Bao giờ dân ta mới biết sử ta?

  1. Xã hội

  2. Giáo dục

  3. Lịch sử

Mới đây tôi có biết tới 1 câu nói gây tranh cãi của 1 bạn trẻ trên tiktok về lgbt. Bên dưới bài viết có một câu "phản biện" của một "học sinh giỏi sử cấp thành phố". Đọc cmt tôi mới giật mình nhìn lại cách dạy môn lịch sử của ngành giáo dục Việt Nam.

https://cdn.noron.vn/2023/01/03/3238605114743494846719815813710259867061102n-1672730893_1024.jpg

Thực sự giáo dục hiện nay chỉ chú trọng vào các môn Ngữ Văn, Toán, Tiếng Anh, có chăng là cả Lí và Hóa mà đang bỏ quên môn Sử. Nhiều học sinh giỏi sử cấp tỉnh, cấp thành phố có lẽ khi ra trường theo ngành khác 1, 2 năm là quên hết sạch. Liệu cứ như vậy thì dân ta bao giờ mới biết sử ta?

Từ khóa: 

cuộc sống hại điện

,

xã hội

,

giáo dục

,

lịch sử

  • Từ quá khứ đến hiện tại. Trải qua một quá trình lâu dài hình thành, phát triển, thoái trào, sụp đổ lại phát triển, rồi lịch sử được kết tinh thành bài học quý giá.
  • Đó mới là cái đáng phải học để đút kết khi nhìn vào bối cảnh hiện tại và quá khứ, chứ không phải giáo viên chỉ chăm chăm nhồi nhét học sinh kiến thức, để chỉ quy đổi bằng điểm số, thành tích trên trường. 
  • Nhìn vào một sự kiện ABC gì ấy rút ra được nhận thức gì trong tương lai, nhìn vào nhân vật lịch sử, học được gì từ quá trình đàm phán, thuyết phục của họ, nhìn vào sai lầm của quốc gia và cá nhân nào mà né tránh phải sai lầm ấy.
  • Mình dám chắc chắn rằng, trên trường các bạn chẳng bao giờ tiếp thu môn sử một cách tự hào hay học được điều gì bổ ích từ nó, mà thông qua video Youtube hoặc Tiktok của các bạn contenter. Video trên Internet được làm rất thú vị, hấp dẫn, dễ nhớ và cuốn hút vô cùng. 
  • Theo mình cái quan trọng nhất là phát triển làm phim và những nhà marketing sáng tạo nên bắt tay nhau đưa sử Việt lên tầm cao. Bạn hãy nhìn điện ảnh sử Trung vs sử Hàn vào Việt Nam mọc lên ào ạt như nấm, còn một số bộ phim sử Việt Nam thì lẹt dẹt, đầu tư thì hời hợt, ra một hai bộ phim cũng bị lép vế trước phim nước ngoài.
  • Phim Huyền Sử Vua Đinh đấy là một trường hợp rõ thấy nhất.
  • Thế nên, thực trạng giới trẻ Việt Nam mình toàn nhớ sử Trung là điều khiển nhiên. Kể đến như Tam Quốc chí, Tây Du Kí (nhà Đường),Thủy Hử (nhà Tống),... toàn những phim đầu tư khủng, cảnh quay chất và diễn viên đẹp.
  • Túm cái váy lại, theo mình vẫn còn dân Việt biết sử Việt thông qua MXH từ những video sinh động, nhưng để mà phổ cập rộng rãi đến dân Việt mạnh mẽ và tự hào hơn, cần một sự phát triển điện ảnh Việt Nam nổi bật.

________________________________

Vĩ Content - Sứ Giả Content 

👉Nhớ follow mình nhen. Cảm ơn bạn ^^

Trả lời
  • Từ quá khứ đến hiện tại. Trải qua một quá trình lâu dài hình thành, phát triển, thoái trào, sụp đổ lại phát triển, rồi lịch sử được kết tinh thành bài học quý giá.
  • Đó mới là cái đáng phải học để đút kết khi nhìn vào bối cảnh hiện tại và quá khứ, chứ không phải giáo viên chỉ chăm chăm nhồi nhét học sinh kiến thức, để chỉ quy đổi bằng điểm số, thành tích trên trường. 
  • Nhìn vào một sự kiện ABC gì ấy rút ra được nhận thức gì trong tương lai, nhìn vào nhân vật lịch sử, học được gì từ quá trình đàm phán, thuyết phục của họ, nhìn vào sai lầm của quốc gia và cá nhân nào mà né tránh phải sai lầm ấy.
  • Mình dám chắc chắn rằng, trên trường các bạn chẳng bao giờ tiếp thu môn sử một cách tự hào hay học được điều gì bổ ích từ nó, mà thông qua video Youtube hoặc Tiktok của các bạn contenter. Video trên Internet được làm rất thú vị, hấp dẫn, dễ nhớ và cuốn hút vô cùng. 
  • Theo mình cái quan trọng nhất là phát triển làm phim và những nhà marketing sáng tạo nên bắt tay nhau đưa sử Việt lên tầm cao. Bạn hãy nhìn điện ảnh sử Trung vs sử Hàn vào Việt Nam mọc lên ào ạt như nấm, còn một số bộ phim sử Việt Nam thì lẹt dẹt, đầu tư thì hời hợt, ra một hai bộ phim cũng bị lép vế trước phim nước ngoài.
  • Phim Huyền Sử Vua Đinh đấy là một trường hợp rõ thấy nhất.
  • Thế nên, thực trạng giới trẻ Việt Nam mình toàn nhớ sử Trung là điều khiển nhiên. Kể đến như Tam Quốc chí, Tây Du Kí (nhà Đường),Thủy Hử (nhà Tống),... toàn những phim đầu tư khủng, cảnh quay chất và diễn viên đẹp.
  • Túm cái váy lại, theo mình vẫn còn dân Việt biết sử Việt thông qua MXH từ những video sinh động, nhưng để mà phổ cập rộng rãi đến dân Việt mạnh mẽ và tự hào hơn, cần một sự phát triển điện ảnh Việt Nam nổi bật.

________________________________

Vĩ Content - Sứ Giả Content 

👉Nhớ follow mình nhen. Cảm ơn bạn ^^

Em xin phép chia sẻ trải nghiệm cá nhân của em về môn lịch sử. 
Thật ra vào thời điểm còn ngồi trên ghế nhà trường thì với em học môn lịch sử mục đích duy nhất là để "trả bài" và đặc biệt khi đó em là dân khối A nên chính xác là khi nào muốn trả bài em mới học lịch sử, lúc đó mỗi lần học em còn đọc thuộc lòng theo sgk. Nhưng tất nhiên là chả cần đến 1-2 năm sau ra trường mà ngay sau khi hết kỳ 2 em đã quên luôn kỳ 1 học gì rồi. 
Và rồi rất lâu sau ngày ra trường và lãng quên môn lịch sử thì em lại vô tình gặp 1 bài viết về "Chiến thắng ĐBP trên không" xem xong thấy sao lịch sử dân tộc mình nó lại hay và hào hùng thế. Và rồi dần dần mỗi ngày đọc một chút, nghe một chút và tìm hiểu một chút về các sự kiện trong quá khứ thấy nó càng ngày càng hay, càng hấp dẫn. Và lúc này thì em cảm giác bản thân mình không học cũng có thể nhớ được các dấu mốc lịch sử.
Từ 2 trải nghiệm này của cá nhân em thì em thấy đôi khi đổi lỗi hoàn toàn cho ngành giáo dục, rồi do các thầy cô dạy khô khan cũng có chút không đúng vì nó còn rất nhiều yếu tố khác như môi trường, mục tiêu học, đôi khi là do người học chưa "giác ngộ" được thôi. 😂 Ngoài ra đôi khi bây giờ 1 vài cái video bây giờ nó cũng phóng đại câu view nên là chưa chắc đã có ý nghĩa trong việc thống kê để đưa ra kết luận rồi phải đặt câu hỏi là " Liệu cứ như vậy thì dân ta bao giờ mới biết sử ta?". Nên là em nghĩ lịch sử cũng không "hấp hối quá" như những gì trên mạng nói đâu. Ngày xưa chúng ta không có internet chỉ có mấy cuốn sgk và tài liệu mượn thư viện bây giờ các bạn học sinh có biết bao công cụ, biết bao tài liệu để học lịch sử thì hà cớ gì lại học kém hơn chúng ta ngày xưa đúng không chị. 😁
Đây là cái danh sách mà em đã spam ở rất nhiều bài. Nay xin phép spam lại. :))
Danh sách 1 vài kênh youtube về lịch sử Việt Nam: 

1. Phim tài liệu kênh Quốc Phòng An Ninh

2. Việt Sử Toàn Thư: 
3. Việt Sử Giai Thoại: 

4. Ngược dòng lịch sử:

5. BATTLECRY - NGƯỜI KỂ SỬ: 
6. Tuấn Tiền Tỷ: Series Đàm Đạo Lịch Sử 

7. JhGo Channel:

8. Đuốc Mồi: 

9. Hồi ức lính chiến (các câu chuyện, hồi ký chiến tranh)
....... Một vài kênh mình xem, chờ các bạn đóng gop tiếp!

Có kiến thức không đồng nghĩa với biết cách truyền đạt kiến thức bạn à! Mà cái này thì thầy cô VN yếu kĩ năng lắm! Chưa kể còn nhiều yếu tố khác nữa. Nói thật các bạn đừng cười, mình học sử là không để bị điểm kém khi đi học và chỉ thực sự hứng thú khi nghiên cứu để viết lách thôi!

Thật ra thì cái gì cũng có nhiều mặt cả. với tư cách là một học sinh cấp 3, em có thể nói rằng là cách giáo dục hiện tại chỉ là một cách để gian lận hệ thống, vì đa số các trường học bây giờ đều dạy theo kiểu nhồi nhét, học để biết làm bài, để đi thi chứ không phải dạy hiểu, dạy bản chất của môn học, dạy sao cho học sinh thấy được cái đẹp của việc "học". Đương nhiên rất khó để trách được những giáo viên hiện đang đảm đương công việc "lái đò" này, vì mức lương ít ỏi của họ, vì đó là những gì họ được bảo phải làm, phải đảm bảo điểm đầu ra cao thay vì một chất lượng giáo dục tốt, và vì đó là những gì đã lặp đi lặp lại hằng thế hệ, không phải chỉ riêng với khóa măng non mới này. Lịch sử, ngữ văn hay toán học đều có những nét đẹp rất riêng của nó, chỉ là không phải ai cũng có thể truyền được lửa cho học sinh của mình để cảm nhận được điều đấy, và nhất là khi trong phụ huynh, trong giáo viên, trong chính cả những đứa trẻ đã thấm nhuần tư tưởng "học chỉ để thi, để lấy điểm cao".
Lịch sử, đúng không thể chối cãi được việc so với những môn học khác, nó đang bị ngó lơ một cách nặng nề. Đặt ra câu hỏi là tại sao phải học về lịch sử việt nam, thay vì lịch sử thế giới, và vì sao lúc nào cũng lặp đi lặp lại những câu chuyện về thời chiến đã qua, về sự khao khát tự do khi nhân dân ta còn dưới trướng thống trị của bọn thực dân, thì có thể nói đơn giản là, "lịch sử là cốt cách, là cái lõi của người dân ta, là dòng máu chảy trong ta". Câu nói này nhìn có vẻ sai trên nhiều phương diện, nhưng em xin phép giải thích: lịch sử ảnh hưởng trực tiếp đến văn hóa và quá trình phát triển cả hiện tại lẫn về sau này của một quốc gia, thậm chí còn là một nhân tố định hướng, một nhân tố quyết định chủ chốt cho một đất nước, vì thế nó cũng ảnh hưởng trực tiếp lên những con người sinh sống trên quốc gia đó. Học sử phải hiểu thấu được bản chất của nó, phải đọc thêm những câu chuyện gần gũi đời thường từ xưa nằm ngoài chương trình sách giáo khoa khô khan mới thấy được nét đẹp của nó, mới hiểu được cội nguồn của mình ở đâu, từ đó mới thấy được nó hay đến nhường nào.
Phải nói lịch sử chính là cột sống của kiến thức. Từ xưa con ng ta đã bắt đầu nghiên cứu để giải mã thế giới. Nền văn minh ngày nay ko tự dưng mà có. Nó đc bồi đắp nên từ nhiều người trong suốt toàn bộ lịch sử. Vì vậy học tự nhiên hay học xã hội đều liên quan tới sử. Sử ko chỉ học về những cuộc xâm lược, tấn công hay chinh phạt. Sử là học về những nền văn minh, những thời kì, biến động khác nhau. Như mình, dù là ng vô thần, nhưng mình rất thích tìm hiểu về lịch sử của tất cả các tôn giáo. Bởi lẽ, với tôi tôn giáo là phản ánh của suy nghĩ con ng mỗi thời kì. Ko chỉ tôn giáo, tôi còn tìm hiểu về các nền văn minh cổ đại, từ đó tiếp thêm cho tôi rất nhiều kiến thức của nhiều ngành nghề, nhất là ngành báo chí mà tôi đang theo học.

Nghe bạn thống thiết với câu hỏi này như vậy, chắc là bạn cũng có phần nào lo lắng. Nhưng theo mình vấn đề này bạn nhìn nhận chưa thấu đáo đâu.
Mình thấy trên mạng có những góc nhìn như sau:

"Dân ta rành sử Tàu hơn sử Việt"
Vấn đề này xuất phát từ việc người Việt xem nhiều phim cổ trang TQ. Nhưng thật sự trên phim TQ hư cấu khá nhiều, nếu nói là xem mấy bộ phim TQ rồi bảo là rành lịch sử TQ thì không chính xác.

Phỏng vấn người đi đường (học sinh) về lịch sử VN
Việc này không phải là một cách làm thống kê bài bản, hay nói đúng ra là các bạn làm khảo sát không biết về thống kê. Trường hợp các bạn ấy không có ý làm một cuộc khảo sát nhằm mục đích kết luận điều gì đó thì có thể chấp nhận được. Còn để kết luận giới trẻ không biết gì về lịch sử thì không hề đúng về mặt phương pháp.

Mình thấy bạn rất thống thiết cho rằng "môn Sử đang hấp hối", không biết theo bạn thế nào là hấp hối? Và điều gì khiến bạn nghĩ như vậy? Chắc chắn là không phải chỉ 1-2 trường hợp cá biệt rồi, vì các trường hợp như vậy sẽ bị loại khỏi số liệu thống kê.

Mình biết là sẽ có nhiều ý kiến trái chiều, đa phần cho rằng giáo dục Việt Nam bây giờ đang gặp vấn đề với môn Lịch Sử. Nhưng thật sự có ai đưa ra giải pháp hay không? Thực trạng các nước khác thì thế nào? Có ai làm một nghiên cứu quy mô để nhận thức vấn đề khách quan và chính xác không?

Tuy nhiên mình đồng ý với một số vấn đề như việc ghi nhớ ngày tháng quá mức là không cần thiết. Nhưng mà lịch sử thì phải thế, phải có cột mốc mới là lịch sử. Việc đấu tranh là ở chỗ giáo viên bắt ghi nhớ ngày tháng một cách máy móc.
Mình cũng không đồng tình với bạn ở chỗ bạn dùng từ "có lẽ" khi nói về việc nhiều học sinh 1-2 năm theo ngành khác là quên sạch. 

Bạn nói rằng "Bao giờ dân ta mới biết sử ta?". Mình thấy dân ta lúc nào cũng biết sử ta mà. Mình không hiểu dựa vào đâu mà bạn đang cho rằng dân ta không biết sử ta như vậy nhỉ.

Đọc cmt mình mới giật mình nhìn lại cách dạy môn lịch sử của ngành giáo dục Việt Nam.
Không biết bạn bỏ lửng vấn đề ở đây là như thế nào, mình không thể ngầm hiểu ý của bạn được, mong bạn bổ sung thêm.
Chắc là bạn cho rằng một học sinh giỏi mà phát ngôn như thể không hiểu về lịch sử đáng tự hào của dân tộc đúng không? Như vậy chỉ có trường hợp cá biệt đó cũng không nói lên được điều gì cả. 
Với mình, người Việt Nam chỉ cần nhớ dân tộc ta bao nhiêu lần đánh đuổi ngoại xâm, bao nhiêu lần dân ta đoàn kết chống lại những kẻ thù hùng mạnh. Bao nhiêu lần đó, không phải là một câu hỏi về số lượng, nó là một sự khẳng định về phẩm chất của con người Việt Nam. 
Các bạn trẻ chắc chắn là nhớ Việt Nam đã gan góc chống lại Tàu cả ngàn năm, chống lại Pháp Mỹ cả trăm năm. Chỉ mong thế thôi, chứ nhớ được nhiều hơn thì tốt, chắc chắn sẽ có những con người xuất chúng nhớ được và hiểu được các bài học lịch sử một cách sâu sắc.
Còn chuyện nhầm lẫn ông vua nào đó, ngày tháng nào đó của một người bình thường thì có gì mà to tát. Chuyện một số bạn trẻ không biết tự hào về dân tộc thì có gì mà ngại, thời nào chả có những con sâu như thế, nước nào chả có những vấn đề như thế.
Vấn đề học sinh không giỏi môn Lịch Sử không đến mức bạn phải thống thiết như vậy. Nhiều yếu tố từ xã hội, thời đại ảnh hưởng lên suy nghĩ của giới trẻ, khiến họ cho rằng môn lịch sử không quan trọng. Cách dạy môn Lịch Sử có thể chưa thực sự hoàn chỉnh, tuy nhiên ở góc độ cá nhân mình thấy là đủ, hoặc ít ra không đến mức "hấp hối" như bạn nói.
Giờ mà phân tích ra thì đầy đấy, nước ta có nhiều cái tự hào lắm, giả sử như vài cái đây:
+Hơn ngàn năm đô hộ của Phương Bắc nhưng ta k mất đi bản sắc văn hoá
+Ba lần Chiến thắng Bạch Đằng Giang của 3vị Ngô Quyên - Lê Hoàn - Trần HưngĐạo
+Đem quân sang dằn mặt "Thiên triều", chiến thắng ở sông Như Nguyệt của Lý Thường Kiệt
+Rồi 3lần chống Mông Nguyên
+Và các cuộc kháng chiến lớn nhỏ khác trong thời kì pk: Rạch Gầm-Xoài Mút, điều quân thần tốc,...
+Thời kháng pháp càng thể hiện rõ lòng yêu nước đáng tự hào(ghi ra dài lắm lên mạng mà xem)
+Các chiến dịch lớn tiêu biểu ở nước ta trong thời kì kháng Pháp và Mĩ: CMT8-1945, chiến dịch Việt Bắc thu đông 1945, Chiến dịch Biên Giới 1950, chiến dịch Điện Biên Phủ 7/5/1954-là chiến thắng lừng lẫy năm châu/trấn động địa cầu, chiến dịch ĐBP trên không 1972 buộc Mĩ phải kí hiệp định Pari 1973, chiến dịch Hồ Chí Minh 1975 thống nhất 2miền, rồi các thắng lợi ở các năm 1989, 1979,.......
Về văn học:
+Truyện Kiều của Nguyễn Du.
+Những tác phẩm dân gian được thế giới công nhân như: tấm cám, con rồng cháu tiên,.....
Và gần nhất là Covid19 Việt Nam là điểm sáng của thế giới
Về di tích và văn hoá
+Vịnh Hạ Long
+Động Phong Nha Kẻ Bàng
+Cố đô Huế
+Bánh Mì
+Phở.
+Áo dài
+Tết
+Và nhiều thứ nữa
Vậy Việt Nam có gì để đánh tự hào?
Nếu muốn thật sự hứng thú với lịch sử thì hay hỏi giáo viên bộ môn dạy như thế nào hay chỉ nhồi nhét một đống chữ với lại số thì nhiều người nghĩ đó là môn nhàm chán thật, còn nếu giáo viên giảng dạy lôi cuốn dẫn chứng rõ ràng hình ảnh thú vị thì học sinh nào chả thích