Bằng lòng với công việc ổn định, mức lương chỉ đủ dùng có phải đang lãng phí cuộc sống?
Mọi người nghĩ sao về quan điểm đó?
phong cách sống
Mọi người lớn lên trong những môi trường khác nhau, hoàn cảnh gia đình khác nhau, và tiếp xúc với những con người khác nhau. Chính những thứ khác biệt này đã tạo ra những nhận thức khác nhau.
Một số người hài lòng với sự ổn định, còn một số người lại thích được trải nghiệm, quăng quật bản thân ở những vị trí khác nhau. Không thể nói là có công việc ổn định là không tốt, cũng chẳng thể nói thường xuyên nhảy việc là thiếu suy nghĩ. Khi làm việc trong nhà nước, thời gian đi làm ổn định, thu nhập ổn định, sự giao tiếp, mối quan hệ giữa người với người cũng ổn định, vốn kiến thức cũng ở mức độ đủ để ứng dụng vào công việc.
Cha mẹ chúng ta luôn nói rằng: "Con phải học hành chăm chỉ và cố gắng tìm một công việc thật tốt trong tương lai". Và công việc "tử tế" mà họ muốn chúng ta tìm được, chính là một công việc ổn định trong bộ máy nhà nước. Trong khi những vị trí ở công ty tư nhân, phụ huynh vẫn không khỏi lo lắng ngày đêm dù lương có cao đến đâu dĩ nhiên cũng tồn tại rất nhiều rủi ro.
Còn đối với hầu hết những người làm việc trong nhà nước, vì công việc của họ quá ổn định nên cũng không lo đến hai chữ "thất nghiệp". Khi đã có đủ và quen với những kỹ năng trong công việc hiện tại, họ cũng không muốn học những thứ khác, vì họ cho rằng không cần thiết, có học cũng phí. Nhưng đừng quên, kiến thức cũng có giá trị của nó khi được đặt ở đúng vị trí. Hôm nay không dùng, nhưng sau này ai biết. Mọi thứ đều phát triển rất nhanh, nếu không học từ bây giờ, tương lai họ có lo sợ vì bị trật khỏi đường ray hay không?
Vì vậy, sau khi ra trường, rất nhiều sinh viên đã lựa chọn vào làm việc ở các ngân hàng, tìm vị trí trong những ngôi trường, công ty của nhà nước, đăng ký học và thi tuyển công chức. Sau khi làm việc chăm chỉ ở môi trường nhà nước một hai năm, họ nhận thấy tính chất công việc thì phức tạp, mà quan hệ giữa các cá nhân thì đơn lẻ, khả năng thăng tiến không cao, mà kiểm tra, giám sát thì liên miên. Họ lại suy nghĩ rằng, có lẽ bản thân đã tự tay đánh mất cái gì đó chăng?
Có một công việc ổn định cũng tốt chứ, nhưng công việc đó cũng sẽ khiến bạn đánh mất đi khả năng cạnh tranh cốt lõi. Nếu bạn còn trẻ, chưa có quá nhiều áp lực về tài chính, chưa lập gia đình và sinh con; nếu như cần một lời khuyên thì đó là: Và đừng quên, sẵn sàng thay đổi bản thân là điều cần thiết. Đừng miễn cưỡng có một công việc ổn định và một mức lương khó nhân lên. Bằng lòng với hiện trạng này, thường có nghĩa là: Bạn đồng ý với sự ổn định giá trị bản thân tạo ra, điều này dĩ nhiên không thể giúp bạn tăng thêm thu nhập.
Đặng Thị Lan Anh
Mọi người lớn lên trong những môi trường khác nhau, hoàn cảnh gia đình khác nhau, và tiếp xúc với những con người khác nhau. Chính những thứ khác biệt này đã tạo ra những nhận thức khác nhau.
Một số người hài lòng với sự ổn định, còn một số người lại thích được trải nghiệm, quăng quật bản thân ở những vị trí khác nhau. Không thể nói là có công việc ổn định là không tốt, cũng chẳng thể nói thường xuyên nhảy việc là thiếu suy nghĩ. Khi làm việc trong nhà nước, thời gian đi làm ổn định, thu nhập ổn định, sự giao tiếp, mối quan hệ giữa người với người cũng ổn định, vốn kiến thức cũng ở mức độ đủ để ứng dụng vào công việc.
Cha mẹ chúng ta luôn nói rằng: "Con phải học hành chăm chỉ và cố gắng tìm một công việc thật tốt trong tương lai". Và công việc "tử tế" mà họ muốn chúng ta tìm được, chính là một công việc ổn định trong bộ máy nhà nước. Trong khi những vị trí ở công ty tư nhân, phụ huynh vẫn không khỏi lo lắng ngày đêm dù lương có cao đến đâu dĩ nhiên cũng tồn tại rất nhiều rủi ro.
Còn đối với hầu hết những người làm việc trong nhà nước, vì công việc của họ quá ổn định nên cũng không lo đến hai chữ "thất nghiệp". Khi đã có đủ và quen với những kỹ năng trong công việc hiện tại, họ cũng không muốn học những thứ khác, vì họ cho rằng không cần thiết, có học cũng phí. Nhưng đừng quên, kiến thức cũng có giá trị của nó khi được đặt ở đúng vị trí. Hôm nay không dùng, nhưng sau này ai biết. Mọi thứ đều phát triển rất nhanh, nếu không học từ bây giờ, tương lai họ có lo sợ vì bị trật khỏi đường ray hay không?
Vì vậy, sau khi ra trường, rất nhiều sinh viên đã lựa chọn vào làm việc ở các ngân hàng, tìm vị trí trong những ngôi trường, công ty của nhà nước, đăng ký học và thi tuyển công chức. Sau khi làm việc chăm chỉ ở môi trường nhà nước một hai năm, họ nhận thấy tính chất công việc thì phức tạp, mà quan hệ giữa các cá nhân thì đơn lẻ, khả năng thăng tiến không cao, mà kiểm tra, giám sát thì liên miên. Họ lại suy nghĩ rằng, có lẽ bản thân đã tự tay đánh mất cái gì đó chăng?
Có một công việc ổn định cũng tốt chứ, nhưng công việc đó cũng sẽ khiến bạn đánh mất đi khả năng cạnh tranh cốt lõi. Nếu bạn còn trẻ, chưa có quá nhiều áp lực về tài chính, chưa lập gia đình và sinh con; nếu như cần một lời khuyên thì đó là: Và đừng quên, sẵn sàng thay đổi bản thân là điều cần thiết. Đừng miễn cưỡng có một công việc ổn định và một mức lương khó nhân lên. Bằng lòng với hiện trạng này, thường có nghĩa là: Bạn đồng ý với sự ổn định giá trị bản thân tạo ra, điều này dĩ nhiên không thể giúp bạn tăng thêm thu nhập.
Ninh Phạm
Blue Sapphire
Kiet Tí Tởn
rất lãng phí vì bạn chỉ mới bằng lòng với công việc chứ chưa bằng lòng với cuộc sống.và sống hết mình nên rất lãng phí."Những giây phút trong đời sẽ rất hoang phí nếu không yêu"Niềm đam mê sự khao khát và tình yêu làm cho tâm hồn ta trẻ mãi
Trần Hoàng Mỹ Linh
không biết như thế nào gọi là 'lãng phí'? mình cũng không biết mình có phải đang lãng phí không nữa? có khi cá nhân mình không phải là người quá tham vọng, mình chỉ cần mức lương đủ dùng, công việc ổn định, dư ra 1 chút để dành lo cho cuộc sống sau này, lo cho ba má, lo cho những lúc đau bệnh khi về già.
có thể mình quá vô lo vô nghĩ nhưng mình hoàn toàn ngưỡng mộ những bạn tham vọng, đầu tư phát triển sự nghiệp, ngày càng kiếm được nhiều tiền hơn, lo cho gia đình, cho tương lai sau này.