc hội) gián tiếp, thông qua nhiều cấp. Tất cả các đại biểu đều do đại diện của cử tri tại các đơn vị bầu cử bầu ra. Điều đó có nghĩa là, nhân dân chỉ trực tiếp bầu ra đại biểu Hội đồng nhân dân cấp phường xã. Các đại biểu cấp xã này bầu ra đại biểu Hội đồng nhân dân cấp quận huyện. Các đại biểu cấp quận huyện bầu ra đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh. Sau đó, đại biểu Quốc hội Trung Quốc do đại biểu Hội đồng nhân dân các tỉnh bầu ra, chứ không do cử tri trực tiếp bầu ra.
(4) Nguyên tắc bỏ phiếu kín: Nguyên tắc này là một yêu cầu khách quan của chế độ bầu cử, nhằm bảo đảm sự lựa chọn của cử tri trở thành hiện thực, làm cho các ứng cử viên và các đảng phái có cơ hội bình đẳng trong tuyển cử. Nguyên tắc này luôn được coi là một nguyên tắc cơ bản của mọi cuộc tuyển cử và được thể chế hoá thông qua việc quy định chặt chẽ các phương thức và trình tự bỏ phiếu. Nguyên tắc bỏ phiếu kín thể hiện việc loại trừ sự theo dõi và kiểm soát từ bên ngoài đối với hoạt động bỏ phiếu của cử tri. Mục đích của việc bỏ phiếu kín nhằm bảo đảm sự tự do đầy đủ trong việc thể hiện ý chí của cử tri.
Bầu cử là hoạt động có tính chất dân chủ. Hoạt động này luôn gắn liền với nguyên tắc công khai, nhưng chỉ riêng công đoạn bỏ phiếu phải diễn ra trong phòng kín, không có sự tham gia của bất cứ nhân vật nào, kể cả nhân viên phụ trách phòng bỏ phiếu. Pháp luật bầu cử của hầu hết các nướcđều quy định nguyên tắc bỏ phiếu kín và việc đảm bảo thực hiện nguyên tắc này trong thời gian tuyển cử. Pháp luật quy định rõ việc bố trí nơi viết phiếu phải kín, không có ai được đến xem lúc cử tri viết phiếu bầu.
Một số đại biểu của Đại hội Đại biểu Nhân dân đại diện cho các Đặc khu Hành chính Hồng Kông, Macau và lãnh thổ Đài Loan. Các đại biểu từ Hồng Kông và Macau được bầu thông qua một tuyển cử đoàn chứ không phải là bầu cử phổ thông, nhưng bao gồm các nhân vật chính trị sống trong các khu vực đó. Các tuyển cử đoàn bầu các đại biểu Đại hội Đại biểu Nhân dân phần lớn giống như thành phần của các cơ quan bầu cử nên các trưởng đặc khu. Cách thức bầu cử đại biểu Đại hội Đại biểu Nhân dân các đặc khu đã bắt đầu sau các cuộc chuyển giao chủ quyền các lãnh thổ này cho Trung Quốc. Giữa năm 1975 cho đến khi chuyển giao chủ quyền, cả Hồng Kông và Macau đều được đại diện bởi các đại biểu do Đại hội Đại biểu tỉnh Quảng Đông bầu ra.
Đoàn đại biểu Đài Loan trong Đại hội Đại biểu Nhân dân chỉ nhằm làm biểu tượng tuyên bố chủ quyền của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đối với hòn đảo này nhưng không bao gồm ai hiện đang sống ở Đài Loan mà chỉ là những người đang sống ở Đại lục với một số mối liên hệ với Đài Loan, như trước đây đã sống ở Đài Loan hay có gốc gác ở đó. Số lượng các nhà kinh doanh Đài Loan sống ở Đại lục và hải ngoại trở về Đại lục làm đại biểu Đại hội ngày càng tăng. Các đại biểu đại diện cho Đài Loan được bầu cử thông qua một đơn vị bầu cử bao gồm các cư dân Trung Hoa Dân Quốc đang hoặc trước đó đã cư trú ở Đài Loan hoặc có tổ tiên ở Đài Loan.
Ở Trung Quốc, nếu một ghế đại biểu vì một lý do nào đó bị bỏ trống, thì khu vực bỏ phiếu hoặc đơn vị bầu cử bầu ra đại biểu đó phải tổ chức bầu bổ sung để bầu người thay thế. Hoặc trong trường hợp số ứng cử viên thu được quá nửa số phiếu thuận của cử tri ít hơn số đại biểu được bầu theo quy định(157), thì phải tổ chức bầu bổ sung. Khi tiến hành bầu bổ sung, số ứng cử viên có thể lớn hơn số đại biểu phải bầu, hoặc có thể chỉ lấy số lượng ứng cử viên bằng với số đại biểu phải bầu. Đại biểu trúng cử là người thu được số phiếu cao nhất, và phải đạt được 1/3 tổng số phiếu bầu của cử tri.
1.2 Bầu cử cấp thấp
Bắt đầu từ năm 1995, nhiệm kỳ của Đại hội đại biểu nhân dân cấp huyện có thời gian là 5 năm, hương trấn có nhiệm kỳ là 3 năm; hai cuộc bầu cử này được tiến hành tách biệt.
Bầu cử dân chủ ở cấp thôn
Công dân Trung Quốc được trực tiếp bầu ra trưởng thôn, cấp thấp nhất trong hệ thống chính quyền 5 cấp (tỉnh, địa khu, huyện, hương và thôn) (theo Luật năm 1987, sửa đổi năm 1998). Thôn không phải là cấp chính quyền chính thức, chỉ là tổ chức tự quản của cộng đồng dân cư, nhưng ở nhiều nơi do địa bàn rộng lớn không thể quản lý hết được nên thôn đã được trao nhiều quyền hành chính. Bầu cử trưởng thôn được coi như một dấu hiệu tiềm năng về dân chủ ở quốc gia rộng lớn này.
Bầu cử ở chi bộ cấp thôn
Hiện nay, phần lớn các chi bộ đảng ở cấp thôn Trung Quốc thực hiện chế độ "hai giới thiệu, một bầu". Các thành viên lãnh đạo chi bộ qua hai lần giới thiệu: lần thứ nhất, nhân dân trong thôn giới thiệu; lần thứ hai, các đảng viên được số đông dân chúng ủng hộ sẽ được tất cả đảng viên trong chi bộ sát hạch, nghiên cứu và đánh giá, đưa ra danh sách giới thiệu những người xứng đáng nhất, sau đó mới tiến hành bầu cử trong chi bộ. Như vậy, các thành viên lãnh đạo chi bộ được bầu, không chỉ được đa số đảng viên tán thành, mà còn được nhân dân trong thôn ủng hộ, đặt nền móng cho việc phát huy vai trò hạt nhân lãnh đạo của chi bộ đảng.
Bầu ủy ban thôn
Bước 1: Hợp nhất hai khâu đề cử danh sách với chính thức bỏ phiếu làm một, thực hành bầu cử không có người đề cử. Sau bầu cử lần một, những người được số phiếu quá bán sẽ bước vào vòng bầu cử thứ hai.
Bước 2: Từ những người chọn ra qua bước 1, cử tri thôn bầu người đề cử vào tổ chức ủy ban, sau đó tiến hành các hình thức hoạt động tranh cử.
Bước 3: Bỏ phiếu. Một số nơi đề xướng việc nhân dân trong thôn tự đi bỏ phiếu, hạn chế hoặc xóa bỏ việc bỏ phiếu hộ, những người đi làm hoặc buôn bán ở xa có thể bỏ phiếu theo đường thư tín. Để đạt được số đông người dân tham gia bầu cử, việc tuyên truyền ý thức trách nhiệm của cử tri và vai trò của họ trong việc bầu cử được tiến hành mạnh mẽ. Vì thế, đa số người dân các vùng nông thôn Trung Quốc đều coi bầu cử vừa là quyền vừa là trách nhiệm. Đồng thời, hầu hết các thôn đều có chế định nhất định để xử lý những trường hợp thiếu ý thức, không tham gia bầu cử.
Bầu cử cấp hương trấn
Bầu cử đại biểu nhân dân cấp hương trấn
Tiến hành phân chia theo khu vực (khu vực bầu cử nhân khẩu nông nghiệp, khu vực bầu cử nhân khẩu phi nông nghiệp); xây dựng tỷ lệ kết cấu lãnh đạo trong số đại biểu hội đồng nhân dân, khống chế số người được đề cử, tổ chức cho đại biểu gặp mặt cử tri trước.
Bầu cử cán bộ lãnh đạo hương trấn
Phần lớn do Đại hội đại biểu nhân dân hương trấn (không phải do cử tri trực tiếp bầu) đưa ra danh sách đề cử và bầu. Tuy nhiên, có một số nơi thử nghiệm phương pháp bầu cử sau:
Mở rộng quyền đề cử, ứng cử vào ban lãnh đạo hương trấn của các đại biểu Đại hội đại biểu nhân dân (Chủ tịch đoàn Đại hội đại biểu nhân dân cùng cấp đề cử và 10 đại biểu Đại hội nhân dân cùng cấp trở lên liên danh đề cử). Phương thức này đã được áp dụng cho cả cấp huyện và tỉnh ở một số địa phương.
Mở rộng quyền tham gia đề cử người được bầu vào ban lãnh đạo hương trấn của các cử tri. Một số tỉnh, thành phố như Thâm Quyến, Quảng Đông, đã tiến hành thử nghiệm bầu chủ tịch hương trấn theo "chế độ ba phiếu". Đó là phiếu đề cử ứng cử viên vào chức vụ chủ tịch hương trấn, mỗi cử tri một phiếu đề cử, số người đề cử ngang nhau, đảng ủy hương trấn sẽ tiến hành thẩm tra tư cách các ứng cử viên và xác định số người tham gia diễn thuyết tranh cử. Phiếu thứ hai xác định ứng cử viên chính thức. Những người đã qua thẩm tra tư cách đủ điều kiện tranh cử sẽ đọc diễn thuyết tranh cử tại Đại hội đảng viên toàn hương trấn và đại hội sẽ tiến hành bỏ phiếu tại chỗ, xác định được ứng cử viên chính thức. Phiếu thứ ba là phiếu bầu cử của Đại hội đại biểu nhân dân hương trấn. Cách làm này sẽ là điều kiện tốt để phân loại và sàng lọc lấy những người có đủ uy tín tham gia những vị trí chủ chốt. Đồng thời, phát huy được vai trò của tổ chức đảng trong việc bầu chính quyền.
Một số địa phương đã có sự tìm tòi và vận dụng cách bầu cử khác trong việc công khai đề cử và bầu chọn phó chủ tịch hương trấn. Chính quyền huyện Nam Bộ, tỉnh Tứ Xuyên đã công khai toàn bộ chức vụ của 178 phó chủ tịch ở tất cả các hương trấn cần bầu, sau khi xác định điều kiện và tư cách tranh cử thông qua phương pháp và tổ chức giới thiệu với quần chúng để quần chúng tự ứng cử, bước đầu đưa ra danh sách 694 ứng cử viên. Sau khi số ứng cử viên tiến hành diễn thuyết, trả lời những câu hỏi của cử tri, đã loại được 365 người. Số người còn lại (329) được giới thiệu là những ứng cử viên chính thức cho Đại hội đại biểu nhân dân hương trấn. Sau đó, Đại hội đại biểu nhân dân hương trấn liên danh 10 người trở lên để lựa chọn ứng cử viên từ những người chiến thắng còn lại để giới thiệu với Đại hội đại biểu nhân dân hương trấn.
Vừa mở rộng quyền đưa ra danh sách đề cử cán bộ lãnh đạo hương trấn, vừa mở rộng quyền bầu cử chủ tịch hương trấn của cử tri. Cụ thể: vừa do cử tri giới thiệu ứng cử viên (theo tỷ lệ), vừa do đảng ủy đề cử. Số người này sẽ được diễn thuyết trong một hội nghị. Cuối buổi, những người tham dự hội nghị sẽ bỏ phiếu biểu quyết. Theo quy định, số người có số phiếu cao nhất từ trên xuống sẽ là các ứng cử viên chính thức, tiếp tục tham gia đợt bỏ phiếu kín do Đại hội đại biểu nhân dân hương trấn tiến hành.
Theo quy định của Luật Cơ bản đặc khu hành chính Ma Cao, chức vụ Trưởng Đặc khu (Hành chính trưởng quan) do Uỷ ban bầu cử, đại diện cho các tầng lớp ở Ma Cao bầu ra. Tương tự, cho đến gần đây, theo Luật Cơ bản của Hồng Kông, Trưởng Đặc khu được bầu chọn bởi Ủy ban bầu cử với khoảng 1.200 thành viên, người dân không có quyền trực tiếp bầu. Việc chính quyền Bắc Kinh muốn cải cách theo hướng trì hoãn không cho bầu trực tiếp Trưởng Đặc khu đã gây ra làn sóng phản đối mạnh mẽ bởi nhiều nhà lập pháp Hồng Kông, người dân và đặc biệt là giới trẻ trong các năm 2014 và 2015.
Nội dung liên quan
Nội dung sắp xếp theo thời gian
Lam Phương Thiên