Bạn thường đọc sách nước ngoài (sách dịch/đọc bằng ngôn ngữ đó) hay sách Việt Nam?

  1. Văn hóa

  2. Sách

  3. Kỹ năng mềm

Từ khóa: 

sách

,

việt nam

,

đọc sách

,

văn học

,

văn hóa

,

sách

,

kỹ năng mềm

Mình có nhiều trải nghiệm thất vọng bởi sách dịch sang tiếng Việt nên cũng không còn đọc nhiều (và thường xuyên mình thấy vấn đề là do dịch từ bản dịch tiếng Anh, không phải từ bản gốc: qua 2 lần bản dịch ít nhiều nó bị xê dịch!). Hiện tại thì những chủ đề mình quan tâm đọc thậm chí còn không có sách gốc tiếng Việt và cũng không có ai dịch luôn!

Ngoài ra thường thì tiếng nào mình đọc được sẽ ưu tiên bản gốc. Nhưng nếu bản gốc mà bằng tiếng Anh thì mình ưu tiên bản dịch sang tiếng TBN =))))) vì cũng nhận được bằng đó thông tin nhưng luyện được thêm tí nào thì luyện, còn tiếng Anh thì sống trong môi trường luyện đủ rồi. Bản gốc Hy Lạp thì cố tìm đọc song ngữ HyLạp-Latinh, hoặc nếu ko có thì Hy-Anh. Chủ đề là Etruscologia thì ưu tiên tiếng Ý

Trả lời

Mình có nhiều trải nghiệm thất vọng bởi sách dịch sang tiếng Việt nên cũng không còn đọc nhiều (và thường xuyên mình thấy vấn đề là do dịch từ bản dịch tiếng Anh, không phải từ bản gốc: qua 2 lần bản dịch ít nhiều nó bị xê dịch!). Hiện tại thì những chủ đề mình quan tâm đọc thậm chí còn không có sách gốc tiếng Việt và cũng không có ai dịch luôn!

Ngoài ra thường thì tiếng nào mình đọc được sẽ ưu tiên bản gốc. Nhưng nếu bản gốc mà bằng tiếng Anh thì mình ưu tiên bản dịch sang tiếng TBN =))))) vì cũng nhận được bằng đó thông tin nhưng luyện được thêm tí nào thì luyện, còn tiếng Anh thì sống trong môi trường luyện đủ rồi. Bản gốc Hy Lạp thì cố tìm đọc song ngữ HyLạp-Latinh, hoặc nếu ko có thì Hy-Anh. Chủ đề là Etruscologia thì ưu tiên tiếng Ý

Mình không giới hạn việc đọc của mình ở sách nước nào. Việc đọc của mình bắt đầu từ khi còn rất nhỏ, và bằng tiếng Việt - dĩ nhiên, đó là tiếng mẹ đẻ của mình. Sau này học tiếng Anh, mình sẽ ưu tiên đọc sách có ngôn ngữ gốc là tiếng Anh bằng tiếng Anh. Ngoài ra, mình có học thêm một số ngôn ngữ mới với mục đích đọc sách bằng ngôn ngữ gốc. Với những cuốn sách không thể đọc bằng ngôn ngữ gốc, mình sẽ đọc bằng ngôn ngữ gần gũi với nó hết sức có thể. Ví dụ đọc các tác giả châu Á mình sẽ ưu tiên đọc bản dịch tiếng Việt, còn đọc các tác giả Tây Âu mình sẽ ưu tiên đọc bản tiếng Anh. Nhưng dù có đọc trời biển gì thì mình vẫn luôn chú ý để lượng đọc bằng ngôn ngữ mẹ đẻ và ngoại ngữ tương đương nhau. Mình có một sự nghiêm khắc nhất định với các quy tắc sử dụng ngôn ngữ, và không bao giờ cho phép bản thân nắm chắc được bất cứ ngôn ngữ nào hơn tiếng mẹ đẻ.
Mình hay đọc sách từ các tác giả nước ngoài, nhưng hầu như sách mình đọc đều được dịch về tiếng việt rồi. Ngày trước mình còn chăm chỉ đọc chứ giờ cũng hơi lười rồi :( đi làm về mệt chỉ muốn lên giường ngủ

Chào bạn, cá nhân mình thường đọc sách Tiếng Việt.

Đa số những học giả có nghiên cứu bài bản thường khuyên chúng ta đọc sách có ngôn ngữ gốc do chính tác giả viết để hiểu đúng và đủ thông điệp. Nếu bạn làm được như vậy thì rất tốt, bởi nền tảng học vấn của bạn sẽ vững chắc hơn. Ngoài ra, không ít tựa sách chất lượng trên thế giới chưa được/bị hạn chế/chưa kịp chuyển ngữ ra Tiếng Việt, nên biết đọc và thích đọc đa ngôn ngữ rõ ràng là một lợi thế, bạn ạ.

Mình thì có những mục đích sau khi chọn chuyên đọc Tiếng Việt, bởi:

- Đó là ngôn ngữ gần gũi với mình và có thể áp dụng thường xuyên với những người xung quanh, ở đất nước mình đang sống.

- Nếu nghiêm túc dịch, thì người dịch sẽ tốn rất nhiều công sức tra cứu, nghiền ngẫm. Do đó, với mình đọc một cuốn sách dịch sẽ coi như đọc được 2 tác giả, 2 vốn sống đồng thời trong một quyển sách.

- Mình đọc Tiếng Việt để gia tăng từ vựng và thành thạo hơn trong việc sử dụng ngôn ngữ này. Dù là tiếng mẹ đẻ, nhưng chưa phải ai trong số chúng ta cũng thấy được vẻ đẹp và biết cách tận dụng hết tiềm năng của thứ ngôn ngữ thú vị này.

- Hiện tại mình đang là gia sư dạy Văn, do đó mình trân trọng Tiếng Việt và mong rằng có thể lan tỏa tình cảm ấy đến với các bạn học sinh của mình (dù mình vẫn khuyến khích các bạn ấy học ngoại ngữ theo sở thích như là Tiếng Anh, Tiếng Nhật hoặc Tiếng Trung).

Với cùng 1 chủ đề bao giờ mình cũng ưu tiên sách được viết bởi tác giả nước ngoài hoặc người Việt sống ở nước hơn là tác giả trong nước. Với tương đối nhiều lý do:

  1. Mình cảm thấy không hợp gu với tác giả trong nước
  2. Mình cảm thấy có lòng tin hơn với các tư duy mở
  3. Mình gặp tương đối sự cố về sự cóp nhặt hoặc "tích tiểu thành đại" của tác giả trong nước về quan điểm, cung cách hay ví dụ của tác giả nước ngoài.
  4. Mình thích