Bạn thường cân nhắc yếu tố gì khi quyết định chuyển việc?
Hiện tại công việc của mình đang rất bình ổn, nghỉ làm thứ 7, CN, mức lương không quá thấp, có thời gian cho con cái. Sắp tới mình muốn chuyển việc về làm cho Vingroup (mình đã từng làm ở đây rồi và đã nghỉ để sang công việc hiện tại), có điều mình vẫn lăn tăn rất nhiều vì xác định được phải đánh đổi nhiều thứ.
Vậy khi chuyển việc các bạn thường cân đo đong đếm thế nào?
nhảy việc
,hướng nghiệp
Bạn hãy hướng quan điểm của mình khi chuyển việc sang mong muốn được làm gì đó tốt hơn cho bản thân. Rõ ràng, việc thất vọng vì công việc hiện tại sẽ khác hoàn toàn với lý do mục tiêu của bạn hay với những gì mà bạn đang hướng đến.
Bạn hãy hình dung xem bạn sẽ trở nên như thế nào nếu như cứ tiếp tục làm công việc hiện nay sau nửa năm, 1 năm, 5 năm hay 10 năm nữa. Hãy nhìn cấp trên và những đồng nghiệp đã vào làm trước bạn, chắc cũng không khó để bạn có thể tưởng tượng ra hình ảnh tương lai của mình. Để rồi từ đó bạn có mong muốn, có kỳ vọng rằng hình ảnh đó sẽ trở nên thành công hơn thế nữa không? Liệu bạn có thể khiến cho điều đó trở thành hiện thực với điều kiện là chỗ làm hiện nay?
Và theo cách này, khi bạn nhìn vào tình hình hiện nay dựa trên hình ảnh bạn muốn trở thành trong tương lai, bạn có thể tìm thấy mục tiêu mới ở chỗ làm hiện tại như “Bạn vẫn có thể cố gắng làm việc gì đó ở chỗ làm hiện nay” hay “Hãy thử chuyển sang bộ phận khác xem sao”. Hoặc ngược lại, bạn cũng có thể dứt khoát, quyết tâm chuyển việc nếu bạn thấy ở chỗ làm hiện nay không đáp ứng được mong muốn của bạn.
Để chuẩn bị cho quá trình chuyển việc, những nội dung mà bạn cần sắp xếp lại chủ yếu là: mục đích, lý do chuyển việc; điểm mạnh, điểm yếu của bản thân; hình ảnh mà bạn mong muốn trở thành trong tương lai… Ví dụ như, việc làm rõ mục đích của bạn khi chuyển việc sẽ dẫn đến việc quyết định điểm cốt lõi của mỗi thông tin tuyển dụng, điểm cốt lõi ở đây chính là những điều kiện mà bạn mong muốn hay những tiêu chí cần chú trọng khi tìm việc. Không chỉ vậy, khi bạn đã quyết tâm ứng tuyển thì việc chuẩn bị đó cũng sẽ trở thành điểm cốt lõi khi bạn suy nghĩ về các vấn đề như “Động lực khiến bạn muốn làm việc” hay “Lí do chọn doanh nghiệp, công ty đó”. Và hơn thế nữa, khi doanh nghiệp hay công ty mà bạn ứng tuyển quyết định tuyển dụng bạn, thì lúc đó, việc xem lại những nội dung mà bạn đã suy nghĩ và chuẩn bị ở bước này sẽ giúp bạn cân nhắc xem “Liệu làm việc ở doanh nghiệp, công ty mới này có thực sự giải quyết được lí do mà bạn muốn chuyển việc ban đầu hay không?”
Đặng Minh Thư
Bạn hãy hướng quan điểm của mình khi chuyển việc sang mong muốn được làm gì đó tốt hơn cho bản thân. Rõ ràng, việc thất vọng vì công việc hiện tại sẽ khác hoàn toàn với lý do mục tiêu của bạn hay với những gì mà bạn đang hướng đến.
Bạn hãy hình dung xem bạn sẽ trở nên như thế nào nếu như cứ tiếp tục làm công việc hiện nay sau nửa năm, 1 năm, 5 năm hay 10 năm nữa. Hãy nhìn cấp trên và những đồng nghiệp đã vào làm trước bạn, chắc cũng không khó để bạn có thể tưởng tượng ra hình ảnh tương lai của mình. Để rồi từ đó bạn có mong muốn, có kỳ vọng rằng hình ảnh đó sẽ trở nên thành công hơn thế nữa không? Liệu bạn có thể khiến cho điều đó trở thành hiện thực với điều kiện là chỗ làm hiện nay?
Và theo cách này, khi bạn nhìn vào tình hình hiện nay dựa trên hình ảnh bạn muốn trở thành trong tương lai, bạn có thể tìm thấy mục tiêu mới ở chỗ làm hiện tại như “Bạn vẫn có thể cố gắng làm việc gì đó ở chỗ làm hiện nay” hay “Hãy thử chuyển sang bộ phận khác xem sao”. Hoặc ngược lại, bạn cũng có thể dứt khoát, quyết tâm chuyển việc nếu bạn thấy ở chỗ làm hiện nay không đáp ứng được mong muốn của bạn.
Để chuẩn bị cho quá trình chuyển việc, những nội dung mà bạn cần sắp xếp lại chủ yếu là: mục đích, lý do chuyển việc; điểm mạnh, điểm yếu của bản thân; hình ảnh mà bạn mong muốn trở thành trong tương lai… Ví dụ như, việc làm rõ mục đích của bạn khi chuyển việc sẽ dẫn đến việc quyết định điểm cốt lõi của mỗi thông tin tuyển dụng, điểm cốt lõi ở đây chính là những điều kiện mà bạn mong muốn hay những tiêu chí cần chú trọng khi tìm việc. Không chỉ vậy, khi bạn đã quyết tâm ứng tuyển thì việc chuẩn bị đó cũng sẽ trở thành điểm cốt lõi khi bạn suy nghĩ về các vấn đề như “Động lực khiến bạn muốn làm việc” hay “Lí do chọn doanh nghiệp, công ty đó”. Và hơn thế nữa, khi doanh nghiệp hay công ty mà bạn ứng tuyển quyết định tuyển dụng bạn, thì lúc đó, việc xem lại những nội dung mà bạn đã suy nghĩ và chuẩn bị ở bước này sẽ giúp bạn cân nhắc xem “Liệu làm việc ở doanh nghiệp, công ty mới này có thực sự giải quyết được lí do mà bạn muốn chuyển việc ban đầu hay không?”
Trần Huyền
Chào bạn,
Thông thường khi nhảy việc mình thường xét các yếu tố sau:
- Công việc hiện tại có đang tốt không, có nhất thiết phải thay đổi không, có đang làm mình hài lòng hay chỉ là cảm xúc khó chịu nhất thời
- So sánh với công việc mới, liệu nếu thay đổi sẽ khá hơn, sẽ có cơ hội thăng tiến hay chỉ là đi từ bình cũ sang một bình mới rượu cũ
- Tự hỏi bản thân mình muốn gì, mình đã làm được gì, mình có mắc sai lầm nào trong quá trình làm việc, công việc không tốt hay do mình có vấn đề, nếu là do mình thì đừng đổi vì ở đâu mình cũng sẽ không giải toả được
Thực ra ai cũng sẽ khuyên bạn tìm mức lương, thu nhập, đãi ngộ, riêng mình, chỉ muốn bạn dừng lại, tự đặt tay lên trái tim và hỏi bạn muốn gì, bạn khao khát gì, rồi sẽ có câu trả lời cho chính bạn.
Kiet Tí Tởn
"Thiên thời địa lợi nhân hòa"
Thiên thời địa lợi nhân hòa 天时地利人和 tiān shí dì lì rén hé là thành ngữ dùng để chỉ ba yếu tố cần thiết giúp tạo nên sự thành công cho một sự kiện, một công việc, hay một điều gì đó do con người tạo ra. Ba yếu tố ấy chính là thiên thời 天时 tiān shí, địa lợi 地利 dì lì, nhân hòa 人和 rén hé. Chúng ta cùng tìm hiểu từng yếu tố nhé.
Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiênNhân định thắng thiên
Giải thích ý nghĩa thiên thời địa lợi nhân hòa
Thiên thời 天时 tiān shí: 天 tiān ở đây có nghĩa là trời, 时 shí có nghĩa là thời, thời cơ, thời gian, thời điểm. Chữ quan trọng nhất ở đây không phải là chữ trời mà là chữ thời. Bởi lẽ làm gì chúng ta cũng cần phải tự hỏi thời điểm này làm có đúng không, có sớm quá hay muộn quá không, làm vào thời điểm nào là phù hợp nhất, chỉ khi làm vào đúng thời điểm mới cho ra hiệu quả tốt. Việc lựa chọn thời điểm này là do bản thân chúng ta chứ không một ông Trời nào có thể nói cho ta biết cả.
Địa lợi 地利 dì lì: 地 dì là địa là đất, 利 lì có nghĩa là lợi, lợi ở đây là lợi thế. Chữ lợi ở đây cũng mang ý nghĩa chủ đạo. Có nghĩa là khi làm bất kì một việc gì cũng phải cân nhắc xem bản thân mình có những lợi thế, thế mạnh nào, còn tồn tại những khó khăn nào. Nói đơn giản như bạn thích làm giáo viên nhưng bạn lại không có lợi thế của sự kiên nhẫn thì rất khó để trở thành một người thầy thành công.
Nhân hòa 人和 rén hé: 人 rén là người, 和 hé có nghĩa là hòa, hòa hợp, đó là sự hòa hợp, đoàn kết của mọi người với nhau. Một tập thể đoàn kết, hòa hợp sẽ mang lại sự thành công hơn hẳn so với một tập thể rời rạc, thiếu sự liên kết.
Nói như vậy không có nghĩa là các yếu tố của trời và đất không quan trọng bằng yếu tố thời, lợi và nhân. Dĩ nhiên các yếu tố của trời, đất cũng sẽ chi phối vài phần trong sự thành công của con người nhưng yếu tố quan trọng trước hết vẫn là con người, vẫn là sự tính toán của con người.Xem thêm:
Đặt câu có sử dụng thành ngữ thiên thời địa lợi nhân hòa 天时地利人和 tiān shí dì lì rén hé
他这几年来发展得很快。实际上就占了天时地利人和。Tā zhè jǐ nián lái fāzhǎn de hěn kuài. Shíjì shàng zhàn le tiān shí dì lì rén hé.Anh ta vài năm trở lại đây phát triển rất nhanh. Thực tế là anh ta đã biết áp dụng thiên thời địa lợi nhân hòa.
想成功要先懂得天时地利人和这个道理。Xiǎng chénggōng yào xiān dǒngdé tiān shí dì lì rén hé zhè gē dàolǐ Muốn thành công trước tiên phải hiểu được đạo lý thiên thời địa lợi nhân hòa.
nếu làm 1 chổ có lương cao nhưng thiếu sự hợp tác đầy áp lực và sự cạnh tranh mạnh hiếp yếu cá lớn nuốt cá bé cho dù bạn có tài nhưng cũng bị chôn vùi và không thể phát huy được và 1 chổ có lương thấp hơn nhưng lại có sự hợp tác không áp lực và cùng nhau giúp đỡ cùng nhau phát triển cùng nhau đi lên.... và bạn có thể phát huy hết tài năng của mình thì bạn sẽ có câu trả lời cho bản thân mình thôi....với lại còn phải xem xét phải cân bằng được công việc gia đình tình cảm và sức khỏe 1 trong 4 yếu tố này chỉ cần 1 bên mất cân bằng thì tinh thần bạn sẽ suy sụp và mất tập trung vv.... ảnh hưởng đến tất cả mọi mặt trong cuộc sống của bạn vì vậy hãy cân nhắc =]]
vídụ như mình đi làm bảo vệ và công ty điều qua nhà ông chủ tịch trùm showbis "bước chân hoàn vũ -thevoidkid vv...." là mình đã biết có được "thiên thời" sau khi vào làm việc mình được lòng tất cả mọi người trong gia đình ông vvv... là mình lại có thêm "nhân hòa" nhiều tình huống mình xử lý khá tốt nên đã được ông để mắt tới và hết lòng giúp đỡ mình từ cái ăn cái mặc giầy dép quần áo vv..v.v.... và sau 1 tháng ông kêu mình xin nghỉ công ty về làm quản gia nhà ông vv.... "địa lợi" đây là vùng đất nơi mình có khả năng phát huy hết tài năng của mình và bây giờ ông kêu mình học và nghiên cứu sản xuất chương trình qua công ty làm phụ ông..... và mình đã chộp lấy cơ hội như thế đấy....."trước khi đi làm bảo vệ mình làm công ty luật vv... lương 1 tháng 18tr rồi điều kiện gia đình cũng không tệ 2018 ba mình tặng mình 1 chiếc 5 chỗ vios mình không lấy mình thích tạo dựng sự nghiệp bằng 2 bàn tay trắng hơn.... và thich trải nghiệm tất cả các ngành nghề nên mới bơi hết nghề này đến nghề khác vậy nên mỗi ngành nghề biết 1 chút quả là không thiệt thân....."
Thu Hiền
Trên thực tế, nhiều người thường xuyên nhảy việc, không chỉ thay đổi về chức vụ mà còn thay đổi về chuyên môn nghề nghiệp. Chẳng hạn: lúc thì làm trong bộ phận bán hàng, khi lại làm về tư vấn dịch vụ hoặc về hành chính…Vì họ cho rằng, làm như vậy họ có thể tích lũy được nhiều kinh nghiệm hoặc “đa di năng” về năng lực nghề nghiệp. Các làm này chỉ khiến họ phải “nhảy việc” nhiều lần mà thôi.Cách tốt nhất nên trung thành với những kỹ năng chuyên môn, định rõ phương hướng nghề nghiệp, kiên trì “nhất nghệ tinh” để trở thành chính chuyên gia giỏi trong chuyên nghành của bạn. Có như vậy bạn mới có cơ hội thăng tiến trong công việc.
Vũ Thảo Linh
Trước khi bạn bắt đầu tìm kiếm một công việc mới, trước tiên bạn nên tự hỏi mình rằng bạn có hài lòng với công việc hiện tại của mình không hay bất kỳ ai bất kỳ điều gì liên quan đến công ty của bạn. Nếu bạn cảm thấy không hài lòng vì môi trường làm việc không tốt, sếp, đồng nghiệp không thân thiện, chính sách đãi ngộ của công ty kém, bạn không có cơ hội để phát triển năng lực, thăng tiến,... thì đã đến lúc bạn nên “nhảy việc”. Bạn phải xem xét thật kỹ điều này để tránh trường hợp sang công ty mới và hối hận vì rời xa công ty cũ.
Nếu bạn có kế hoạch chuyển đổi nghề nghiệp thì đồng nghĩa với việc bạn xác định bạn đang quay về vạch xuất phát. Bạn cần phải chứng minh năng lực của bạn khi ra nhập công ty mới. Bạn có sẵn lòng làm chức danh thấp hơn trước kia không? hay thậm chí là bạn có sẵn lòng nhận mức lương thấp hơn trước không? Tất cả những điều này đều rất khó khăn với bất kỳ ai khi chuyển việc nên bạn phải chuẩn bị tâm lý thật tốt.
Rukahn
Lương, môi trường, tiềm năng thăng tiến, quan điểm của sếp. phúc lợi
Phạm An Nhiên
Nếu chán quá thì cứ chuyển thôi, phải có động lực làm việc thì năng suất mới hiệu quả được.
Lan Nguyễn Thị
Mình vẫn muốn hỏi là tại sao bạn lại quyết định chuyển việc?
Đỗ Hải Đăng
Mình thấy có bài viết này của bạn Trần Huyền khá ổn, không nói về vấn đề chuyển việc, nhưng chắc chắn sẽ cho bạn 1 số định hướng.
Cần cân nhắc yếu tố gì khi lựa chọn nghề nghiệp
www.noron.vn
Độc Cô Cầu Bại
Mục đích đi làm là kiếm tiền và việc mình làm có thích ko. Tiếp theo là cơ hội phát triển kiếm nhiều tiền hơn nữa, cuối cùng là ý nghĩa của công việc cho tương lai