Bảo vệ trẻ em khỏi nạn bạo hành - Xâm hại tình dục

  1. Tình dục

Trẻ em bị xâm hại tình dục là một trong những nhóm trẻ có hoàn cảnh đặc biệt được quy định trong Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 và là đối tượng cần sự bảo vệ của toàn xã hội. Các em cần có môi trường an toàn để vui chơi, học tập ngay tại chính gia đình, trường học của mình. Sự can thiệp của những nhân viên tư vấn tâm lý, nhân viên công tác xã hội trường học làm việc tại phòng tham vấn học đường nhằm đảm bảo cho các em được sống trong một môi trường an toàn, lành mạnh cũng như cải thiện các mối quan hệ của trẻ. Thực tiễn hiện nay, nhóm trẻ bị xâm hại tình dục ngày càng diễn biến phức tạp cả về quy mô và cách thức thực hiện.

Xâm hại tình dục trẻ em đang là vấn nạn trên toàn Việt Nam, hậu quả mà các em phải gánh chịu có thể có những tổn thất về sức khỏe thể chất và tinh thần, làm giảm khả năng học tập, hòa nhập xã hội và thậm chí có thể hủy hoại các em, ảnh hưởng đến việc trở thành con người tốt, trở thành cha mẹ tốt trong tương lai.

https://cdn.noron.vn/2022/06/16/574193096615938960-1655371434.jpg
Nguồn: Sưu tầm

Trong nhiều năm qua, Nhà nước ta đã có nhiều biện pháp để phòng chống, giảm thiểu và nhằm đẩy lùi hiện tượng xâm hại tình dục trẻ em. Tuy nhiên công tác bảo vệ trẻ em hiện nay còn gặp phải những rào cản, khó khăn như: Khâu phát hiện và báo cáo số vụ xâm hại trẻ em còn chưa kịp thời, Luật pháp về bảo vệ trẻ em còn nhiều khoảng trống, thiếu cụ thể, mô hình trợ giúp thiếu tính chuyên nghiệp. Vì vậy, vấn đề trẻ em bị xâm hại tình dục cần phải huy động sự tham gia của toàn xã hội. Trong đó ở giai đoạn hiện nay rất cần thiết đến mô hình trợ giúp của phòng tham vấn học đường, bởi những nhân viên tư vấn tâm lý và nhân viên công tác xã hội làm việc tại phòng tham vấn học đường sẽ là người thực hiện nhiệm vụ phòng, chống và can thiệp trực tiếp đối với những trường hợp trẻ em bị xâm hại tình dục tại môi trường học đường.

Khái niệm “Xâm hại trẻ em” của Liên Hiệp Quốc: “Xâm hại trẻ em hay ngược đãi là tất cả các hình thức đối xử tồi tệ về mặt tình cảm hay thể chất, xâm hại tình dục hay các mục đích khác gây ra tổn hại thực tế hay tiềm ẩn đối với sự phát triển, sự sống còn, sức khỏe hay nhân phẩm của trẻ khi xét về trách nhiệm, lòng tin hay quyền hành."

Mặc dù thực tế như vậy nhưng theo các chuyên gia, có khá nhiều những bậc phụ huynh có con trong độ tuổi này lại chưa thực sự hiểu được nguy cơ đang rình rập con mình là gì, phương pháp xử lý tình huống như thế nào để con trẻ có được kỹ năng đối phó khi bị xâm hại tình dục. 

Bé Trai hoàn toàn có khả năng bị xâm hại tình dục.
Ngoài những lo lắng về xâm hại em gái nữ, các chuyên gia tại toạ đàm cũng nêu ra vấn đề xâm hại đối với trẻ em nam. Theo bác sĩ Nguyễn Trọng An: Từ trước cứ nghĩ là chỉ trẻ em nữ, đặc biệt là những em đã dậy thì mới dễ bị xâm hại, nhưng theo khảo sát, cứ 6 trẻ em trai thì có một em bị xâm hại. Nghĩa là trẻ nam cũng có nguy cơ cao. Trước đây chúng ta không quan tâm lắm, nhưng nhòm, nhìn, sờ… tất cả đều có vấn đề với tất cả trẻ nam và trẻ nữ. 
Khi bé trai/nam giới bị lạm dụng tình dục, họ có thể e sợ/ngần ngại về hậu quả của việc báo cơ quan chức năng hay tìm kiếm sự giúp đỡ. Bởi, đa phần sợ người đối diện sẽ phản ứng với những câu nói như: “Đàn ông con trai mà cũng gặp chuyện này à?”, “Lẽ ra anh/cậu có thể ngăn chặn hoặc xử lý được chuyện này?”...

https://cdn.noron.vn/2022/06/16/579454812921809-1655372276.png
Nguồn: Sưu tầm

Quan điểm chỉ phụ nữ mới cần bảo vệ càng khiến con trai không đủ can đảm để lên tiếng vì sợ cười chê. Một số nam giới cảm thấy xấu hổ và tội lỗi vì cho rằng mọi chuyện xảy ra cũng là lỗi của mình khi đã cư xử “thiếu đàn ông”, từ đó “thu hút” đối tượng tấn công hoặc không ngăn chặn được hành vi xâm hại tình dục.
Nhiều em không biết việc một người đàn ông sàm sỡ người đàn ông khác cũng là vi phạm pháp luật (vì nhiều bài học đều thường chỉ đề cập tới nạn nhân là nữ).
Một số cán bộ công tác xã hội cho biết nhiều nạn nhân nam do dự, sợ rằng không ai tin mình vì trong đa số trường hợp, kẻ thực hiện hành vi dâm ô là nam giới. Các nạn nhân nam sợ rằng sẽ bị coi là người đồng tính hoặc “thiếu đàn ông”, còn nạn nhân đồng tính thì lo lắng sẽ bị “vạch mặt”, bị phát hiện nếu chưa công khai hoặc bị đổ lỗi “không có lửa làm sao có khói”.
Một trong những suy nghĩ rất thiếu thấu đáo chính là “con trai có gì mà mất”. Nhiều người nghĩ đơn giản rằng việc tấn công chỉ gây tổn thương về thể chất mà bỏ qua yếu tố tinh thần, tâm lý. 

Tổn thương tâm lý nghiêm trọng hơn rất nhiều lần các tổn thương thực thể mà người ngoài không thể cảm nhận được. Khá nhiều nạn nhân bày tỏ với các nhà chuyên môn rằng: Có nói với những người xung quanh cũng chẳng ai quan tâm, và thường nói “có mất mát gì đâu”, thậm chí có báo cáo với trường học, nhà chức trách địa phương họ cũng ít quan tâm hỗ trợ hoặc lúng túng, ngoài ra còn có thể xem nhẹ việc nam giới bị tấn công tình dục, như một lối tư duy xáo mòn, xưa cũ trước giờ. 
Lâu dần, nạn nhân cam chịu và không muốn mang câu chuyện của mình ra đánh cược nữa... Từ đó, tổn thương có thể đi theo nạn nhân suốt đời, ảnh hưởng đến chất lượng sống, thể chất, tâm lý, tình cảm, đặc biệt là những khó khăn, cản trở trong đời sống tình dục dễ khiến nạn nhân tự ti, đau khổ.

Việc quan tâm đến các nguyên do này, một mặt có thể giúp các bậc phụ huynh, nhà giáo dục, tâm lý và người lớn nói chung tránh được các sai lầm khi nhận định về việc “con trai bị xâm hại tình dục”. Mặt khác, góp phần đề phòng vấn nạn xâm hại xảy ra trên trẻ em nói chung, trẻ trai và con cái, học trò của chúng ta nói riêng. Đồng thời, có thể điều chỉnh nhận thức, hành động của bản thân nếu từng thiếu thấu đáo, từ đó trở thành người đồng hành, chia sẻ tin cậy để trẻ trai dám “cất tiếng nói” giãi bày nếu chẳng may là nạn nhân. 
Sự chủ quan của cha mẹ đối với các bé trai nói trên không phải là cá biệt. Theo một khảo sát mới đây từ một tổ chức y tế, có hơn 60% cha mẹ được hỏi cho biết mình “không nghĩ con trai mình sẽ bị lạm dụng tình dục”. Một số ít cha mẹ còn ngây thơ cho biết “lần đầu tiên nghe đến việc bé trai cũng có thể bị xâm hại”.

Câu chuyện về xâm hại tình dục ở trẻ em.

Năm 2013, bộ phim mang tên "Hope" (Hy vọng) đã được công chiếu và gây chấn động cả Hàn Quốc. Bộ phim lấy đi nước mắt của nhiều thế hệ khán giả và được xây dựng dựa trên một vụ án ấu dâm có thật.

https://cdn.noron.vn/2022/06/16/509875927334001-1655373074.jpg
Nguồn: Sưu tầm

Hope được xây dựng dựa theo vụ án ấu dâm Na Young năm 2008.
Những giải thưởng dành cho Hope là hoàn toàn xứng đáng bởi đây là một bộ phim chân thực và giàu tính nhân văn. Phim kể lại cuộc hành trình phục hồi đầy đau thương của cô bé So Won (Lee Re đóng), nạn nhân bị một kẻ say rượu bạo hành và cưỡng hiếp khi chỉ mới 8 tuổi trên đường đi bộ đến trường một mình trong một ngày trời mưa.

Cha mẹ của cô bé gần như phát điên khi chứng kiến cô con gái nhỏ nằm trên giường cấp cứu với một cơ thể đầy thương tích trong một nhà vệ sinh công cộng. May mắn vẫn còn sống, nhưng So Won phải mang theo nỗi đau thể xác và tâm lý cùng nỗi ám ảnh cả đời.

Sau cuộc tấn công ấy, So Won bị trầm cảm, không dám tiếp xúc với thế giới bên ngoài, phải điều trị trong suốt một thời gian dài. Tuy nhiên, tòa chỉ tuyên án 12 năm tù dành cho kẻ phạm tội trong sự bất bình của tất cả mọi người cùng nỗi đau xót của cha mẹ So Won.

Đạo diễn của Hope đã khiến khán giả bật khóc khi xây dựng phân cảnh cô bé So Won sợ hãi khi người cha ruột của mình tới gần. Trước vụ hiếp dâm, So Won là một cô bé vô tư, thích được vui đùa trong vòng tay cha nhưng nỗi đau sau khi bị đánh đập và cưỡng hiếp một cách tàn bạo, So Won sợ hãi tất cả những người đàn ông quanh mình. Cô bé không dám để cha tới gần, gào khóc, hoảng sợ khi người cha cố gắng chạm vào con gái mình.

So Won hiểu rằng, cha là người luôn yêu thương và bảo vệ mình nhưng sau cú sốc bị cưỡng hiếp, cô bé trở nên hoảng sợ mọi thứ. Phân cảnh người cha bất lực nhìn cô con gái nhỏ từ phía xa, muốn tới ôm con vào lòng xoa dịu những vết thương tâm hồn của con gái nhưng không thể được đã trở thành phân cảnh ám ảnh với người xem. Chỉ khi khoác lên mình bộ đồ cải trang, người cha mới có thể tới gần con gái và nhìn cô bé cười rạng ngời.

Đạo diễn Lee Joon Ik của bộ phim từng chia sẻ lý do thực hiện Hope là để "động viên Na Young và những nạn nhân khác của tội ác tình dục". Na Young chính là nạn nhân của một vụ ấu dâm gây chấn động Hàn Quốc vào năm 2008. 

https://cdn.noron.vn/2022/06/16/579454812921831-1655373186.jpg
Nguồn: Sưu tầm

13 năm trước, cô bé 8 tuổi - Na Young đã bị người đàn ông tên Cho Doo Soon hãm hiếp và tra tấn dã man. Tội ác của Cho Doo Soon rất khủng khiếp. Na Young mất đi cả hậu môn lẫn bộ phận sinh dục và khả năng làm mẹ. Đến bây giờ, khi ở tuổi trưởng thành, Na Young vẫn phải đóng bỉm và không thể có cuộc sống bình thường như những người bạn cùng lứa tuổi. 

Nhưng liệu trong cuộc sống thực tại, bao nhiêu đứa trẻ giống như cô bé Na Young có thể vượt qua nỗi đau thể xác và tâm hồn để có được cuộc sống bình thường

Tại sao trẻ em bị xâm hại tình dục thường có xu hướng im lặng không tố giác?

Khi da thịt bị đánh đồng với danh dự.

Trong xã hội phức tạp của loài người, ta luôn có khả năng trở thành nạn nhân của đủ thứ tai vạ trên đời.

Tuy nhiên, khác với việc bị mất đi tiền bạc hay thậm chí một phần thể xác, xâm hại tình dục khiến nạn nhân mất đi một thứ không thể đo đếm và hồi phục lại được. Đó là danh dự. Điều này lý giải vì sao xâm hại tình dục khiến nạn nhân bị phá hủy mà không thể lên tiếng. Khi bị cướp, ta có thể hô hoán, nhưng khi bị hiếp, ta có thể lại phải giấu giếm.

Lý do thứ hai của im lặng là việc sợ hãi bị trả thù và các tổn thương có thể xảy ra nếu tố cáo hoặc phản kháng.

Điều này khiến nạn nhân bị mắc kẹt trong việc phải lựa chọn giữa các mất mát và thiệt thòi khác nhau. Sự bất bình đẳng quyền lực với kẻ thủ ác đến từ vị trí xã hội, hay sự giàu có.

Trong nhiều trường hợp khác, kẻ thủ ác thao túng bằng lời hứa, bằng sự ngọt ngào, bằng cách ăn mày tình thương với nạn nhân. Ta có thể dứt bỏ một con quái vật, nhưng khi con quái vật đó thỉnh thoảng lại giả vờ yếu mềm như con mèo thì ta hoang mang bối rối.

Vượt qua ranh giới của xâm hại tình dục, sự thao túng tâm lý này xuất hiện trong nhiều khía cạnh khác nhau của cuộc sống. Đó là lý do ta hôn lên bàn tay từng tát mình hôm qua nhưng hôm nay nhẹ nhàng vuốt má. Cũng là lý do ta không thể chạy thoát một cuộc hôn nhân bạo hành, một môi trường công việc độc hại, một gia đình bất hạnh, hay một tình bạn lúc thì thân thương, lúc thì lợi dụng.

https://cdn.noron.vn/2022/06/16/574193096615939047-1655373821.jpgKhi các em không có sự trợ giúp.
Bởi sự nhạy cảm, phức tạp và tính hủy diệt của việc bị xâm hại tình dục, nạn nhân thường khó có thể chia sẻ

Nếu các em thậm chí còn không dám chia sẻ và cầu cứu người trong gia đình. Nhiều khi, chính gia đình ấy lại khiến các em bị tổn thương trầm trọng hơn.

Cuối cùng, lý do khiến các em nhỏ nói riêng và nạn nhân bị xâm hại nói chung chọn chịu đựng một mình là bởi các em trở thành đối tượng bị tấn công. 
Đó là những câu hỏi về việc khi bị xâm hại, em đã mặc gì? nói gì? có đi một mình không? có chống cự đến mức phải chảy máu xước da không? có tình ý trước với kẻ kia không? có nhận quà hay để kẻ kia phải trả tiền không?…

Xu hướng tấn công nạn nhân còn nhằm vào phẩm chất của họ: “Nó vốn là đứa con gái lẳng lơ”, “Nó vốn bị gay nên có tính lang chạ”, “Nó có tư thù nên mới làm ông kia sập bẫy”, “Nó muốn nổi tiếng nên tạo scandal”.

Như vậy, nạn nhân của xâm hại tình dục chọn im lặng còn bởi họ không muốn một lần nữa bị cưỡng hiếp bởi miệng lưỡi người đời. Việc im lặng tự liếm vết thương một mình hóa ra còn ít đau đớn hơn việc yêu cầu giúp đỡ, chỉ để nhận lại thêm nhiều vết thương mới.

Bảo vệ trẻ em khỏi xâm hại tình dục.

chúng ta cần dạy cho các con hiểu về những bộ phận vùng kín, qua các tác phẩm minh hoạ. Giáo dục cho trẻ hiểu những bộ phận nào bất kỳ người bạn nào cũng không được động vào. Chúng ta không cần đưa cái gì quá lớn lao. Mà cần giáo dục để con biết vùng nào là vùng nhạy cảm
Các tổ chức chuyên bảo vệ trẻ em đã đưa ra những quy tắc khái quát, dễ hiểu để các bậc cha mẹ có thể dạy con mình nhằm hạn chế bị xâm hại. Trong đó, quy tắc 5 ngón tay được coi là hiệu quả và phổ biến. Theo đó, 5 ngón tay là cách hình tượng hóa 5 nhóm người mà trẻ thường gặp hàng ngày. Với mỗi nhóm người, trẻ cần có cách hành xử khác nhau để tránh nguy cơ bị xâm hại.

https://cdn.noron.vn/2022/06/16/574193096615939074-1655374137.jpg
Nguồn: Tham khảo
  • Nhóm 1: Ôm hôn, dùng với người thân ruột thịt trong gia đình như ông bà, bố mẹ, anh chị em ruột.
  • Nhóm 2: Nắm tay, khoác tay: Với bạn bè, thầy cô, họ hàng
  • Nhóm 3: Bắt tay: Khi gặp người quen
  • Nhóm 4: Vẫy tay: Nếu đó là người lạ
  • Nhóm 5: Xua tay không tiếp xúc, thậm chí hét to và bỏ chạy nếu những người xa lạ mà bé cảm thấy bất an, tiến lại gần và có cử chỉ thân mật.

Ngoài quy tắc “5 ngón tay”, Tổ chức chuyên bảo vệ trẻ em tại Anh đã xây dựng một bộ quy tắc được gọi là “Quy tắc đồ lót” để hướng dẫn các phụ huynh giáo dục con tự bảo vệ mình trước những kẻ ấu dâm.

https://cdn.noron.vn/2022/06/16/509875927334048-1655374226.jpg
Nguồn: Tham khảo

Trẻ cần được dạy những quy tắc sau: Chỗ kín là riêng tư, không cho bất cứ ai xâm phạm, động chạm đến; Cơ thể của con là của riêng con. Không ai được phép làm bất kì điều gì khiến con không thoải mái hoặc xấu hổ; Con luôn có quyền từ chối người lớn trước những đụng chạm cơ thế, dù là thành viên trong gia đình; Kể về những bí mật làm con khó chịu và Lên tiếng để được giúp đỡ.

Ngoài những quy tắc nói trên, các tổ chức bảo vệ trẻ em còn khuyến cáo cha mẹ tìm hiểu, trang bị thêm nhiều kiến thức phòng chống tội phạm ấu dâm, dạy con thật bài bản những kiến thức, kĩ năng bảo vệ cơ thể mình trước những nguy cơ bị xâm phạm đến sức khỏe, cơ thể.

Cảm ơn các bạn đã đồng hành cùng mình trong bài viết trên, mình rất mong nhận được thêm ý kiến đóng góp của các bạn! ❤️
Từ khóa: 

quấy rối tình dục

,

tình dục

Các bậc cha mẹ nên quan tâm đến con nhiều hơn và chủ động chia sẻ kiến thức giáo dục giới tính, hướng dẫn con đảm bảo an toàn cho chính mình. Mình rất không vui khi thấy các bậc cha mẹ chăm chú vào máy tính, điện thoại quá rồi chủ quan để con cái vui chơi tự do tại những khu vui chơi đông đúc hay trong lúc nhà có việc, khách khứa lạ ra vào nhiều. Trẻ em ở nhà có thể biểu lộ tinh khôn, nhưng trên thực tế các em chưa có đủ vốn sống và sự cảnh giác để tự bảo vệ nên vẫn rất cần cha mẹ để mắt tới.

Trả lời

Các bậc cha mẹ nên quan tâm đến con nhiều hơn và chủ động chia sẻ kiến thức giáo dục giới tính, hướng dẫn con đảm bảo an toàn cho chính mình. Mình rất không vui khi thấy các bậc cha mẹ chăm chú vào máy tính, điện thoại quá rồi chủ quan để con cái vui chơi tự do tại những khu vui chơi đông đúc hay trong lúc nhà có việc, khách khứa lạ ra vào nhiều. Trẻ em ở nhà có thể biểu lộ tinh khôn, nhưng trên thực tế các em chưa có đủ vốn sống và sự cảnh giác để tự bảo vệ nên vẫn rất cần cha mẹ để mắt tới.