Bàn về KHOA HỌC và TÂM LINH
Mối quan hệ giữa khoa học và tâm linh luôn là chủ đề hấp dẫn với chúng ta. Những ủng hộ, phản bác là không thể tránh khỏi. Vì ngay cả định nghĩa tâm linh là gì cũng không rõ ràng. Dưới đây là một vài góc nhìn tôi mong muốn chia sẻ cùng các bạn.
Bản chất của con người là tò mò và khao khát giải thích thế giới
Con người hiện đại cũng như cổ đại luôn tò mò về thế giới xung quanh. Từ cổ đại, con người đã khao khát giải thích tự nhiên. Con người phát hiện ra lửa, nhưng không biết ánh sáng đến từ đâu. Cũng như con người cần nước để uống nhưng không thể biết mưa hay cội nguồn sông suối từ đâu mà ra. Và vô vàn thứ nữa con người không thể giải thích được. Và cứ thế, với cái nhìn hạn hẹp và cuộc sống quá ngắn ngủi, con người ngày càng có nhiều điều tò mò hơn. Và không thể chối cãi, con người đã không ngừng tìm cách giải thích các hiện tượng đó. Điều này tôi sẽ nói kỹ hơn ở dưới đây.
Góc nhìn về tư duy logic của người cổ đại
Dưới góc nhìn của người xưa, người ta không hề thấy nước từ dưới chảy lên trên, mà chỉ thấy nước từ trên chảy xuống. Cũng tương tự, không có những hạt mưa từ dưới đất lên trời, mà chỉ có những giọt nước từ trên trời xuống. Rõ ràng, con người có năng lực quan sát và tư duy logic từ rất sớm. Họ đã chỉ ra ngay sự vô lý đó và đòi hỏi phải có gì đó thêm vào để nó có thể hợp lý hơn. Sự nhận ra thiếu một mắt xích quan trọng trong việc quan sát hiện tượng mưa cho thấy tư duy logic sẵn có ở con người từ rất sớm.
Kì lạ hay không kỳ lạ?
Những hiện tượng tự nhiên mà ngay cả con người hiện đại cũng không thể kiểm soát hay chế ngự hoàn toàn, là một điều hết sức kì lạ. Sự cảm nhận được sự kỳ lạ phải đến từ một bộ óc tò mò và mong muốn giải thích được hiện tượng. Thử hỏi nếu không phải một bộ óc khao khát tìm ra lời giải thích thì tại sao họ lại thấy điều đó kỳ lạ được? Và thực sự, con cháu của những người muốn giải thích tự nhiên đó đã giải thích được rất nhiều thứ. Có thể nói, chúng ta bây giờ cũng giống như tổ tiên của mình, vô cùng tò mò và muốn tìm được câu trả lời cho tất cả. Và rồi khoa học ra đời.
Tạo ra thần thánh là một bước đột phá
Việc tưởng tượng ra một Đấng siêu nhiên, thần thánh nào đó không phải là sự lạc hậu. Ngược lại, nó thể hiện tư duy của con người. Ngày nay với chằng chịt các khái niệm, chúng ta có phần nào coi thường việc tạo ra một khái niệm thần thánh của người xưa. Nhưng đâu biết rằng, chỉ có tư duy logic mới nhận ra một chuỗi sự việc nào đó đang còn thiếu sự logic. Thử nghĩ xem, nếu chúng ta không biết sự tồn tại của hơi nước, mà mỗi năm nước từ trên trời trút xuống vô kể, mặt đất chẳng mấy chốc mà ngập lụt sao?
Khoa học vẫn phải cần một vị thần?
Khoa học cũng tương tự như vậy thôi, những gì được chứng minh có lẽ một ngày nào đó cũng sẽ bị thay thế bởi một thứ gì đó đúng đắn hơn. Chúng ta tiến thêm một bước để giải thích hiện tượng, nhưng không thể nào giải thích một cách hoàn toàn. Ví dụ chúng ta biết điện tích âm hút điện tích dương. Nhưng tại sao lại thế? Trong các môn khoa học luôn luôn phải có những tiên đề, và những tiên đề này không thể chứng minh triệt để. Tại sao lại có sự kỳ lạ như vậy, ta chứng minh mọi thứ từ các định luật, hệ quả, tính chất. Nhưng lại không thể dùng mọi thứ để chứng minh tiên đề.
Nếu người cổ đại đặt một vị thần để giải thích cho sự phi logic, điền vào chỗ trống còn thiếu để hợp lý hóa các hiện tượng. Phải chăng khoa học cũng đang cần một "vị thần" có điều họ gọi với một cái tên khác.
Hiện tượng và bản chất
Khoa học hay đúng hơn là con người luôn mặc kẹt ở bản chất, dù có thể giải thích hiện tượng. Như ví dụ về điện tích trái dấu hút nhau, sự hút nhau là hiện tượng, nguyên nhân của nó là bản chất. Điều này xảy ra vì tư duy logic. Để làm rõ tôi định nghĩa tư duy logic theo cách dễ hiểu nhất như sau: Cái này dẫn đến cái kia chính là tư duy logic.
Ví dụ: Nếu có B-> A, thì sẽ có C->B và D->C,... và cứ thế ta không thể nào kết thúc chuỗi logic được.
Chúng ta tư duy, đằng sau hiện tượng là bản chất. Ví dụ hiện tượng mưa thì bản chất là quá trình bốc hơi và ngưng tụ hơi nước. Nhưng bản chất của sự bốc hơi và ngưng tụ là gì? Cái này là bản chất của bản chất, cũng là một mắt xích trong chuỗi vô hạn của logic.
Cả khoa học và tôn giáo đều bị mắc kẹt, không phải cứ có một Đấng tạo hóa thì mọi chuyện sẽ mặc nhiên được giải quyết. Tôi có đọc ở đâu đó rằng: "Một người nào đó tạo ra vũ trụ sẽ hợp lý hơn Vũ trụ tự tạo ra nó". Tuy nhiên tôi cũng đặt ra một câu hỏi tương tự: "Liệu rằng có ai đó tạo ra Thượng Đế sẽ hợp lý hơn Thượng Đế tự có?"
Vì sao Thượng Đế phải toàn năng?
Chúng ta muốn kết thúc chuỗi logic vô tận bằng cách tưởng tượng ra một Đấng Tạo hóa. Vì vậy, chắc chắn không còn một quy luật nào chi phối Đấng Tạo hóa nữa. Bởi vì nếu còn bất cứ quy luật nào, Thượng Đế hay Đấng Tạo hóa sẽ không còn vai trò kết thúc chuỗi logic vô tận đó được. Cho nên Thượng Đế/Đấng tạo hóa phải là toàn năng.
Vì không có gì chi phối Ngài, nên thời gian cũng không thể chi phối. Vậy thì câu hỏi: "Khi nào Ngài bắt đầu sáng thế?" có ý nghĩa gì? Ngài không bị chi phối bởi thời gian cơ mà. Và nếu Ngài đã sáng thế thì làm thế nào Ngài dừng lại? Khi mà với Ngài, thời gian là vô nghĩa. Và nếu Ngài không thể dừng lại, Ngài có còn toàn năng nữa không?
Có lẽ lập luận này vẫn chưa thực sự chặt, nhưng dường như không thể nào kết thúc chuỗi logic vô tận đó được.
Liệu vấn đề cứ thế mà kết thúc?
Liệu chúng ta có thực sự bó tay, khi không thể nào giải quyết vấn đề của chuỗi logic dài miên man đó. Không, nếu kết thúc dễ thế thì sao chúng ta là con người được. Chúng ta tò mò về mọi thứ từ rất sớm, đặt ra vô vàn các giả thuyết và cũng không ít lần tin chắc vào các giả thuyết của mình. Không cớ gì bây giờ chúng ta lại bó tay hoặc là chấp nhận dễ dàng như thế.
Đường tròn và mặt cầu
Mọi điểm trên đường tròn và mặt cầu đều giống nhau. Ta không thể xác định được điểm bắt đầu, điểm kết thúc, điểm giữa. Nhưng nếu đường tròn đó rất lớn, hay mặt cầu đó rất lớn, ta dường như chỉ cảm thấy đường thẳng và mặt phẳng. Điểm chung của đường thằng và mặt phẳng đều là có thể trải ra một cách vô tận. Đó như là một chuỗi logic vậy. Liệu rằng sự logic là ảo tưởng, vì ta quá nhỏ bé nên mọi thứ cứ thẳng tuột ra, phẳng phiu vô tận? Sự vô tận khiến mọi thứ trở nên phi lí, vậy phải chăng là chỉ cần loại bỏ sự vô tận, hay chính là thay thế logic bằng một thứ khác. Vậy thứ đó có thể là gì đây?
Định lý Kurt Godel và Đấng Tạo Hóa
Chắc nhiều bạn cũng không còn lạ với định lý nổi tiếng này. Dành cho những bạn chưa biết mình dẫn một trong những diễn giải của định lý này như sau:
“Bất cứ điều gì mà bạn có thể vẽ một vòng tròn bao quanh nó sẽ không thể tự giải thích về bản thân nó mà không tham chiếu đến một cái gì đó ở bên ngoài vòng tròn – một cái gì đó mà bạn phải thừa nhận là đúng nhưng không thể chứng minh.”
Đã là định lý, chắc hẳn sẽ có thể chứng minh được. Mời các bạn tham khảo tại đây:
(Nó cực kỳ khó hiểu nếu bạn không phải là dân chuyên toán)
Vũ Ngọc
Tri Tâm
DOIMAT
Rất;âu tôi mới ngồi đọc hết 1 bài viết từng chữ như thế này. Tôi thấy hợp lý. Hy vọng bạn trải nghiệm khám phám thêm và chia sẻ.
Quang Anh