Báo in ngày nay cần làm gì để tồn tại trong sự cạnh tranh khốc liệt của các loại hình báo chí khác ?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Báo in là loại hình báo chí ra đời sớm nhất trong lịch sử báo chí, hiện đang bị đặt trong thách thức tồn tại hay không tồn tại. Nhiều dự đoán rằng, báo in tồn tại trong khoảng 30 - 40 năm nữa, thậm chí có dự đoán rằng, báo in chỉ có thể tồn tại trong vòng 10 năm nữa thôi! Chúng ta ai cũng biết, thời gian gần đây, công nghệ thông tin phát triển, báo điện tử, mạng xã hội ngày càng chiếm ưu thế trong việc cung cấp thông tin nhanh, đa dạng, phong phú cho công chúng. Báo điện tử và mạng xã hội ngày càng lấn át báo in và thậm chí thách thức cả truyền hình - một loại hình báo chí đã và đang chiếm ưu thế. Song, mỗi loại hình báo chí đều có lợi thế riêng. Ưu thế của báo in là cung cấp thông tin chiều sâu, tính bình luận, độ chính xác, tính cộng đồng cao, khả năng lưu trữ tốt hơn các loại hình báo chí khác, và đặc biệt là góp phần duy trì và phát huy văn hóa đọc - vốn mai một trong thời gian gần đây. Có nghĩa là, báo in vẫn còn cơ hội và yêu cầu của xã hội để tồn tại và phát triển. Vậy câu hỏi được đặt ra là báo in ngày nay cần làm gì để tồn tại trong sự cạnh tranh khốc liệt của các loại hình báo chí khác ? Thứ nhất, báo in nên tìm thị trường ngách : Muốn có thông tin khách quan, có tính định hướng... báo in phải chuyển tải thông tin đến bạn đọc theo cách riêng, tận dụng những thế mạnh hiện thời của mình. Đó là, không tập trung vào thông tin thời sự, sự kiện mà nên phân tích, bình luận, lý giải để thấy được bản chất thông tin, sự toàn cảnh, đa chiều của vấn đề. Từ đó giúp bạn đọc nhận biết giá trị, bản chất căn cốt, tính khách quan, toàn cảnh của thông tin để có thể nhận thức đúng, ứng dụng trong thực tiễn công việc cũng như đời sống... Đó là cách mà chúng ta đi tìm thị trường ngách để tồn tại. Với báo điện tử, áp lực về tính cập nhật, không có thời gian đưa những thông tin mang tính bình luận, lí giải... nên báo in cần hướng đến, tập trung làm tốt hơn nữa... Chính vì thế thời gian qua, ngay cả một số nhật báo như Tuổi trẻ TPHCM, Lao động, Tiền phong, Nông thôn Ngày nay... tập trung vào lấy ý kiến chuyên sâu, đa chiều, lấy sự phân tích, lí giải và định hướng dư luận để thu hút bạn đọc. Có thể nói, ngoài một số tờ báo ra ấn phẩm phụ, chạy theo kiểu làm báo thị trường, thì một số tờ báo đã biết tập trung hơn đến đối tượng độc giả quan trọng và đầy tiềm năng. Chúng ta thường quên một phân khúc độc giả tiềm năng, ít được tiếp cận đến báo chí như khu vực nông thôn, quên rằng có những người rất quan tâm đến các đồ họa, quan tâm tính lưu trữ của báo in, thích nghiền ngẫm đọc lúc rỗi rãi... Nhiều người thích đọc báo in chứ không hẳn là toàn bộ công chúng đều thích báo điện tử. Thứ hai , báo in cần có nét đặc sắc riêng.: Việc bị giành giật bạn đọc là một thực tế của báo in hiện nay.Vì thế báo in cần tìm nội dung chuyên biệt, bản sắc riêng cho mình để cho bạn đọc thấy cần có tờ báo đó để đọc. Với các cơ quan báo chí có nhiều loại ấn phẩm thì cần có sự kết hợp, hỗ trợ nội dung để bạn đọc phải tìm tờ báo giấy để có thông tin đầy đủ, sâu sắc hơn. Bên cạnh việc tổ chức nội dung thì trình bày báo cũng cần luôn thay đổi để hấp dẫn bạn đọc, đặc biệt các cơ quan cần hướng mạnh khâu phát hành đến những vùng mà vốn dĩ báo in ít có và người dân chưa sử dụng phương tiện điện tử nhiều. Cuối cùng vấn đề cốt tử vẫn là chất lượng thông tin: Thỉnh thoảng, lại xuất hiện thông tin tờ báo này ở Mỹ, tờ báo kia ở Anh phải đóng cửa, đình bản; trong nước nhiều cơ quan báo chí ngưng xuất bản báo in hay giảm kỳ phát hành... Thực tế ấy khiến những người làm báo chúng ta phải suy nghĩ: Phải chăng, một loại hình báo chí lâu đời nhất, được người đọc quý trọng nhất đang có nguy cơ biến mất? Phải chăng nó sẽ biến mất như những chiếc máy chữ, chiếc máy nhắn tin hay máy ảnh cơ... để nhường chỗ cho các thiết bị công nghệ kỹ thuật số? Hiện nay trong một tòa soạn, phải phân định rõ thông tin nào thì đưa ngay báo điện tử còn thông tin nào cần phải để dành đưa báo in. Cần tính toán để làm báo phát không theo xu hướng của báo chí thế giới. Có nghĩa là nguồn thu của tòa soạn không phải từ bán báo mà là từ nguồn quảng cáo của các tổ chức, doanh nghiệp quảng cáo. Như vậy, báo in vẫn tồn tại mà bạn đọc vẫn được phục vụ miễn phí. Và điều quan trọng nhất vẫn là, thông tin báo in phải chuyên sâu, nhằm vào một đối tượng bạn đọc nhất định thuộc một lĩnh vực cụ thể. Vấn đề là mỗi tòa soạn, mỗi Tổng biên tập và cộng sự ở tòa soạn đó có biết lựa chọn hướng đi, lựa chọn cách “thâm canh” để tiếp tục duy trì và phát triển tờ báo của mình hay không?
Trả lời
Báo in là loại hình báo chí ra đời sớm nhất trong lịch sử báo chí, hiện đang bị đặt trong thách thức tồn tại hay không tồn tại. Nhiều dự đoán rằng, báo in tồn tại trong khoảng 30 - 40 năm nữa, thậm chí có dự đoán rằng, báo in chỉ có thể tồn tại trong vòng 10 năm nữa thôi! Chúng ta ai cũng biết, thời gian gần đây, công nghệ thông tin phát triển, báo điện tử, mạng xã hội ngày càng chiếm ưu thế trong việc cung cấp thông tin nhanh, đa dạng, phong phú cho công chúng. Báo điện tử và mạng xã hội ngày càng lấn át báo in và thậm chí thách thức cả truyền hình - một loại hình báo chí đã và đang chiếm ưu thế. Song, mỗi loại hình báo chí đều có lợi thế riêng. Ưu thế của báo in là cung cấp thông tin chiều sâu, tính bình luận, độ chính xác, tính cộng đồng cao, khả năng lưu trữ tốt hơn các loại hình báo chí khác, và đặc biệt là góp phần duy trì và phát huy văn hóa đọc - vốn mai một trong thời gian gần đây. Có nghĩa là, báo in vẫn còn cơ hội và yêu cầu của xã hội để tồn tại và phát triển. Vậy câu hỏi được đặt ra là báo in ngày nay cần làm gì để tồn tại trong sự cạnh tranh khốc liệt của các loại hình báo chí khác ? Thứ nhất, báo in nên tìm thị trường ngách : Muốn có thông tin khách quan, có tính định hướng... báo in phải chuyển tải thông tin đến bạn đọc theo cách riêng, tận dụng những thế mạnh hiện thời của mình. Đó là, không tập trung vào thông tin thời sự, sự kiện mà nên phân tích, bình luận, lý giải để thấy được bản chất thông tin, sự toàn cảnh, đa chiều của vấn đề. Từ đó giúp bạn đọc nhận biết giá trị, bản chất căn cốt, tính khách quan, toàn cảnh của thông tin để có thể nhận thức đúng, ứng dụng trong thực tiễn công việc cũng như đời sống... Đó là cách mà chúng ta đi tìm thị trường ngách để tồn tại. Với báo điện tử, áp lực về tính cập nhật, không có thời gian đưa những thông tin mang tính bình luận, lí giải... nên báo in cần hướng đến, tập trung làm tốt hơn nữa... Chính vì thế thời gian qua, ngay cả một số nhật báo như Tuổi trẻ TPHCM, Lao động, Tiền phong, Nông thôn Ngày nay... tập trung vào lấy ý kiến chuyên sâu, đa chiều, lấy sự phân tích, lí giải và định hướng dư luận để thu hút bạn đọc. Có thể nói, ngoài một số tờ báo ra ấn phẩm phụ, chạy theo kiểu làm báo thị trường, thì một số tờ báo đã biết tập trung hơn đến đối tượng độc giả quan trọng và đầy tiềm năng. Chúng ta thường quên một phân khúc độc giả tiềm năng, ít được tiếp cận đến báo chí như khu vực nông thôn, quên rằng có những người rất quan tâm đến các đồ họa, quan tâm tính lưu trữ của báo in, thích nghiền ngẫm đọc lúc rỗi rãi... Nhiều người thích đọc báo in chứ không hẳn là toàn bộ công chúng đều thích báo điện tử. Thứ hai , báo in cần có nét đặc sắc riêng.: Việc bị giành giật bạn đọc là một thực tế của báo in hiện nay.Vì thế báo in cần tìm nội dung chuyên biệt, bản sắc riêng cho mình để cho bạn đọc thấy cần có tờ báo đó để đọc. Với các cơ quan báo chí có nhiều loại ấn phẩm thì cần có sự kết hợp, hỗ trợ nội dung để bạn đọc phải tìm tờ báo giấy để có thông tin đầy đủ, sâu sắc hơn. Bên cạnh việc tổ chức nội dung thì trình bày báo cũng cần luôn thay đổi để hấp dẫn bạn đọc, đặc biệt các cơ quan cần hướng mạnh khâu phát hành đến những vùng mà vốn dĩ báo in ít có và người dân chưa sử dụng phương tiện điện tử nhiều. Cuối cùng vấn đề cốt tử vẫn là chất lượng thông tin: Thỉnh thoảng, lại xuất hiện thông tin tờ báo này ở Mỹ, tờ báo kia ở Anh phải đóng cửa, đình bản; trong nước nhiều cơ quan báo chí ngưng xuất bản báo in hay giảm kỳ phát hành... Thực tế ấy khiến những người làm báo chúng ta phải suy nghĩ: Phải chăng, một loại hình báo chí lâu đời nhất, được người đọc quý trọng nhất đang có nguy cơ biến mất? Phải chăng nó sẽ biến mất như những chiếc máy chữ, chiếc máy nhắn tin hay máy ảnh cơ... để nhường chỗ cho các thiết bị công nghệ kỹ thuật số? Hiện nay trong một tòa soạn, phải phân định rõ thông tin nào thì đưa ngay báo điện tử còn thông tin nào cần phải để dành đưa báo in. Cần tính toán để làm báo phát không theo xu hướng của báo chí thế giới. Có nghĩa là nguồn thu của tòa soạn không phải từ bán báo mà là từ nguồn quảng cáo của các tổ chức, doanh nghiệp quảng cáo. Như vậy, báo in vẫn tồn tại mà bạn đọc vẫn được phục vụ miễn phí. Và điều quan trọng nhất vẫn là, thông tin báo in phải chuyên sâu, nhằm vào một đối tượng bạn đọc nhất định thuộc một lĩnh vực cụ thể. Vấn đề là mỗi tòa soạn, mỗi Tổng biên tập và cộng sự ở tòa soạn đó có biết lựa chọn hướng đi, lựa chọn cách “thâm canh” để tiếp tục duy trì và phát triển tờ báo của mình hay không?