Bạn thường làm gì khi bị khủng hoảng niềm tin?
Trong cuộc sống thường sẽ có những thời điểm, những biến cố xuất hiện liên tục khiến bạn bị mất niềm tin , đôi khi là có một chút khủng hoảng.
Đó là Khi bạn tin tưởng, đặt niềm tin vào cuộc sống, vào con người và bất ngờ nhận lại nhiều những sự "lọc lừa, dối trá" và đôi khi cả cheat hack. Bạn hoài nghi bản thân, tại sao mình dễ để người khác lừa bạn? Bạn hoài nghi thế giới và cuộc sống tại sao lại không thể tử tế và chân thành với nhau?
Bạn AQ là sau bài học này sẽ dạy cho mình cách để sau này biết đặt niềm tin đúng chỗ, bớt ngây thơ hơn. Nhưng ở một mặt khác, bạn nghĩ tại sao sống mà lại cứ luôn hoài nghi và không thể tin nhau. Tại sao giữa người với người luôn không thể tin nhau.
Bạn đã và sẽ làm gì nếu rơi vào tình huống này ?
niềm tin
,phong cách sống
Câu hỏi của chị khiến em ngộ ra một điều: Không phải mình từng sai một lần thì mình sẽ rút kinh nghiệm để vĩnh viễn không tái phạm nữa, đó là vì không phải lần nào mình sai cũng giống nhau. Bằng cách này hoặc cách khác, mình rồi cũng nhận ra là mình tiếp tục sai nhưng không phải là do lỗi do nguyên nhân cũ.
Em nghĩ mình được phép sai nhiều lần và sửa sai nhiều lần và đó không gọi là những lần thất bại. Trước khi thành công, ai cũng phải thất bại nhiều lần. Nhưng người ta quên một điều, người ta sau mỗi lần thất bại lại sửa sai rồi lại thất bại rồi lại sửa sai để tiến gần hơn đến sự thành công một cách hoàn hảo nhất.
Em thấy cũng tương tự câu chuyện của chị, chị hoàn toàn không cần dằn vặt bản thân vì mình sai nhiều lần cùng một chỗ. Những lần sai nó đều không giống nhau. Như mọi người, em cũng trải qua những “khủng hoảng tuổi 20”, “khủng hoảng tuổi 21” và “khủng hoảng niềm tin” là một trong những nguyên nhân không nhỏ đó. Tất nhiên là em buồn rất nhiều, em tự dằn vặt rất nhiều. Nhưng sau đó, em cũng như mọi người, cũng buộc học cách chấp nhận, học cách vượt qua, em tin chị cũng vậy.
Em rất thích câu “What doesn’t kill you, make you stronger.” Câu chuyện trên của chị chỉ có thể làm chị buồn nghĩa là nó không đến nỗi đáng gờm để đối đầu với chị, em tin chị sau cơn buồn chị sẽ mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
Một vài ý kiến cá nhân của em, mong có thể giúp ích chị chút nào. ^^
Trang Thục Văn
Câu hỏi của chị khiến em ngộ ra một điều: Không phải mình từng sai một lần thì mình sẽ rút kinh nghiệm để vĩnh viễn không tái phạm nữa, đó là vì không phải lần nào mình sai cũng giống nhau. Bằng cách này hoặc cách khác, mình rồi cũng nhận ra là mình tiếp tục sai nhưng không phải là do lỗi do nguyên nhân cũ.
Em nghĩ mình được phép sai nhiều lần và sửa sai nhiều lần và đó không gọi là những lần thất bại. Trước khi thành công, ai cũng phải thất bại nhiều lần. Nhưng người ta quên một điều, người ta sau mỗi lần thất bại lại sửa sai rồi lại thất bại rồi lại sửa sai để tiến gần hơn đến sự thành công một cách hoàn hảo nhất.
Em thấy cũng tương tự câu chuyện của chị, chị hoàn toàn không cần dằn vặt bản thân vì mình sai nhiều lần cùng một chỗ. Những lần sai nó đều không giống nhau. Như mọi người, em cũng trải qua những “khủng hoảng tuổi 20”, “khủng hoảng tuổi 21” và “khủng hoảng niềm tin” là một trong những nguyên nhân không nhỏ đó. Tất nhiên là em buồn rất nhiều, em tự dằn vặt rất nhiều. Nhưng sau đó, em cũng như mọi người, cũng buộc học cách chấp nhận, học cách vượt qua, em tin chị cũng vậy.
Em rất thích câu “What doesn’t kill you, make you stronger.” Câu chuyện trên của chị chỉ có thể làm chị buồn nghĩa là nó không đến nỗi đáng gờm để đối đầu với chị, em tin chị sau cơn buồn chị sẽ mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
Một vài ý kiến cá nhân của em, mong có thể giúp ích chị chút nào. ^^
Hoàng Ân Điển
Vấn đề này, muốn phân tích một cách sâu sắc cũng được, mà muốn nói theo cách hời hợt cũng được luôn.
Muôn loài sinh vật trên thế giới, bao gồm con người, đều được tạo hóa quy định rằng phải tìm mọi cách để duy trì sự tồn tại của bản thân trước tiên. Sự tồn tại của một cá thể đôi khi xung đột với quyền lợi của các cá thể khác, trong toàn bộ hệ sinh thái. Ví dụ: con sư tử nếu không ăn thịt linh dương thì không sinh tồn được, thế nên có khi chúng nó chả ham hố gì thịt linh dương đâu, chẳng qua là không ăn không được.
Con người cũng vậy, đôi khi vì sự sinh tồn của chính mình, ta không còn cách nào khác phải xung đột với quyền lợi của người khác. Chỉ là các 'thủ đoạn' của con người tinh vi hơn hẳn loài vật. Sự tinh vi này càng được khuếch đại trong xã hội 'văn minh' ngày nay. Thế nên việc sống một cuộc sống con người, luôn phải tự bảo vệ bản thân khỏi các âm mưu, thủ đoạn của người khác là điều dễ hiểu.
Đơn giản là cuộc sống, xã hội ngày càng phức tạp. Con người ngày càng muốn có nhiều thứ hơn, ngày càng quan tâm đến vật chất hơn. Trong khi đó truyền thông không biết cách (và cũng không muốn) tuyên truyền các lối sống, hệ tư tưởng trọng đạo đức, tinh thần cho người dân. Một khi đạo đức xuống cấp, và sự quan tâm về vật chất gia tăng, thì việc 'dối trá lừa lọc' lẫn nhau là điều tất yếu xảy ra.
Và nếu bị khủng hoảng niềm tin? Cá nhân mình sẽ tự nhủ bản thân rằng mình chỉ là một cá thể trong một xã hội của rất nhiều cá thể khác. Thế nên việc va chạm với nhau là điều dễ hiểu, cần phải chấp nhận, nếu bạn không muốn trở thành Robinson. Hiểu rằng bản chất của con người vốn luôn đặt quyền lợi bản thân lên trên hết sẽ giúp ta luôn bình tĩnh, lý trí để giải quyết các va chạm này.
Le Minh
Người ẩn danh
Mình thường “lặng yên” khi bị khủng hoảng niềm tin, không đôi co cũng ko cố gắng làm cho ra ngô ra khoai nữa.
“Tiên trách kỉ hậu trách nhân” - chỉ trách là khi gặp sự việc mình ko đủ “tỉnh táo” để nhìn nhận sự việc như chính nó đang là.
Mọi việc xảy ra nó sẽ mang đến bài học hay nhận thức cho bản thân mình.
Bạn vẫn hãy cứ sống luôn là bạn, cứ tin những gì bạn muốn và ko tin những gì bạn thấy ko ổn. Tự khắc mọi thứ sẽ đi theo cách mà bạn lựa chọn thôi. Mình tin vào luật “nhân-quả”, cho nên bạn cứ sống tử tế và chân thành thôi, còn người ta sống sao thì mình ko thể can thiệp và thay đổi được.
Lê Văn Đức
Theo em, thì hãy đi tìm chuyên gia tâm lý là tốt nhất. Ngay từ khi nhìn tiêu đề em thấy vấn đề này rất quan trọng, rất có thể một lời khuyên lúc này có sẽ ảnh hưởng lâu dài và sự phát triển về sau.
Nhân đây, em cũng thấy lạ ở nước ngoài việc tư vấn tâm lý là rất bình thường. Tại sao ở Việt Nam mình nó đưa vào chỗ xấu vậy, gần như nhắc đến tâm lý là đi đôi với tâm thần. Em thấy ai cũng có lúc khủng hoảng về tâm lý và không biết nên làm gì cho đúng đắn nhưng lại luôn đi hỏi những người xung quanh khi mà những người họ chưa chắc có kiến thức về tâm lý và hoàn cảnh của họ cũng khác nhau nên đưa ra lời khuyên như "may rủi".
Nguyen Thanh Tuyen