BÁT SỈ BÁT VINH TRONG VĂN HÓA TRUGN QUỐC LÀ GÌ?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

1 Sự ra đời và tác giả Tháng 3 năm 2009, tại buổi họp tổ trong Đại hội toàn quốc Chính Hiệp (Hội nghị chính trị hiệp thương Trung Quốc-tổ chức chính trị xã hội tương đương với Mặt trận Tổ quốc của Việt Nam), Tổng bí thư Đảng Cộng sản, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Hồ Cẩm Đào đã đưa ra luận thuyết "Bát vinh, bát sỉ": tám điều lấy làm vinh quang, tám cái xem là sỉ nhục. Luận thuyết xây dựng quan niệm vinh, nhục ngày nay của Hồ Cẩm Đào đang gây tiếng vang trong xã hội Trung Quốc. 2 Nội dung Thuyết "Bát vinh, bát sỉ": • “八荣八耻” BÁT VINH BÁT SỈ (Tám điều vinh, tám điều nhục), cụ thể:  Lấy yêu tổ quốc làm vinh, tổn hại tổ quốc làm nhục  Lấy phục vụ nhân dân làm vinh, xa ròi nhân dân làm nhục  Lấy đề cao khoa học làm vinh, ngu dốt làm nhục  Lấy chuyên cần làm vinh, lười nhác làm nhục  Lấy đoàn kết tương trợ làm vinh, hại người lợi mình làm nhục  Lấy thành thực giữ tín làm vinh, thấy lợi quên nghĩa làm nhục.  Lấy tuân thủ pháp luật kỉ cương làm vinh, phạm pháp làm nhục  Lấy phân đấu gian khổ làm vinh, kiêu sa dâm dật làm nhục. • Đối tượng: mà thuyết này nhằm tới chủ yếu là lực lượng cầm quyền. Vì vậy có thể xem thuyết "Bát vinh, bát sỉ" là những đòi hỏi, hay những chuẩn mực mới về đạo đức người cầm quyền. • Thể hiện: sự lo lắng và đối phó của những người lãnh đạo đất nước rộng lớn này đối với tệ suy thoái đạo đức, sự trống rỗng về các quan niệm giá trị hoặc quá thiên lệch về giá trị vị lợi, coi lợi là trên hết của một bộ phận không nhỏ trong xã hội. • Sau khi thuyết này ra đời, người Trung Quốc đã mở cuộc vận động lớn để quán triệt và học tập với rất nhiều hình thức phong phú. Người ta diễn ca diễn xứng tám nội dung vinh nhục này. Có người soạn thành dạng thiên tự văn cho dễ nhớ dễ thuộc. Các nhân sĩ tổ chức rất nhiều buổi diễn giảng, thảo luận về các nội dung "Bát vinh, bát sỉ". • Có mấy điểm đáng chú ý:  Các quan niệm giá trị được diễn tả rất ngắn gọn, súc tích, dễ nhớ dễ nhập tâm, một loại hình thức tuyên truyền giáo dục rất có hiệu quả trong truyền thống Trung Quốc.  Nó có dáng dấp loại hình “ đế huấn”, “ thánh huấn” thời trung đại.  Quan niệm vinh nhục ngoài vài phần nói về trách nhiệm và tình cảm đối với tổ quốc và khoa học ra, các vấn đề còn lại hầu hêt đều kế thừa tư tưởng của Nho gia. Vấn đềnghĩa-lợi, quan hệ kỷ - nhân, được đặc biệt nhấn mạnh. Về cơ bản nó vẫn là vấn đề đạo đức cần kiệm liêm chính chí công vô tư.  "Bát vinh, bát sỉ" có nói tới việc tránh lợi mình hại người, tuy nhiên không thấy có điểm nào nói về thái độ đối với “ tứ hải” trên thế giới. 3 Ý nghĩa : • Luận thuyết quan trọng này với tầm khái quát cô đọng, ngụ ý sâu sắc, đặt hướng đi tới cho một nền văn hóa tiên tiến, và những đòi hỏi cơ bản về quy phạm đạo đức XHCN. • Nó thể hiện phương hướng, sách lược kết hợp pháp trị với đức trị, là sự kế thừa và phát triển của Đảng Cộng sản Trung Quốc về tư tưởng xây dựng đạo đức XHCN, là phương châm chỉ đạo quan trọng, đẩy mạnh một bước việc xây dựng nền văn minh tinh thần và xã hội hài hoà. • Quan niệm vinh nhục cũng là nội dung quan trọng của thế giới quan, nhân sinh quan và nấc thang giá trị. Xây dựng một quan niệm vinh nhục đúng đắn là đòi hỏi tất yếu trong xã hội ngày nay. • Những biến đổi sâu sắc của xã hội Trung Quốc, sự phát triển nhanh chóng của kinh tế, tác động lẫn nhau của văn hóa đã sản sinh ảnh hưởng nhiều mặt đến quan niệm tư tưởng, lối sống của con người. Yêu tổ quốc, giàu chí tiến thủ, sống khoa học văn minh, đoàn kết yêu thương vẫn là bộ mặt tinh thần chủ yếu của xã hội. Nhưng cũng phải thấy, những hiện tượng bất minh thị phi (không rõ phải trái), bất tri vinh nhục (không biết vinh nhục), bất biện thiện ác (không rõ lành dữ), bất phân tốt xấu vẫn tồn tại rất lớn rất nhiều, không chỉ làm bại hoại phong khí xã hội, mà còn gây trở ngại cho sự phát triển kinh tế xã hội. • Thực tế đã chứng minh, nếu không có một bầu không khí xã hội lành mạnh, không có một chuẩn mực đạo đức tốt đẹp, thì cho dù kinh tế quốc gia có phát triển đến đâu, thì quốc lực tổng hợp cũng không sao lớn mạnh nổi, càng khó mà vươn tới ngang hàng các dân tộc tiên tiến trên thế giới.Với số dân 1,3 tỷ người, và 56 dân tộc, Trung Quốc là một nước lớn đang phát triển. Việc tiến nhanh tới hiện đại hóa và thực hiện khá giả toàn diện rất cần có một cơ sở tư tưởng chung và một quy phạm đạo đức cộng đồng. • Dĩ nhân vi bản là hạt nhân của quan niệm phát triển khoa học, nâng cao tố chất con người là mục tiêu quan trọng của việc xây dựng xã hội giàu có toàn diện. Chỉ có xây dựng nên một quan niệm vinh nhục đúng đắn, mới có thể nâng cao được tố chất con người, thúc đẩy sự phát triển toàn diện của con người.Một xã hội tinh thần hẫng hụt, tiến thoái vô lối, không gì dựa cậy sẽ không tạo nên sự hài hoà; một xã hội vinh nhục đảo lộn, thị phi lẫn lộn, tốt xấu lệch lạc cũng sẽ không làm nên sự hài hòa. • Vì vậy việc xây dựng quan niệm vinh nhục XHCN, mới mong hình thành được mắt xích tinh thần và phong cách đạo đức xã hội hôm nay.
Trả lời
1 Sự ra đời và tác giả Tháng 3 năm 2009, tại buổi họp tổ trong Đại hội toàn quốc Chính Hiệp (Hội nghị chính trị hiệp thương Trung Quốc-tổ chức chính trị xã hội tương đương với Mặt trận Tổ quốc của Việt Nam), Tổng bí thư Đảng Cộng sản, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Hồ Cẩm Đào đã đưa ra luận thuyết "Bát vinh, bát sỉ": tám điều lấy làm vinh quang, tám cái xem là sỉ nhục. Luận thuyết xây dựng quan niệm vinh, nhục ngày nay của Hồ Cẩm Đào đang gây tiếng vang trong xã hội Trung Quốc. 2 Nội dung Thuyết "Bát vinh, bát sỉ": • “八荣八耻” BÁT VINH BÁT SỈ (Tám điều vinh, tám điều nhục), cụ thể:  Lấy yêu tổ quốc làm vinh, tổn hại tổ quốc làm nhục  Lấy phục vụ nhân dân làm vinh, xa ròi nhân dân làm nhục  Lấy đề cao khoa học làm vinh, ngu dốt làm nhục  Lấy chuyên cần làm vinh, lười nhác làm nhục  Lấy đoàn kết tương trợ làm vinh, hại người lợi mình làm nhục  Lấy thành thực giữ tín làm vinh, thấy lợi quên nghĩa làm nhục.  Lấy tuân thủ pháp luật kỉ cương làm vinh, phạm pháp làm nhục  Lấy phân đấu gian khổ làm vinh, kiêu sa dâm dật làm nhục. • Đối tượng: mà thuyết này nhằm tới chủ yếu là lực lượng cầm quyền. Vì vậy có thể xem thuyết "Bát vinh, bát sỉ" là những đòi hỏi, hay những chuẩn mực mới về đạo đức người cầm quyền. • Thể hiện: sự lo lắng và đối phó của những người lãnh đạo đất nước rộng lớn này đối với tệ suy thoái đạo đức, sự trống rỗng về các quan niệm giá trị hoặc quá thiên lệch về giá trị vị lợi, coi lợi là trên hết của một bộ phận không nhỏ trong xã hội. • Sau khi thuyết này ra đời, người Trung Quốc đã mở cuộc vận động lớn để quán triệt và học tập với rất nhiều hình thức phong phú. Người ta diễn ca diễn xứng tám nội dung vinh nhục này. Có người soạn thành dạng thiên tự văn cho dễ nhớ dễ thuộc. Các nhân sĩ tổ chức rất nhiều buổi diễn giảng, thảo luận về các nội dung "Bát vinh, bát sỉ". • Có mấy điểm đáng chú ý:  Các quan niệm giá trị được diễn tả rất ngắn gọn, súc tích, dễ nhớ dễ nhập tâm, một loại hình thức tuyên truyền giáo dục rất có hiệu quả trong truyền thống Trung Quốc.  Nó có dáng dấp loại hình “ đế huấn”, “ thánh huấn” thời trung đại.  Quan niệm vinh nhục ngoài vài phần nói về trách nhiệm và tình cảm đối với tổ quốc và khoa học ra, các vấn đề còn lại hầu hêt đều kế thừa tư tưởng của Nho gia. Vấn đềnghĩa-lợi, quan hệ kỷ - nhân, được đặc biệt nhấn mạnh. Về cơ bản nó vẫn là vấn đề đạo đức cần kiệm liêm chính chí công vô tư.  "Bát vinh, bát sỉ" có nói tới việc tránh lợi mình hại người, tuy nhiên không thấy có điểm nào nói về thái độ đối với “ tứ hải” trên thế giới. 3 Ý nghĩa : • Luận thuyết quan trọng này với tầm khái quát cô đọng, ngụ ý sâu sắc, đặt hướng đi tới cho một nền văn hóa tiên tiến, và những đòi hỏi cơ bản về quy phạm đạo đức XHCN. • Nó thể hiện phương hướng, sách lược kết hợp pháp trị với đức trị, là sự kế thừa và phát triển của Đảng Cộng sản Trung Quốc về tư tưởng xây dựng đạo đức XHCN, là phương châm chỉ đạo quan trọng, đẩy mạnh một bước việc xây dựng nền văn minh tinh thần và xã hội hài hoà. • Quan niệm vinh nhục cũng là nội dung quan trọng của thế giới quan, nhân sinh quan và nấc thang giá trị. Xây dựng một quan niệm vinh nhục đúng đắn là đòi hỏi tất yếu trong xã hội ngày nay. • Những biến đổi sâu sắc của xã hội Trung Quốc, sự phát triển nhanh chóng của kinh tế, tác động lẫn nhau của văn hóa đã sản sinh ảnh hưởng nhiều mặt đến quan niệm tư tưởng, lối sống của con người. Yêu tổ quốc, giàu chí tiến thủ, sống khoa học văn minh, đoàn kết yêu thương vẫn là bộ mặt tinh thần chủ yếu của xã hội. Nhưng cũng phải thấy, những hiện tượng bất minh thị phi (không rõ phải trái), bất tri vinh nhục (không biết vinh nhục), bất biện thiện ác (không rõ lành dữ), bất phân tốt xấu vẫn tồn tại rất lớn rất nhiều, không chỉ làm bại hoại phong khí xã hội, mà còn gây trở ngại cho sự phát triển kinh tế xã hội. • Thực tế đã chứng minh, nếu không có một bầu không khí xã hội lành mạnh, không có một chuẩn mực đạo đức tốt đẹp, thì cho dù kinh tế quốc gia có phát triển đến đâu, thì quốc lực tổng hợp cũng không sao lớn mạnh nổi, càng khó mà vươn tới ngang hàng các dân tộc tiên tiến trên thế giới.Với số dân 1,3 tỷ người, và 56 dân tộc, Trung Quốc là một nước lớn đang phát triển. Việc tiến nhanh tới hiện đại hóa và thực hiện khá giả toàn diện rất cần có một cơ sở tư tưởng chung và một quy phạm đạo đức cộng đồng. • Dĩ nhân vi bản là hạt nhân của quan niệm phát triển khoa học, nâng cao tố chất con người là mục tiêu quan trọng của việc xây dựng xã hội giàu có toàn diện. Chỉ có xây dựng nên một quan niệm vinh nhục đúng đắn, mới có thể nâng cao được tố chất con người, thúc đẩy sự phát triển toàn diện của con người.Một xã hội tinh thần hẫng hụt, tiến thoái vô lối, không gì dựa cậy sẽ không tạo nên sự hài hoà; một xã hội vinh nhục đảo lộn, thị phi lẫn lộn, tốt xấu lệch lạc cũng sẽ không làm nên sự hài hòa. • Vì vậy việc xây dựng quan niệm vinh nhục XHCN, mới mong hình thành được mắt xích tinh thần và phong cách đạo đức xã hội hôm nay.