Bảo vệ trẻ em khỏi nạn bạo hành - Bạo hành thể chất

  1. Giáo dục

  2. Văn hóa

  3. Xã hội

 

Bạo hành hay bạo lực trẻ em là các hành vi gây tổn hại về cả thể chất lẫn tinh thần đối với trẻ em. Trong đó:
Bạo lực thể chất là hành vi sử dụng sức mạnh thể chất với mục đích gây thương vong, tổn hại đến sức khỏe của người khác. Ví dụ: Đánh, trói hoặc có hành động khác gây tổn thương cơ thể.
Bạo lực tinh thần còn được gọi là bạo lực tình cảm, bạo lực tâm lý. Hành vi bạo lực tinh thần bao gồm: Chửi mắng, hạ nhục với những lời lẽ thô thiển, nặng nề; Gây áp lực thường xuyên về tâm lý…
Những hành vi này mặc dù không tác động trực tiếp đến sức khỏe về mặt thể chất nhưng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần và sự phát triển tâm lý của trẻ em.

https://cdn.noron.vn/2022/06/08/728681823711968195-1654677772.jpg
Nguồn: Sưu tầm

 

Điều đầu tiên mình muốn gửi tới mọi người một lưu ý quan trọng, chính là: hiệu ứng người ngoài cuộc không chừa một ai khi khiến nhiều người quên mất một đứa trẻ có thể mong manh như thế nào cả về thể xác và tinh thần. Chuẩn mực xã hội cũng đóng vai trò trong việc ngăn chặn người ngoài lên tiếng. Chỉ khi ta thay đổi quan điểm về vai trò xã hội của mình trong một vụ bạo hành thì mới có thể tạo ra sự thay đổi.

Và dưới đây là một số đường dây thông tin liên hệ ngay cả khi người ngoài là bất cứ ai, nếu phát hiện trẻ em bị xâm hại, bạo hành hãy liên hệ ngay tới tổng đài Quốc gia bảo vệ trẻ em là dịch vụ công đặc biệt thành lập theo quy định của Luật Trẻ em 2016, chịu sự quản lý của Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ Truyền thông thuộc Cục Trẻ em để được hỗ trợ.
Nếu phát hiện hoặc chứng kiến hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em hoặc lao động trẻ em, hãy thông tin, báo cáo ngay qua:
- Số điện thoại tổng đài Quốc gia bảo vệ trẻ em 111
- Ứng dụng Tổng đài 111
Và hãy an ủi và chia sẻ với nạn thân thay vì ép các bé phải kể lại những gì đã xảy ra.

Dư luận xã hội vô cùng phẫn nộ khi những vụ án bạo hành trẻ em trong thời gian gần đây liên tiếp xảy ra. Những đứa trẻ đáng lẽ được sống trong sự yêu thương, nâng niu lại phải chịu những trận đòn roi kinh hoàng trong chính ngôi nhà mình sinh sống. Những nỗi đau về thể xác, những sang chấn về tâm lý sẽ mãi là ký ức đáng sợ trong suy nghĩ của các em. Thậm chí, có những trường hợp đau lòng khiến các bé phải ra đi mãi mãi để lại những sự tiếc nuối, căm phẫn của nhiều người và cả xã hội. Đáng buồn hơn, người gây ra đau đớn đó là những người thân quen hay chính bố mẹ đẻ các em.

Vụ án mẹ kế đánh con gái 8 tuổi tử vong ở TP.HCM.
Vụ việc “mẹ kế” đánh đập, bạo hành đến chết bé N.T.V.A (8 tuổi, ở TP.HCM) cách đây không lâu khiến dư luận vô cùng bức xúc. Ngày 28-12, Cơ quan điều tra Công an Q.Bình Thạnh quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can Nguyễn Võ Quỳnh Trang (26 tuổi) về tội “hành hạ người khác”. Nguyễn Võ Quỳnh Trang là “mẹ kế” bạo hành con riêng của ông Nguyễn Kim Trung Thái.

https://cdn.noron.vn/2022/06/08/728681823711968201-1654677827.jpg
Nguồn: Tham khảo

 

Trong thời gian dài cùng sống chung, Trang nhiều lần đánh đập bé V.A gây nên nhiều vết bầm trên người. Cụ thể, Trang dùng roi mây để “răn dạy” bé A. và tiếp tục dùng gậy gỗ đánh đập khi roi mây bị gãy.
Đến ngày 22-12-2021, trong quá trình dạy học cháu A., theo cơ quan công an Trang nhiều lần đánh cháu trong suốt 4 giờ đồng hồ vì làm bài sai. Sau đó, cháu A. bị nôn ói, ông Thái đưa cháu đi cấp cứu nhưng cháu A. tử vong sau đó.

Bé gái 3 tuổi bị cắm 9 cây đinh vào đầu.

https://cdn.noron.vn/2022/06/08/728681823711968204-1654677878.jpg
Nguồn: Tham khảo

 

Vụ việc bạo hành trẻ em ở H.Thạch Thất, Hà Nội khiến dư luận vô cùng phẫn nộ. Nguyễn Trung Huyên (30 tuổi) là nghi phạm găm 9 vật cứng vào đầu bé Đ.N.A (3 tuổi). Huyên là nhân tình và đã về ở chung trọ với mẹ bé. Trước đó, chiều 18-1, Công an H.Thạch Thất nhận tin báo về việc bé A. nhập viện trong tình trạng hôn mê. Qua chụp chiếu, bệnh viện xác định trong sọ bé gái có 9 vật thể cứng giống đinh. Bé được điều trị tại bệnh viện Xanh Pôn và đã tử vong. 

Bé gái 12 tuổi bị cha dượng xâm hại, mẹ bạo hành. 
Tháng 2-2021, Công an Q.Hà Đông - Hà Nội quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Phạm Thanh Tùng (31 tuổi) về tội “hiếp dâm người dưới 16 tuổi” và khởi tố Hoàng Thị Thu Huyền (34 tuổi) về tội “hành hạ con”.

https://cdn.noron.vn/2022/06/08/728681823711968208-1654677963.jpg
Nguồn: Tham khảo

 

Theo kết quả điều tra ban đầu, sau khi ly dị chồng, Huyền nhận nuôi bé N.H.B (12 tuổi). Trong quá trình sinh sống, Huyền thường xuyên dùng ống nước, dây điện, gậy tre đánh vào chân, tay, lưng khiến bé bị bầm tím khắp cơ thể. Chỉ đến khi người thân phát hiện, giải cứu thì bé mới thoát khỏi người mẹ đẻ vô tâm này.

Cha dượng bạo hành bé trai 5 tuổi.
Khuya 4-8-2021, một đoạn clip dài khoảng 4 phút ghi lại cảnh một người đàn ông đang bạo hành, đánh đập một em bé tại nhà được đăng lên mạng xã hội khiến nhiều người căm phẫn. Vụ việc xảy ra tại tỉnh Bình Dương.

https://cdn.noron.vn/2022/06/08/835854827194311-1654678074.jpg
Nguồn: Tham khảo

 

Quá trình sinh sống với chị T, Nam thường đánh đập chửi mắng cháu A. Đỉnh điểm vào tối 3-8, cháu A đòi ra ngoài chơi nên Nam đã đánh đập cháu bé. Trong lúc Nam đánh cháu, những người sinh sống gần bên nhà can ngăn nhưng bị Nam hăm dọa nên đã quay clip nhằm tố giác với cơ quan chức năng. Cơ quan công an cũng xác định được đây không phải lần đầu Nam đánh cháu A.

Bố dùng đũa đánh con lớp 1 đến chết ở Hà Nội.
Tháng 9-2021, Lê Thành Công (43 tuổi) dạy con gái học là bé L.H.A (6 tuổi) tại nhà riêng. Quá trình học, thấy bé A. mất tập trung, chậm tiếp thu nên Công dùng đũa gỗ vụt hơn 10 lần vào mu bàn tay trái, cánh tay trái và chân trái con gái.
Chưa dừng lại, Công tiếp tục bảo vợ lấy chổi để dạy con, nhưng vợ không tìm thấy chổi nên đưa một thanh tre dài khoảng 50 cm cho Công. Sau đó, Công tiếp tục vụt vào mông, lưng con gái.

https://cdn.noron.vn/2022/06/08/728681823711968219-1654678262.jpg
Nguồn: Tham khảo

 

Sau đó, bé A. bị nôn, nóng sốt nên được bố mẹ đưa đến bệnh viện Nhi Trung ương thăm khám. Qua kiểm tra, các bác sĩ xác định bé A đã tử vong ngoại viện, cơ thể có nhiều vết bầm tím nghi do bạo hành, nên báo lực lượng chức năng.
Cái chết của bé A. là hồi chuông bừng tỉnh về cách dạy con và vấn nạn bạo hành trẻ em gây nhức nhối trong xã hội.
 
Nhiều vụ bạo hành trẻ em liên tiếp được phản ánh. Cơ quan công an cũng đã quyết liệt vào cuộc và những bản án thích đáng đã được đưa ra. Làm sao để ngăn chặn những hành vi độc ác này xảy ra, làm sao bảo vệ những đứa bé, đứa trẻ hồn nhiên khỏi những trận đòn roi hay tra tấn như thế để không còn xảy ra vụ việc đáng tiếc, đau lòng là câu hỏi mà dư luận luôn đau đáu?
Để có thể ngăn chặn, giảm thiểu vấn nạn này thì gia đình trước hết là tổ ấm, là cái nôi để hình thành nhân cách, đạo đức cho những đứa trẻ. Vì vậy gia đình cần quan tâm yêu thương con cái mình nhiều hơn, biết sắp xếp công việc, thời gian hợp lý để có thể dành thời gian dạy bảo, chơi với con em mình, quan tâm đến những cử chỉ hành động nhỏ của chúng để có thể nắm bắt được tâm tư, định hướng đúng đắn cho các em ngay từ đầu. Các thành viên trong gia đình phải yêu thương nhau, nên vui vẻ hòa đồng với nhau, không nên thường xuyên xảy ra cự cãi hay bạo lực gia đình trước mặt con em mình tránh ảnh hưởng đến nhận thức và hành vi của chúng sau này. 
Cha mẹ là tấm gương sáng để cho con nhỏ học theo, chính vì thế mà cha mẹ cần khôn khéo trong việc dạy bảo con em mình. Sống trong một gia đình tốt thì việc hình thành nhân cách, tính nết của những đứa trẻ sau lớn lên cũng sẽ trở thành những người điềm đạm, hòa nhã, chín chắn, bản lĩnh, so với những đứa trẻ mà gia đình lúc nào cũng cự cãi, thậm chí còn hay dùng bạo lực với chúng, hay la mắng thì lớn lên ít nhiều những đứa trẻ này sẽ có tính cách thiên về bạo lực, nóng nảy, hay trầm cảm, tự ti,…
Không phải cứ dạy con theo kiểu “ Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi” là đúng đắn, là phù hợp. Câu nói ấy thường nhấn mạnh vào việc cha mẹ nên dạy con nghiêm khắc, lại luôn bị hiểu theo nghĩa đen: muốn con ngoan phải dùng bạo lực. Một số chuẩn mực văn hóa và xã hội có thể chính là tác nhân khuyến khích các hành vi bạo lực của trẻ em (WHO). 
Trẻ em thường được cho là có vị trí thấp nhất trong nhà vậy nên là lẽ tự nhiên khi cha mẹ có quyền “uốn nắn" theo ý mình, kể cả là dùng bạo lực. Con cái cũng được cho là “tài sản" của cha mẹ. Điều này vô hình khiến trẻ em thành một món đồ, cha mẹ đặt đâu ngồi đó. Nguyện vọng và nhu cầu của “món đồ” này cũng bị lờ đi.
Nguyên nhân và hệ quả của bạo lực gia đình không đơn giản gói gọn trong hai chữ mẹ kế hay cha dượng. Từ khi sự việc xảy ra, một số kênh truyền thông bắt đầu tổng hợp lại những sự kiện bạo lực gia đình theo năm có sự tương đồng. Điều này vô tình làm gia tăng định kiến trong câu nói “mấy đời mẹ ghẻ mà thương con chồng” và đơn giản hóa vấn nạn bạo lực gia đình.

https://cdn.noron.vn/2022/06/08/7980185335969128-1654678361.jpg
Nhà trường cũng cần có biện pháp, quy định đối với những thầy, cô giáo trong trường, không để cho các thầy, cô có những hành vi chửi xúc phạm đối với học sinh, hay những hành động trái với luân thường đạo lý, đi ngược lại với truyền thống của nhà giáo. Thầy cô cần quan tâm, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của học sinh, chia sẻ những khó khăn vướng mắc với chúng,… Thầy, cô giáo cũng nên tổ chức nhiều hoạt động vui chơi tạo hứng thú trong học tập cho các em, thầy cô cần lựa chọn cho mình những giải pháp phù hợp trong dạy bảo các em nhỏ và học sinh. Thầy cô cũng phải là những người nêu gương, biết kiềm chế cảm xúc của mình để không ảnh hưởng đến công việc, hãy là những người lái đò tâm huyết với nghề.
Bên cạnh đó thì gia đình và nhà trường cần phối hợp với nhau trong công tác quản lý, giáo dục học sinh để cho việc quản lý, giáo dục cho các em đạt được hiệu quả tốt hơn.
Xã hội cần quyết liệt hơn trong việc đấu tranh với bạo hành trẻ em, chúng ta cần có sự chung tay của toàn xã hội để kịp thời phát hiện những người có hành vi bạo hành trẻ em để ngăn chặn, xử lý kịp thời tránh những tình huống đáng tiếc xảy ra. Đồng thời cũng tăng cường xây dựng tinh thần đoàn kết, yêu thương con người với con người cùng nhau chống lại bạo hành trẻ em, đấu tranh với lối sống thờ ơ vô cảm trong cộng đồng hiện nay. Cơ quan chức năng cần có biện pháp xử lý đối với những trường hợp bạo hành trẻ em để vừa có tính chất răn đe, vừa là lời cảnh tỉnh cho người người khác, cần nâng cao và bảo vệ quyền trẻ em hơn nữa vì trẻ em là mầm non của tương lai, của đất nước.

Cảm ơn các bạn đã đồng hành cùng mình trong bài viết trên, mình rất mong nhận được thêm ý kiến đóng góp của các bạn! ❤️

Từ khóa: 

bao_hanh

,

bao_luc

,

tre_em

,

giáo dục

,

văn hóa

,

xã hội

Bây giờ bọn trẻ cno cũng dùng đến mxh nhiều, nhưng khó mà tiếp cận được những bài viết này trên đây, tôi nghĩ bài viết của bạn nên được post ở nhiều mxh khác như facebook, instagram nữa thì càng tốt. 100 người đọc 1 người làm được cũng coi như là mình thành công rồi bạn ạ.

Trả lời

Bây giờ bọn trẻ cno cũng dùng đến mxh nhiều, nhưng khó mà tiếp cận được những bài viết này trên đây, tôi nghĩ bài viết của bạn nên được post ở nhiều mxh khác như facebook, instagram nữa thì càng tốt. 100 người đọc 1 người làm được cũng coi như là mình thành công rồi bạn ạ.

Làm sao để bài viết này trở nên sôi nổi hơn nhỉ, mình thấy nội dung bạn viết khá phù hợp với mục đích giáo dục đó 🙏 +10