Báo chí dành cho trẻ em hiện nay, lòng nhiệt tình đã đủ hay chưa?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Hiện nay, báo chí cho trẻ em ở Việt Nam chưa thực sự phát triển vì nhiều lý do. Đầu tiên là bởi báo chí chưa thu hút được trẻ em, các kênh tương tác của báo chí như: thư bạn đọc, email,… chưa được các em quan tâm để nói lên tiếng nói của mình. Hơn nữa, đội ngũ phóng viên viết về trẻ em còn thiếu những kỹ năng cần thiết. Viết báo cho trẻ em, nghe qua tưởng là một nhiệm vụ dễ dàng, những thực chất đây lại là đối tượng rất khó viết. Không phải khó vì khai thác đề tài, mà khó vì viết làm sao để các em hiểu, làm sao để các em có thể tiếp cận được với báo chí và nói lên những suy nghĩ, tình cảm của mình, để từ đó những nhà báo nắm bắt được nguyện vọng, chính kiến của các em. Thực tế này đang tạo ra những dư luận cản trở việc phát triển các trang báo điện tử (Online Journalism) và các trang tin điện tử (Website) về đề tài trẻ em- một kênh thông tin có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong đời sống trẻ em thời hội nhập. Đây cũng là thách thức với việc xây dựng các sản phẩm truyền thông đáp ứng quyền được tiếp cận thông tin thích hợp của trẻ em- trên thế giới nói chung và ở nước ta nói riêng. 1. Lợi ích của việc phát triển các trang báo, trang tin điện tử về trẻ em và về trẻ em Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu có kiến thức nuôi dạy, giáo dục con cái càng lớn, và công việc này trong giai đoạn hiện nay lại quá nhiều thánh thức, buộc các ông bố, bà mẹ, các thầy giáo, cô giáo… không thể bỏ qua. Người lớn tìm đến các trang báo, trang thông tin chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm về dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe, chia sẻ với nhau và mong được tư vấn để giải quyết những vấn đề trong nhận thức, cách ứng xử của mình với trẻ để có tác động thích hợp, sao cho trẻ “tâm phục, khẩu phục”, đồng thời vẫn có không gian cho sự tự tin, phát triển năng lực sáng tạo của trẻ. Thông qua các trang báo và thông tin điện tử về trẻ em và cho trẻ em, người lớn hiểu biết hơn về trẻ em, học cách hòa mình với trẻ, nhận được những lời khuyên, tư vấn của các chuyên gia( VD: Cách giải quyết các xung đột và khủng hỏang tâm lý trẻ em trong các giai đoạn đặc biệt…, tìm dấu hiệu và xử lý vấn đề sức khỏe tinh thần (chẳng hạn bệnh tự kỷ ở trẻ em…).Việc ra đời những trang báo và thông tin điện tử với cơ quan chủ quản hoặc người chịu trách nhiệm nội dung đáng tin cậy có ý nghĩa rất lớn thu hút người truy cập những trang này. Và khi đó, lợi ích của việc phát triển các trang này càng thể hiện rõ nét. 2.Thực trạng, khả năng thu hút sự tham gia và khả năng tác động của các trang báo, trang tin trực tuyến đến cuộc sống và sự phát triển của trẻ em hiện nay *Nhóm 1: Các tờ báo và trang tin điện tử có đặc tính của một tờ báo chính trị- xã hội, dành cho trẻ em, khuyến khích sự tham gia ở nhiều mức độ của trẻ em. Nội dung: các bài viết thuộc các chuyên trang, chuyên mục như trên báo giấy, các tờ báo điện tử này còn có thêm rất nhiều chuyên mục khác, nhất là các chuyên mục giải trí, giới thiệu “sao” đủ loại, diễn dàn và các mục thu hút sự tham gia của công chúng trẻ em. Hình thức: Nhìn chung, các tờ báo này đều được trình bày bắt mắt, phong cách trẻ trung, hồn nhiên, nhí nhảnh. Khả năng tác động: Tác động chủ yếu đến công chúng trẻ em ở các độ tuổi, từ thiếu niên. Bởi độ tuổi này, các em đã có khả năng tiếp cận với Internet, biết sử dụng máy tính nối mạng với mục tiêu tìm kiếm thông tin, kiến thức và giải trí. *Nhóm 2: Các trang tin điện tử (Website) về các vấn đề trẻ em trong nước và quốc tế Các trang này thường được thực hiện bởi các cơ quan, tổ chức thuộc chính phủ hoặc phi chính phủ, có liên quan hoặc quan tâm đến đề tài trẻ em. Nội dung: Hầu hết đề cập đến kiến thức, kỹ năng về một vấn đề nào đó, đang là vấn đề bức xúc trong xã hội hiện nay, có liên quan đến việc chăm sóc, bảovệ và giáo dục trẻ em. Nội dung hầu hết đảm bảo tính khoa học, có trích dẫn nguồn, có sự tham gia của các chuyên gia về lĩnh vực quan tâm. Hình thức: Đa dạng. Nhận xét chung là kém hấp dẫn hơn về hình thức so với nhóm 1. Ít quảng cáo, thậm chí có Website không quảng cáo. Phong cách khoa học chiếm ưu thế , tính đại chúng thể hiện ít hơn. Cập nhật không thường xuyên, do đó tính thời sự bị hạn chế. Khả năng tác động: Tác động chủ yếu đến công chúng là người lớn, bao gồm chủ yếu là các vị phụ huynh, các thầy cô giáo, các nhà quản lý giáo dục, nhưng người hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em. Tạo sự quan tâm và chuyển biến trong nhận thức, thái độ của công chúng người lớn về đề tài trẻ em là đáng kể. * Nhóm 3: Các trang tin của các doanh nghiệp, cá nhân về đề tài trẻ em Các trang này phát triển nhanh chóng, đặc biệt là các trang có chủ nhân là các doanh nghiệp kinh doanh hoặc quảng cáo cho các sản phẩm dành cho trẻ em. Nội dung: Vì có nguồn gốc từ mục tiêu kinh doanh sản phẩm, nên các trang tin này mang màu sắc thương mại nhiều hơn. Các tin bài hầu hết là sao chép, biên tập từ các nguồn trên Internet, ít được quan tâm về tính khoa học, tính chính xác, nên độ tin cậy ít hơn. Hình thức: Các bài viết hầu hết đề cập đến vấn đề, sản phẩm cụ thể, dễ đọc, dễ hiểu, nhưng hầu như chỉ đề cập chung chung. Khả năng tác động: Đối tượng tác động chính của nhóm 3 là các bậc phụ huynh, đặc biệt là các cặp vợ chồng trẻ, thuộc tầng lớp có thu nhập ổn định ở thành phố. Rất ít trẻ em tiếp cận với vài trang này, trừ các trang có trò chơi, thời trang cho trẻ em tuổi vị thành niên. 3. Một số nhận định. *Lợi ích Các tờ báo, trang tin điện tử, đặc biệt là nhóm 1 và 2 đã tác động tích cực đến các nhóm công chúng, cả trẻ em và người lớn- chủ yếu là công chúng các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh. Nội dung phong phú, đa dạng, tiếp cận sát đối tượng mục tiêu. Hình thức và cách thức tổ chức của các trang báo điện tử dành cho trẻ em rất sáng tạo, hấp dẫn, tạo sự cuốn hút. Trẻ em được bày tỏ, được tham gia, được chia sẻ và tư vấn thông qua các trang báo và trang tin điện tử. Người lớn được cung cấp kiến thức, chia sẻ kinh nghiệm về việc chăm sóc, giáo dục và bảo về trẻ em . *Hạn chế Còn quá ít các tờ báo điện tử dành cho trẻ em. Dù có những phát triển đáng kể cả về số lượng và chất lượng, trong vài năm gần đây, các tờ báo, trang tin điện tử về đề tài này chưa đáp ứng được nhu cầu thông tin và thị hiếu rất cao của công chúng. Tỷ lệ giữa 3 nhóm sản phẩm này quá chênh lệch. Các trang tin có tính chất thương mại phát triển nhanh và nhiều hơn, đang thu hút lượng công chúng là người tiêu dùng có thu nhập cao và thu nhập ổn định. Công chúng nông thôn, miền núi, vùng sâu vùng xa, người nghèo, nhất là trẻ em ở những vùng này đặc biệt ít có cơ hội để tiếp cận các dịch vụ này. *Giải pháp Khuyến khích và tạo điều kiện phát triển cho các trang báo điện tử dành cho trẻ em (Nhóm 1). Song song với chiến lược phát triển hệ thống báo và trang tin điện tử về trẻ em và cho trẻ em, cần chú trọng phương thức quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động của các trang báo và trang tin này, nhằm bảo vệ công chúng, đặc biệt là công chúng trẻ em. Hướng dẫn kỹ năng cho các thầy cô giáo, các nhà quản lý giáo dục về việc tiếp cận thông tin trên mạng Internet, để từ đó, làm nòng cốt trong việc hướng dẫn trẻ em tiếp cận các trang báo, trang tin điện tử và sử dụng thông tin đem lại lợi ích cho trẻ em. Truyền thông nâng cao nhận thức, thay đổi thái độ và có các khóa đào tạo kỹ năng tiếp cận và sử dụng thông tin Internet, mà nòng cốt là các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và trẻ em. Cần coi việc truyền thông về vấn đề này như một ưu tiên cho mọi chương trình/ dự án phát triển cộng đồng của các cơ quan có trách nhiệm, các tổ chức, đòan thể… để có thể triển khái rộng khắp ở các địa phương trong cả nước. Quan trọng nhất là tăng cường các khóa tập huấn về kiến thức và kỹ năng làm báo/ truyền thông về đề tài trẻ em thông qua các tờ báo,trang tin điện tử. Khuyến khích các hoạt động quảng bá, giới thiệu các trang báo và trang tin điện tử. Khuyến khích, hướng dẫn, động viên để quyền tham gia của trẻ em Việt Nam được thể hiện nhiều hơn, với chất lượng và mức độ cao hơn .
Trả lời
Hiện nay, báo chí cho trẻ em ở Việt Nam chưa thực sự phát triển vì nhiều lý do. Đầu tiên là bởi báo chí chưa thu hút được trẻ em, các kênh tương tác của báo chí như: thư bạn đọc, email,… chưa được các em quan tâm để nói lên tiếng nói của mình. Hơn nữa, đội ngũ phóng viên viết về trẻ em còn thiếu những kỹ năng cần thiết. Viết báo cho trẻ em, nghe qua tưởng là một nhiệm vụ dễ dàng, những thực chất đây lại là đối tượng rất khó viết. Không phải khó vì khai thác đề tài, mà khó vì viết làm sao để các em hiểu, làm sao để các em có thể tiếp cận được với báo chí và nói lên những suy nghĩ, tình cảm của mình, để từ đó những nhà báo nắm bắt được nguyện vọng, chính kiến của các em. Thực tế này đang tạo ra những dư luận cản trở việc phát triển các trang báo điện tử (Online Journalism) và các trang tin điện tử (Website) về đề tài trẻ em- một kênh thông tin có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong đời sống trẻ em thời hội nhập. Đây cũng là thách thức với việc xây dựng các sản phẩm truyền thông đáp ứng quyền được tiếp cận thông tin thích hợp của trẻ em- trên thế giới nói chung và ở nước ta nói riêng. 1. Lợi ích của việc phát triển các trang báo, trang tin điện tử về trẻ em và về trẻ em Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu có kiến thức nuôi dạy, giáo dục con cái càng lớn, và công việc này trong giai đoạn hiện nay lại quá nhiều thánh thức, buộc các ông bố, bà mẹ, các thầy giáo, cô giáo… không thể bỏ qua. Người lớn tìm đến các trang báo, trang thông tin chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm về dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe, chia sẻ với nhau và mong được tư vấn để giải quyết những vấn đề trong nhận thức, cách ứng xử của mình với trẻ để có tác động thích hợp, sao cho trẻ “tâm phục, khẩu phục”, đồng thời vẫn có không gian cho sự tự tin, phát triển năng lực sáng tạo của trẻ. Thông qua các trang báo và thông tin điện tử về trẻ em và cho trẻ em, người lớn hiểu biết hơn về trẻ em, học cách hòa mình với trẻ, nhận được những lời khuyên, tư vấn của các chuyên gia( VD: Cách giải quyết các xung đột và khủng hỏang tâm lý trẻ em trong các giai đoạn đặc biệt…, tìm dấu hiệu và xử lý vấn đề sức khỏe tinh thần (chẳng hạn bệnh tự kỷ ở trẻ em…).Việc ra đời những trang báo và thông tin điện tử với cơ quan chủ quản hoặc người chịu trách nhiệm nội dung đáng tin cậy có ý nghĩa rất lớn thu hút người truy cập những trang này. Và khi đó, lợi ích của việc phát triển các trang này càng thể hiện rõ nét. 2.Thực trạng, khả năng thu hút sự tham gia và khả năng tác động của các trang báo, trang tin trực tuyến đến cuộc sống và sự phát triển của trẻ em hiện nay *Nhóm 1: Các tờ báo và trang tin điện tử có đặc tính của một tờ báo chính trị- xã hội, dành cho trẻ em, khuyến khích sự tham gia ở nhiều mức độ của trẻ em. Nội dung: các bài viết thuộc các chuyên trang, chuyên mục như trên báo giấy, các tờ báo điện tử này còn có thêm rất nhiều chuyên mục khác, nhất là các chuyên mục giải trí, giới thiệu “sao” đủ loại, diễn dàn và các mục thu hút sự tham gia của công chúng trẻ em. Hình thức: Nhìn chung, các tờ báo này đều được trình bày bắt mắt, phong cách trẻ trung, hồn nhiên, nhí nhảnh. Khả năng tác động: Tác động chủ yếu đến công chúng trẻ em ở các độ tuổi, từ thiếu niên. Bởi độ tuổi này, các em đã có khả năng tiếp cận với Internet, biết sử dụng máy tính nối mạng với mục tiêu tìm kiếm thông tin, kiến thức và giải trí. *Nhóm 2: Các trang tin điện tử (Website) về các vấn đề trẻ em trong nước và quốc tế Các trang này thường được thực hiện bởi các cơ quan, tổ chức thuộc chính phủ hoặc phi chính phủ, có liên quan hoặc quan tâm đến đề tài trẻ em. Nội dung: Hầu hết đề cập đến kiến thức, kỹ năng về một vấn đề nào đó, đang là vấn đề bức xúc trong xã hội hiện nay, có liên quan đến việc chăm sóc, bảovệ và giáo dục trẻ em. Nội dung hầu hết đảm bảo tính khoa học, có trích dẫn nguồn, có sự tham gia của các chuyên gia về lĩnh vực quan tâm. Hình thức: Đa dạng. Nhận xét chung là kém hấp dẫn hơn về hình thức so với nhóm 1. Ít quảng cáo, thậm chí có Website không quảng cáo. Phong cách khoa học chiếm ưu thế , tính đại chúng thể hiện ít hơn. Cập nhật không thường xuyên, do đó tính thời sự bị hạn chế. Khả năng tác động: Tác động chủ yếu đến công chúng là người lớn, bao gồm chủ yếu là các vị phụ huynh, các thầy cô giáo, các nhà quản lý giáo dục, nhưng người hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em. Tạo sự quan tâm và chuyển biến trong nhận thức, thái độ của công chúng người lớn về đề tài trẻ em là đáng kể. * Nhóm 3: Các trang tin của các doanh nghiệp, cá nhân về đề tài trẻ em Các trang này phát triển nhanh chóng, đặc biệt là các trang có chủ nhân là các doanh nghiệp kinh doanh hoặc quảng cáo cho các sản phẩm dành cho trẻ em. Nội dung: Vì có nguồn gốc từ mục tiêu kinh doanh sản phẩm, nên các trang tin này mang màu sắc thương mại nhiều hơn. Các tin bài hầu hết là sao chép, biên tập từ các nguồn trên Internet, ít được quan tâm về tính khoa học, tính chính xác, nên độ tin cậy ít hơn. Hình thức: Các bài viết hầu hết đề cập đến vấn đề, sản phẩm cụ thể, dễ đọc, dễ hiểu, nhưng hầu như chỉ đề cập chung chung. Khả năng tác động: Đối tượng tác động chính của nhóm 3 là các bậc phụ huynh, đặc biệt là các cặp vợ chồng trẻ, thuộc tầng lớp có thu nhập ổn định ở thành phố. Rất ít trẻ em tiếp cận với vài trang này, trừ các trang có trò chơi, thời trang cho trẻ em tuổi vị thành niên. 3. Một số nhận định. *Lợi ích Các tờ báo, trang tin điện tử, đặc biệt là nhóm 1 và 2 đã tác động tích cực đến các nhóm công chúng, cả trẻ em và người lớn- chủ yếu là công chúng các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh. Nội dung phong phú, đa dạng, tiếp cận sát đối tượng mục tiêu. Hình thức và cách thức tổ chức của các trang báo điện tử dành cho trẻ em rất sáng tạo, hấp dẫn, tạo sự cuốn hút. Trẻ em được bày tỏ, được tham gia, được chia sẻ và tư vấn thông qua các trang báo và trang tin điện tử. Người lớn được cung cấp kiến thức, chia sẻ kinh nghiệm về việc chăm sóc, giáo dục và bảo về trẻ em . *Hạn chế Còn quá ít các tờ báo điện tử dành cho trẻ em. Dù có những phát triển đáng kể cả về số lượng và chất lượng, trong vài năm gần đây, các tờ báo, trang tin điện tử về đề tài này chưa đáp ứng được nhu cầu thông tin và thị hiếu rất cao của công chúng. Tỷ lệ giữa 3 nhóm sản phẩm này quá chênh lệch. Các trang tin có tính chất thương mại phát triển nhanh và nhiều hơn, đang thu hút lượng công chúng là người tiêu dùng có thu nhập cao và thu nhập ổn định. Công chúng nông thôn, miền núi, vùng sâu vùng xa, người nghèo, nhất là trẻ em ở những vùng này đặc biệt ít có cơ hội để tiếp cận các dịch vụ này. *Giải pháp Khuyến khích và tạo điều kiện phát triển cho các trang báo điện tử dành cho trẻ em (Nhóm 1). Song song với chiến lược phát triển hệ thống báo và trang tin điện tử về trẻ em và cho trẻ em, cần chú trọng phương thức quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động của các trang báo và trang tin này, nhằm bảo vệ công chúng, đặc biệt là công chúng trẻ em. Hướng dẫn kỹ năng cho các thầy cô giáo, các nhà quản lý giáo dục về việc tiếp cận thông tin trên mạng Internet, để từ đó, làm nòng cốt trong việc hướng dẫn trẻ em tiếp cận các trang báo, trang tin điện tử và sử dụng thông tin đem lại lợi ích cho trẻ em. Truyền thông nâng cao nhận thức, thay đổi thái độ và có các khóa đào tạo kỹ năng tiếp cận và sử dụng thông tin Internet, mà nòng cốt là các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và trẻ em. Cần coi việc truyền thông về vấn đề này như một ưu tiên cho mọi chương trình/ dự án phát triển cộng đồng của các cơ quan có trách nhiệm, các tổ chức, đòan thể… để có thể triển khái rộng khắp ở các địa phương trong cả nước. Quan trọng nhất là tăng cường các khóa tập huấn về kiến thức và kỹ năng làm báo/ truyền thông về đề tài trẻ em thông qua các tờ báo,trang tin điện tử. Khuyến khích các hoạt động quảng bá, giới thiệu các trang báo và trang tin điện tử. Khuyến khích, hướng dẫn, động viên để quyền tham gia của trẻ em Việt Nam được thể hiện nhiều hơn, với chất lượng và mức độ cao hơn .