Bao bì phân hủy sinh học có thực sự hiệu quả?

  1. Khoa học

  2. Nông nghiệp

  3. Xã hội

Để hạn chế lại số lượng rác thải do túi nilong gây ra, nhiều doanh nghiệp và người tiêu dùng đang có xu hướng ưu tiên sử dụng các loại túi/ bao bì phân hủy sinh học. Việc làm này đang là biện pháp rất thiết thực để bảo vệ trái đất xanh.

Tuy nhiên mình vẫn băn khoăn các loại túi sinh học tự hủy này có thực sự hiệu quả hay không ? Trong khi mình thấy việc sử dụng túi phân hủy sinh học hiện nay còn mang tính phong trào. Người tiêu dùng còn chưa có hiểu biết đúng là công dụng cũng như cách sử dụng của loại túi này.

https://cdn.noron.vn/2022/06/06/728682878914137013-1654499146.jpg
Từ khóa: 

moi_truong

,

phan_huy_sinh_hoc

,

khoa học

,

nông nghiệp

,

xã hội

Theo mình được biết thì, khác với túi ni lông truyền thống, bao bì tự hủy sinh học được làm từ nguyên liệu có nguồn gốc từ thiên nhiên như tinh bột ngô, khoai, sắn,… Nguồn nguyên liệu này có khả năng sẽ làm giảm bớt việc phụ thuộc vào nguồn hóa thạch đang dần cạn kiệt. Túi được làm từ nguyên liệu tự nhiên nên giúp con người giảm thiểu được nguy cơ bị nhiễm các chất độc hại như: BPA, phthalates. Ngoài ra, để xử lý bao bì tự hủy sinh học hoàn toàn không cần đốt, chỉ cần chôn ủ nên không tạo ra các khí độc hại gây ung thư hay dị tật bẩm sinh.

Trả lời

Theo mình được biết thì, khác với túi ni lông truyền thống, bao bì tự hủy sinh học được làm từ nguyên liệu có nguồn gốc từ thiên nhiên như tinh bột ngô, khoai, sắn,… Nguồn nguyên liệu này có khả năng sẽ làm giảm bớt việc phụ thuộc vào nguồn hóa thạch đang dần cạn kiệt. Túi được làm từ nguyên liệu tự nhiên nên giúp con người giảm thiểu được nguy cơ bị nhiễm các chất độc hại như: BPA, phthalates. Ngoài ra, để xử lý bao bì tự hủy sinh học hoàn toàn không cần đốt, chỉ cần chôn ủ nên không tạo ra các khí độc hại gây ung thư hay dị tật bẩm sinh.

Có một sự thật là KHÔNG có loại túi nào có thể tự hủy được và KHÔNG phải cứ là túi có chứa từ “sinh học” thì có nghĩa là sẽ tốt cho môi trường đâu bạn.

Về bản chất không có vật liệu nào có khả năng tự mình phân huỷ. Để phân hủy được chúng buộc phải có sự tác động từ vi sinh vật và các yếu tố môi trường khác như: ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, xúc tác…Các yếu tố này sẽ làm thay đổi cấu trúc bền vững của vật liệu và khiến chúng bị phân huỷ.

Do đó không có loại túi nào có thể tự hủy nếu không có tác động và không phải túi sinh học nào cũng tốt cho môi trường.

Về lý thuyết, mọi thứ đều có thể được phân hủy. Vấn đề chỉ là thời gian. Một chiếc bật lửa nhựa có thể tự tiêu sau 100 năm, tã giấy dùng một lần cho trẻ nhỏ cần 500 năm mới phân hủy xong, một chiếc túi nhựa cũng mất vài thế kỷ mới biến mất khỏi tự nhiên …. Tên gọi “nhựa tự phân hủy sinh học” khiến người tiêu dùng tin rằng các sản phẩm làm từ loại nhựa này có thể tự tiêu nên có thể vứt thoải mái ra môi trường mà không gây ô nhiễm đất, nước.

Nhưng nhiều người không biết rằng cần hội tụ 3 điều kiện để loại nhựa đó có thể tự phân hủy sinh học: nhiệt độ, ánh sáng và ô-xy. Tuy nhiên, tại bãi rác, các tiêu chuẩn về ánh sáng và oxy thường không hội tụ đủ do rác bị chất đống hoặc bị lèn chặt. Điều này khiến rác nhựa tự phân hủy sinh học trên thực tế cũng cần rất nhiều thời gian mới có thể được phân hủy tại các bãi chôn lấp rác thải.

Nói cách khác, một chiếc túi nhựa được gọi là “tự phân hủy sinh học” trên thực tế chỉ có thể phân rã trong một nơi có thể được kiểm soát chặt chẽ điều kiện nhiệt độ, ánh sáng và ô-xy, chứ không thể vứt bừa bãi ra tự nhiên. Nếu trôi dạt ra sông, biển, chúng sẽ không thể phân hủy.