Bạn thường đối mặt với thất bại hay nỗi sợ hãi của mình như thế nào?
tâm sự cuộc sống
,tâm lý học
Trong câu hỏi của bạn có câu trả lời rồi mà, cứ "đối mặt" với nó thôi, trốn tránh chẳng làm được gì mà còn khiến bản thân càng đi lùi về sau. Bạn chỉ vượt qua được khi đã học được cách chấp nhận thất bại và nỗi sợ hãi, lấy đó làm kinh nghiệm và động lực để bản thân ngày càng mạnh mẽ hơn.
Nội dung liên quan
Nội dung sắp xếp theo thời gian
Thanh Vân Nguyễn
Trong câu hỏi của bạn có câu trả lời rồi mà, cứ "đối mặt" với nó thôi, trốn tránh chẳng làm được gì mà còn khiến bản thân càng đi lùi về sau. Bạn chỉ vượt qua được khi đã học được cách chấp nhận thất bại và nỗi sợ hãi, lấy đó làm kinh nghiệm và động lực để bản thân ngày càng mạnh mẽ hơn.
Người ẩn danh
Eva Chia Sẻ
Solitary
Blue Sapphire
Có vẻ rất nhiều bạn đồng tình với phương án đối mặt với thất bại và sợ hãi. Mình cũng ủng hộ quan điểm này. Nhưng về mặt cụ thể hơn phải đối mặt với nỗi sợ như nào thì nên thảo luận thêm một chút.
Khi chúng ta có nỗi sợ, chẳng hạn như sợ đau đớn về thể xác. Ta sẽ thấy có phản ứng tự nhiên đầu tiên là đau, và tiếp đến hình thành ám ảnh về nỗi đau, tiếp nữa là lần sau thấy cái gì tương tự thì ta tìm cách để thoát khỏi nỗi đau vừa được khơi gợi lại. Vậy một nỗi đau có 3 lớp: (1) là nỗi đau (2) là sợ đau (3) là sợ chính cái gọi là "sợ đau". Vậy cách luyện tập ở đây mình đề xuất là đi từ (3)-(2)-(1) để gỡ dần dần khúc mắc.
Những người đang trốn tránh nỗi sợ hãi bằng cách này hay cách khác bị dính lớp số (3), những người dám đối diện với sợ hãi dính vào số (2) và cuối cùng can đảm nhất đối diện rồi mà bình thản với đau đớn là số (1). Vượt qua số (1) sẽ có cảm giác bình an vô cùng, đây là sự thật. Nhưng vẫn còn một bước cuối nữa là buông nốt sự bình an để được giải thoát hoàn toàn.
Trần Nam
Người ẩn danh