Bạn thích là người hỏi, hay là người được hỏi?

  1. Phong cách sống

Mình mới đọc được câu này trong những phát biểu khác biệt về Cách mạng công nghiệp 4.0 của Quyền Bộ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng. Trước đây bác ấy cũng có một câu tâm đắc đó là "Câu hỏi là khởi nguồn của tri thức".

Mình quan sát thấy người Việt mình rất thích trả lời câu hỏi. Câu hỏi trong sách giáo khoa, câu hỏi trắc nghiệm, câu hỏi khảo sát... Đến trong đời sống người ta cũng thường thích được phỏng vấn, được hỏi và nói về mình, chứ ít muốn hỏi và nghe người khác nói hơn. Có thể một phần là từ thời đi học đã có thói quen giáo viên dạy, rồi đặt câu hỏi, yêu cầu học sinh sinh viên trả lời. Chưa kể học sinh sinh viên Việt Nam ngại đặt câu hỏi vì sợ bị nói là "thể hiện", "làm màu" trước mặt giáo viên...

Vậy trong thực tế cuộc sống, có đúng là các bạn luôn thích là người trả lời hơn không? Vì sao lại như vậy?

Bạn nghĩ tại sao việc đặt câu hỏi lại khó hơn trả lời?

Từ khóa: 

câu hỏi

,

trả lời

,

phong cách sống

Sếp mình hay nói đặt câu hỏi đúng là mình đã giải quyết được một nửa vấn đề rồi. Hỏi là cần thiết nhưng phải tư duy rồi mới hỏi, để tìm ra giải pháp chứ đừng hỏi bừa cái gì cũng hỏi
Trả lời
Sếp mình hay nói đặt câu hỏi đúng là mình đã giải quyết được một nửa vấn đề rồi. Hỏi là cần thiết nhưng phải tư duy rồi mới hỏi, để tìm ra giải pháp chứ đừng hỏi bừa cái gì cũng hỏi

Đặt câu hỏi không khó, đặt câu hỏi đúng vấn đề, đúng trọng tâm để có thể đặt vấn đề tốt; giúp người trả lời biết được vấn đề của bạn, cho bạn được câu trả lời tốt mới khó.

Vấn đề của chúng ta thường là bị lan man, xác định vấn đề bị sai nên nhiều khi các câu hỏi hầu hết là rất chung chung và làm người trả lòi rơi vào tình thế trả lời sao cũng được.