Bảo vệ tài chính KHÔNG LÀ BẢO HIỂM
Bảo vệ hay dự phòng rủi ro KHÔNG PHẢI LÀ BẢO HIỂM.
Mình cần nhấn mạnh điều này để nhiều bạn khỏi bị lầm lẫn giữa "bảo vệ tài chính" và "bảo hiểm". Lấy 3 ví dụ như vầy:
- Ví dụ 1: Chẳng hạn, bạn sử dụng ốp lưng hay kính cường lực cho điện thoại, những phụ kiện này giúp bảo vệ điện thoại của bạn trong trường hợp bị rớt, như thế có thể làm giảm thiệt hại về chi phí và tài sản khi điện thoại bị rớt. Cái này gọi là một hình thức bảo vệ.
- Ví dụ 2: bạn cầm theo dù hay áo mưa để lỡ có mưa thì bạn không bị ướt, hạn chế bị cảm lạnh. Cái này cũng là một hình thức bảo vệ.
- Ví dụ 3: bạn năng tập thể dục thể thao, nhứng lúc có cảm nắng, hay nhức đầu, sốt thông thường, bạn dễ dàng lướt qua. Chuyện tập thể dục thể thao là một hình thức bảo vệ.
Hiểu vậy để bạn có thêm nhiều phương án bảo vệ mà không bị vướng mắc là chỉ có bảo hiểm mới bảo vệ hen. Nhưng mà, trong nhiều trường hợp, khi xảy ra các vấn đề về sức khỏe rồi và đủ nghiêm trọng thì lúc đó bảo hiểm LÀ 1 TRONG NHỮNG CÁCH để giúp bảo vệ tài chính. Chi tiết bạn có thể xem thêm như trong hình nha.
Để có thể bảo vệ tài chính được đầy đủ, bạn cần biết có những rủi ro nào có thể xảy ra, những rủi ro ấy có thể được phòng ngừa bằng những phương tiện, công cụ nào, và nếu đã xảy ra thì có thể được bảo vệ bằng những sản phẩm dịch vụ tài chính và phi tài chính nào. Với công cụ tài chính, bạn cũng cần kết hợp giữa các khoản dự phòng bằng tiền mặt với các công cụ tài chính như bảo hiểm, đầu tư, tiền gửi ngân hàng, ... để tránh tình trạng bị thiếu tiền mặt hoặc tiền có tính thanh khoản cao và dẫn đến phải vay nợ.
Bảo vệ tài chính không chỉ có bảo hiểm và bảo hiểm chỉ là 1 trong những cách để bảo vệ tài chính chứ không phải là cách duy nhất cho tất cả các rủi ro. Vậy nên, hãy sáng suốt khi lập dự phòng tài chính và biết kết hợp các sản phẩm dịch vụ tài chính để có thể có được phương án bảo vệ tài chính tối ưu cho bản thân bạn nha.
Minh Nhật