Bạn thấy ứng dụng VECA thế nào?
VECA của anh Bùi Thế Bảo và chị Đỗ Thị Minh Trang là một ứng dụng hoạt động như một mô hình gọi xe công nghệ, kết nối người bán phế liệu với người thu gom. Theo đó, VECA sẽ giải quyết vấn đề phân loại rác thải, phế liệu. Với bảng giá các loại ve chai phổ biến được công khai rõ ràng, chi tiết, chỉ cần một nút bấm là người có nhu cầu bán đã có thể đặt lịch thu thu gom (nhựa, giấy, nhôm, sắt,…) tức thì.
xã hội
,công nghệ thông tin
Mình thấy ứng dụng đã vận hành rất tốt với sứ mệnh bảo vệ môi trường, xử lý rác thải và tái chế nó. Thị trường mua bán “ve chai” từ xưa vẫn luôn là lĩnh vực thiếu tính minh bạch và có khả năng tiếp cận thấp đến nhiều đối tượng. Ở khía cạnh người mua, quá trình thu gom phế liệu truyền thống luôn là hành trình cố gắng “phủ khắp” đội quân thu gom ve chai. Thực tế, họ không có định hướng cụ thể về số lượng và thời gian thu gom phế liệu tại các hộ gia đình.
Vì vậy, hầu hết thời gian làm việc đều sẽ là nỗ lực đi khắp các tuyến đường và kêu gọi những người có phế liệu, bán phế liệu cho mình. Cách tiếp cận truyền thống này khiến người thu gom ve chai tốn rất nhiều công sức nhưng kết quả không ổn định do tầm phủ sóng của việc thu gom phế liệu thấp.
Mặt khác, người cần bán phế liệu không thể chủ động về thời gian, giá cả, phải phụ thuộc vào người mua trả giá. Trái lại, việc tiếp cận với đối tượng có nhu cầu bán và người thu gom khiến người có phế liệu quyết định vứt bỏ phế liệu vào thùng rác là điều thường thấy. Điều này vô tình khiến nhiều hộ gia đình không phân loại và xử lý rác thải đúng cách, gây ra lãng phí lớn về tài chính và gây ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường.
Đinh Chương
Mình thấy ứng dụng đã vận hành rất tốt với sứ mệnh bảo vệ môi trường, xử lý rác thải và tái chế nó. Thị trường mua bán “ve chai” từ xưa vẫn luôn là lĩnh vực thiếu tính minh bạch và có khả năng tiếp cận thấp đến nhiều đối tượng. Ở khía cạnh người mua, quá trình thu gom phế liệu truyền thống luôn là hành trình cố gắng “phủ khắp” đội quân thu gom ve chai. Thực tế, họ không có định hướng cụ thể về số lượng và thời gian thu gom phế liệu tại các hộ gia đình.
Vì vậy, hầu hết thời gian làm việc đều sẽ là nỗ lực đi khắp các tuyến đường và kêu gọi những người có phế liệu, bán phế liệu cho mình. Cách tiếp cận truyền thống này khiến người thu gom ve chai tốn rất nhiều công sức nhưng kết quả không ổn định do tầm phủ sóng của việc thu gom phế liệu thấp.
Mặt khác, người cần bán phế liệu không thể chủ động về thời gian, giá cả, phải phụ thuộc vào người mua trả giá. Trái lại, việc tiếp cận với đối tượng có nhu cầu bán và người thu gom khiến người có phế liệu quyết định vứt bỏ phế liệu vào thùng rác là điều thường thấy. Điều này vô tình khiến nhiều hộ gia đình không phân loại và xử lý rác thải đúng cách, gây ra lãng phí lớn về tài chính và gây ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường.