Bạn thuộc tuýp nào, FOMO hay JOMO?

  1. Đầu tư & Tài chính

FOMO (Fear of Missing Out) là cảm giác bất an, sợ mình sẽ bỏ lỡ 1 điều gì đó

JOMO (Joy of Missing Out) là cảm giác hiện diện và hài lòng với hiện trạng của bản thân. Với JOMO, bạn không cần so sánh cuộc sống của bạn với ai khác, thay vào đó, bạn biết cách để điều chỉnh và thích nghi với những băn khoăn về cái muốn làm và cái nên làm.

FOMO and JOMO


Trong tài chính cá nhân, FOMO và JOMO có những biểu hiện ra sao?

VỚI FOMO, người này sẽ:

  • mua sắm theo xu hướng vì không muốn mình là người chậm chân, hoặc muốn mình luôn là người đi trước.
  • mua sắm để bằng bạn bằng bè vì không muốn mình thua kém người khác.
  • có thể có ít hoặc không có các khoản tiết kiệm
  • có thể có nhiều thẻ tín dụng và cũng có thể có nhiều khoản nợ khó trả
  • mau chán với những thứ mình đang có
  • đầu tư như ganh đua với người khác, cũng có thể vì muốn bằng bạn bằng bè, hoặc muốn thể hiện bản thân
  • dễ bị cuốn vào các hình thức bị lừa đảo tài chính, lừa đảo trong làm ăn

FOMO phát sinh từ cảm giác thiếu thốn, mất kết nối, thiếu hạnh phúc, thiếu tình thương, thiếu sự ghi nhận, thiếu tự tin, ... thế nên một người FOMO sẽ có khuynh hướng tìm kiếm những điều bên ngoài bản thân để bù đắp cho cảm giác thiếu hụt này.

Người JOMO thì sao nhỉ? Người này sẽ:

  • biết rằng sẽ có thể có lúc mình sẽ bị thiếu, bỏ lỡ cái gì đó và chuyện đó là chuyện thường tình
  • Nếu có cảm giác lo lắng, bất an vì mình đã bỏ lỡ điều gì, họ chấp nhận những cảm xúc này, ý thức được ảnh hưởng của nó đến mình, và có những hành động phù hợp để thích nghi, chuyển hóa những cảm xúc ấy
  • ít khi mua hàng ngẫu hứng, mua vì có khuyến mãi
  • mua hàng theo nhu cầu hơn là theo xu hướng, họ ít hoặc không có nhu cầu ganh đua mua sắm
  • bình tĩnh cân nhắctrước những biến động của thị trường và những cơ hội đầu tư
  • có thể ít có nợ, hoặc đa phần là nợ nhằm đầu tư sinh lời hơn là nợ do mua sắm

JOMO phát sinh từ cảm giác đầy đủ, từ sự kết nối với chính mình, từ sự tự tin, biết ghi nhận bản thân, ... thế nên một người JOMO sẽ biết sử dụng các thế mạnh của mình và các nguồn lực xung quanh để đạt được các mục tiêu của mình.

Vậy làm sao để dần chuyển từ FOMO thành JOMO?

  1. Bạn cần đưa ra những quyết định chi tiêu và tăng thu nhập một cách cẩn trọng
  2. Bớt theo dõi các xu hướng mua sắm, giảm các ứng dụng mua sắm hoặc tắt các thông báo trên điện thoại
  3. Hiểu về bản thân, học hỏi thêm về giáo dục cảm xúc
  4. Trong đầu tư, cần xem xét nhiều khía cạnh về kênh đầu tư, người bạn chọn cùng đầu tư, và tìm hiểu thêm về luật pháp
  5. Học cách biết ơn với những gì mình đang có
  6. Đặt ra các mục tiêu rõ ràng, cụ thể cho bản thân
  7. Có những nguyên tắc, giới hạn cho bản thân

Với mình, nguyên tắc Rõ Chi - Đa Thu kèm với mục tiêu Khỏe mạnh tài chính là những nguyên tắc dẫn đường để mình hạn chế FOMO và hiện diện với JOMO.

Từ khóa: 

tài chính cá nhân

,

quản lý tài chính cá nhân

,

trí thông minh cảm xúc

,

fomo

,

jomo

,

đầu tư & tài chính

Mình trước giờ cứ nghĩ là thuộc kiểu FOMO, nhưng đọc xong bài này thì không chắc nữa...

1. Mình rất ít khi mua sắm, và chỉ mua sắm khi lên danh sách những món cần => JOMO (theo cách nói của bạn).

2. Mình có ít khoản tiết kiệm, và thích ném vào các kênh đầu tư khác nhau hơn => FOMO

3. Ít khi ganh đua với bạn bè, mà thứ duy nhất khiến mình nổi máu ganh đua là dạng đua số sách đọc trong năm, hoặc đua tốc độ lập trình, hoặc những thứ tương tự => Không biết thuộc kiểu FOMO hay JOMO.

4. Mình cũng mau chán với những gì mình đang có => FOMO.

5. Không bao giờ cân nhắc biến động thị trường, cứ có tiền và có kèo thơm là đẩy tiền đi đầu tư ngay => FOMO.

6. Không dễ gì bị dụ, hoặc bị lừa... Chính xác hơn thì thách ai có thể lừa đảo được mình đó => JOMO.

7. Không có nợ, chỉ có mượn tiền bạn bè vài hôm thôi => JOMO.

Dù sao thì cũng cảm ơn bạn, trước giờ mình cứ nghĩ FOMO là người sợ bỏ lỡ gì đó, mà mình thì rất hay tiếc vì mua vé máy bay sớm nên giá không phải tốt nhất... 😔

Trả lời

Mình trước giờ cứ nghĩ là thuộc kiểu FOMO, nhưng đọc xong bài này thì không chắc nữa...

1. Mình rất ít khi mua sắm, và chỉ mua sắm khi lên danh sách những món cần => JOMO (theo cách nói của bạn).

2. Mình có ít khoản tiết kiệm, và thích ném vào các kênh đầu tư khác nhau hơn => FOMO

3. Ít khi ganh đua với bạn bè, mà thứ duy nhất khiến mình nổi máu ganh đua là dạng đua số sách đọc trong năm, hoặc đua tốc độ lập trình, hoặc những thứ tương tự => Không biết thuộc kiểu FOMO hay JOMO.

4. Mình cũng mau chán với những gì mình đang có => FOMO.

5. Không bao giờ cân nhắc biến động thị trường, cứ có tiền và có kèo thơm là đẩy tiền đi đầu tư ngay => FOMO.

6. Không dễ gì bị dụ, hoặc bị lừa... Chính xác hơn thì thách ai có thể lừa đảo được mình đó => JOMO.

7. Không có nợ, chỉ có mượn tiền bạn bè vài hôm thôi => JOMO.

Dù sao thì cũng cảm ơn bạn, trước giờ mình cứ nghĩ FOMO là người sợ bỏ lỡ gì đó, mà mình thì rất hay tiếc vì mua vé máy bay sớm nên giá không phải tốt nhất... 😔

Mình JOMO! :D Vì mình hoàn toàn không có 1 dấu hiệu nào của 1 FOMO, nhưng có đa số các dấu hiệu của 1 JOMO (chiếu theo bài viết của bạn).