Bão được hình thành thế nào?
👉Bão chỉ hình thành vùng đại dương nhiệt đới ấm áp với nhiệt độ nước tối thiểu là 26 độ C. Nhiên liệu của bão là không khí ấm và ẩm cùng với gió hội tụ gần xích đạo.
👉Một con bão được hình thành do sự chênh lệch áp suất giữa những luồng khí nóng và lạnh đã tạo nên những luồng gió khí luân chuyển lên xuống không ngừng. Cụ thể, khí nóng làm khí lạnh bị đẩy xuống thấp và chính nó lên cao hơn. Nước càng nóng (nhiệt độ càng cao) thì quy trình này càng nhanh. Khi đó, ở tầng trên của lớp đối lưu, luồng khí ẩm ướt này toả ra và bắt đầu xoay theo quán tính hình thành từ chiều quay của Trái Đất (chúng ta hay gọi là lực Coriolis). Và một thứ giống như bão sắp hình thành.
🌎Ở Bắc bán cầu, chiều quay là chiều ngược lại của kim đồng hồ nên chúng ta gọi các các cơn bão ở Bắc bán cầu là các xoáy nghịch nhiệt đới. Còn ở Nam bán cầu, chiều quay là cùng chiều với kim đồng hồ nên chúng ta hay gọi chúng là các xoáy thuận nhiệt đới. Khi lực xoay đủ lớn thì một cơn bão sẽ hình thành. Cho nên ở khu vực từ xích đạo cho đến 5 độ vĩ Bắc và Nam thì lực Coriolis không đủ mạnh để gây nên bão mà chỉ đủ để gây ra các dải hội tụ nhiệt đới. Mà cụ thể nhất là ở các nước Đông Nam Á nằm ở khu vực xích đạo ẩm rất ít khi chịu tác động của bão.
📣Trước khi có thể là bão nhiệt đới thì nó cần phải là một vùng thấp nhiệt đới. Khi mạnh lên và đạt cấp gió là cấp 5 thì nó sẽ được gọi là áp thấp nhiệt đới. Nếu áp thấp nhiệt đới tiếp tục mạnh lên nữa thì nếu đến cấp gió 8 (64 km/h) thì nó gọi là bão. Nếu mạnh lên thêm nữa và đạt cấp 12 (118km/h) thì chúng ta gọi là bão lớn hay cuồng phong. Và cuối cùng một thứ được gọi là siêu bão khi sức gió của nó đạt đến 240 km/h và tất nhiên là sức phá hủy của nó rất ghê gớm. Khi vào đất liền thì bão suy yếu rất nhanh vì ma sát với đất liền và hết nhận được năng lương tiếp ứng từ biển.
📢Ở Việt Nam chúng ta thì mùa bão kéo dài hầu như quanh năm và càng về cuối năm thì bão có xu hướng đổ bộ dần về phía nam. Nước ta đặt tên các cơn bão theo số. Cụ thể, một cơn bão muốn được đặt tên theo số ở Việt Nam thì nó phải vào được Biển Đông và tất nhiên là việc có đổ bộ vào nước ta hay không thì tùy. Cơn bão đầu tiên trong năm vào biển Đông là bão số 1 và cứ như thế cho đến hết năm dương lịch.
😦Nước ta hằng năm đối diện với tầm chục cơn bão (cơ mà năm nay hơi lạ là gần hết năm rồi mà mới bão số 5) gây ra nhiều hậu quả cho đất nước. Cơn bão để lại nhiều đau thương tan tóc nhất chính là cơn bão Linda năm 1997 đổ bộ vào Cà Mau.
📒Còn nếu nói về những siêu bão hủy diệt khủng khiếp thì phải nói đến những siêu bão ở Đại Tây Dương. Đại Tây Dương có thể coi là cái nhà máy sản xuất siêu bão khủng khiếp nhất với nhiều cơn siêu bão đổ bộ và vùng Caribe và Bắc Mỹ hằng năm. Trong số đó thì siêu bão Katrina năm 2005 đổ bộ vào Mỹ là một ví dụ tiêu biểu.
#PYCA
#SKYTALK
#robert
Ảnh sưu tầm: siêu bão Florence.
Tống Hồ Trà Linh
Nguyễn Quang Vinh