Bạn thấy nhân vật Ngạn trong phim Mắt Biếc như thế nào?
Tôi thấy trên mạng có rất nhiều đánh giá tiêu cực của nhân vật Ngạn, một số còn ủng hộ Ngạn đến với Trà Long nữa?!
Ý kiến của mọi người về mối tình này như thế nào ạ.
mắt biếc
,phim ảnh
Nếu là nhân vật Ngạn trong phim Mắt Biếc thì mình chưa xem nên không biết thấy như thế nào. Còn như nhân vật Ngạn trong truyện Mắt Biếc, thì mình thấy cậu ấy là con người của những khoảnh khắc:
- Khoảnh khắc nhìn thấy đôi mắt biếc của Hà Lan và thế là "hồn lỡ sa vào đôi mắt em".
- Khoảnh khắc nhận ra mình chính là người sẽ làm tất cả mọi thứ vì Hà Lan, cái mọi thứ bao gồm cả tình yêu, tình thương, tình thân, tình bạn, tình tri kỷ, tình người.
- Khoảnh khắc nghĩ rằng, chắc mẩm rằng mọi thứ sẽ còn mãi ở đó, dành cho mình. Như làng Đo Đo, cây bàng già, trường học và cả Hà Lan! Vì tất cả đều là của mình thì không thể nào mất đi đâu cả => chính vì suy nghĩ này nên mình cho rằng Ngạn đã nghĩ Hà Lan hiểu tình cảm của mình qua những bài hát, những bản nhạc, những cung đàn thì không cần thiết phải nói ra điều đó nữa. Vì đó là mặc nhiên như thế, rằng Ngạn yêu Hà Lan. Khoảnh khắc này còn "khủng khiếp" ở chỗ là Ngạn cho rằng Hà Lan sẽ không thể nào yêu ai khác ngoài mình.
- Khoảnh khắc nhận ra sự thay đổi của Hà Lan (khi rời quê lên phố thị) đã không như mong đợi, mong muốn của mình. Hà Lan đã rời quê như một cái cây bật rễ (theo lời của mẹ Hà Lan) mà Ngạn không có cách nào có thể trồng lại xuống đất như cũ. Tuy nhiên, khoảnh khắc này vẫn chưa cho Ngạn nhìn ra rằng mình sẽ mất Hà Lan.
- Khoảnh khắc "sợ hãi" mất Hà Lan nếu tỏ tình.
- Khoảnh khắc nhận ra Hà Lan không dành cho mình, mà thuộc về Dũng.
- Khoảnh khắc thương cảm cho Hà Lan, một nỗi thương xót cám cảnh cho thân mình, khi mà dẫu "anh đã gặp em từ đầu vẫn để em rơi vào bể dâu".
- Khoảnh khắc đau xót khi biết rằng mặc dù Dũng đã cưới người khác, nhưng khi Hà Lan quen Nghĩa cũng chỉ vì lý do là Nghĩa có nét giống với... Dũng. => Mình vẫn không phải là người Hà Lan lựa chọn!
- Khoảnh khắc đau buốt đến tận con tim khi biết rằng, Hà Lan nhất định vẫn không lựa chọn mình ngay khi Mẹ cô ấy đã làm "bà mai" để hai người có cơ hội đến với nhau đặng an ủi tuổi già.
- Khoảnh khắc nhận ra khi mọi khoảnh khắc ở trên dù có biến mất, thì cuối cùng đôi mắt biếc ấy vẫn không có đôi mắt nào có thể thay thế được. Ngay cả đôi mắt cũng biếc không kém (thậm chí còn có phần hơn) của Trà Long!
Nói chung là ngập tràn những khoảnh khắc độc thoại nội tâm mà Ngạn đã không đủ dũng khí để "làm khác đi", dù chỉ là làm khác ở một khoảnh khắc nào đó bất kỳ. :D Và đó cũng chỉ là nét tính cách của một con người bình thường.
Nội dung liên quan
Nội dung sắp xếp theo thời gian
Nguyễn Ánh Nguyệt
Lan Anh
Chuyện Ngạn với Hà Lan như thế nào, mình không bàn tới. Mình bực mình vì chuyện cơ.
Chung quy lại, việc chú rời bỏ Trà Long theo mình chốt ở một câu mà ông cha xưa có nói: “Nhàn cư vi bất thiện” – Nghĩa là sống rảnh quá thì sinh làm chuyện nông nổi. Quả không sai
Chú Ngạn về quê làm thầy đồ trường làng. Một công việc hết sức … nhàn. So với giảng viên đại học hay giáo viên toán cấp 3 thì nhàn lắm. Việc này khiến chú rảnh quá nên suy nghĩ quá nhiều.
✦ Để mình lấy dẫn chứng khác từ phía Trà Long. Tại sao lên chốn thành phố nhộn nhịp cám giỗ, Trà Long không như mẹ mình? Trong truyện có nói. Cháu ấy vùi đầu vào học, vì sợ đúp môn sẽ ở lại lâu hơn. Ai cũng hiểu, ý muốn nói là sẽ lâu đoàn tụ với chú Ngạn hơn.
✦ Và vì vùi đầu vào học, Cháu Trà Long nhà ta chả bị mấy thứ cám giỗ tầm thường lẻn vào tâm trí được. Nên cháu nó không suy nghĩ gì khác ngoài việc trở về với người chú mà cháu muốn cưới làm chồng.
Các bạn hãy đọc lại chương cuối để thấy chú Ngạn nhà mình suy nghĩ nhiều thế nào:
Nào là “Chú thương cháu bằng tất cả tình thương trong đời chú cộng lại. Mọi ý nghĩ của chú từ nay sẽ thuộc về cháu, chỉ một mình cháu thôi!”
Rồi là “tê tái hiểu ra mối tình tôi với Trà Long chẳng qua chỉ là sự nối dài của mối tình tôi với Hà Lan qua một hình bóng khác”
Và còn nhiều nhiều nữa. Nói thật các bạn đã yêu sâu đậm ai mà chẳng khó quên người cũ. Chuyện Ngạn thấy yêu Trà Long vì cháu nó giống Hà Lan, có khác gì chuyện Hà Lan yêu Linh vì Linh giống anh Dũng không???
✦ “Cứ nghĩ đến cảnh ôm Trà Long trong tay mà lòng cứ ngỡ đang hôn Hà Lan đắm đuối, tôi rùng mình, nghe lạnh toát sau lưng.” – Lần đầu hôn gái nó lại chả thế??? Chú chăm sóc Hà Lan suốt một tuổi thanh xuân, đương nhiên chú Ngạn phải mơ về những cảnh lãng mạn. Chắc chắn chú cũng ao ước được môi của Hà Lan chứ. Nhưng chuyện không thành, cảm xúc lần này của chú chỉ là tiếc cái giấc mơ ấy không thành.
✦ Và giờ khi hôn một người con gái khác giống với người chú yêu, chú bị “so sánh” thôi. Nói thật giờ các bạn ra mua bó rau ngoài chợ còn so sánh bó này tươi hơn bó kia. Nói gì tới một việc trọng đại như là tìm bạn đời.
✦ Hời ơiiiii chú Ngạn à!!!!! Chú suy nghĩ quá rồi đấyyyyyyy. Thế là chú cũng làm tan nát con tim Trà Long luôn. “chú vẫn tin rằng, dù sao lúc ấy cháu cũng sẽ không khóc, cháu sẽ không khóc, có phải thế không?” … Chú có khóc lúc Hà Lan rời xa chú không? Hay tại chú đau một lần rồi thôi? Hay chú “tê tái vì thấy Trà Long giống mẹ”, nhưng lại muốn cháu nó có cảm xúc khác?
THIỆT BỰC MÌNH !!!
Tri Vu
Thiếu
Nguyenphuhoang Nam
Mình cũng may mắn có cơ hội ra rạp xem “Mắt biếc” nên muốn ghi lại vài dòng cảm nhận về các nhân vật (chứ không review phim, vì có nhiều lắm rồi).
Cảm nhận chung của mình đối với các nhân vật là: Họ không bị buồn như trong truyện mà rất hạnh phúc với cuộc sống của mình.
1. Hà Lan
Chủ nhân của đôi mắt biếc cũng là nguồn cảm hứng cho tình khúc của Ngạn.
Lúc dạo chơi ởđồi sim thì còn ngờ ngợ hai bạn hợp nhau, nhưng lúc Hà Lan đi chợ cùng Ngạn thì thấy rõ là không hợp.
Cô ấy quan tâm đến việc con tôm to hay nhỏ thay vì quan tâm đến nó có phải thực phẩm sạch, giàu dinh dưỡng và thơm ngon hay không (chưa tính đến việc không biết cô ấy so sánh giữa tôm khô với nhau hay tôm khô với tôm tươi). Dường nhưđôi mắt biếc chỉ thích nhìn thứ gì biêng biếc nên Hà Lan thích mẫu người như Dũng là hợp lý.
Hà Lan sau này trở thành chủ tiệm may, chăm chỉ, tháo vát nên cuộc sống cũng tốt dần đều. Đã có kinh nghiệm, không phải lo lắng vấn đề kinh tế, lại còn đẹp nên cô ấy hoàn toàn tự do để sống cuộc sống như mình mong muốn.
2. Dũng
Một thanh niên phóng khoáng, ăn chơi, hợp thời trang và biết võ tự vệ (né cú đấm của Ngạn bài bản rồi quét ngay vào chân để Ngạn ngã).
Tuy nhiên, hình tượng phong lưu ấy lại hơi lu mờ trong cuộc nói chuyện với bốđể xin cưới Hà Lan. Khi bố phản đối, Dũng đã vùng vằng bỏđi như một cậu bé có cá tính nhưng không có bản lĩnh.
Cuối cùng, anh cũng nghe lời bố mình, cưới một cô gái có thể giữđược anh ta và có thể khiến bố anh ta ưng thuận. Gia đình sum họp vui vẻ trong ngày cưới và tin tưởng vào sự trưởng thành của đôi bạn trẻ.
3. Ngạn
Con người của nghệ thuật và tự nguyện biến đời mình thành nghệ thuật. Với Ngạn yêu cũng là nghệ thuật nên không vội vàng, vồ vập bày tỏ. Ngạn mượn tiếng đàn để giãi bày tiếng lòng. Khổ nỗi, anh không biết chọn người tri âm thành ra rốt cuộc không có tri kỉ. Tiếng lòng nghe cũng như tiếng đàn. Ngạn buồn.
Trừ những lúc đau khổ thì Ngạn rất biết cách chăm sóc sức khỏe từ: ăn, mặc, ở. Điển hình như bữa cơm khuya của Ngạn có khẩu phẩn đầy đủ rau, thịt, trứng (bữa đó 2 người ăn cũng thoải mái), nhà ở thoáng mát, quần áo thì theo phong cách tối giản.
Ngày Ngạn đi thì cũng đã trọn vẹn thời gian cống hiến cho quê hương, một tương lai tươi sáng đang chờ anh phía trước.
Đối với Hà Lan, Hồng, Trà Long thì Ngạn có một vị trí đặc biệt trong tâm trí. Không phải người đàn ông bình thường nào cũng làm được điều này.
4. Trà Long
Một cô bé buồn thì khóc, vui thì cười, thích thì chủđộng bày tỏ. Trà Long có lúc đúng, lúc sai nhưng sẽ không vướng vào bi lụy.
Cô bé xứng đáng được hưởng hạnh phúc.
5. Hồng
Người con gái rất tha thiết với Ngạn và luôn chỉ là một dấu hiệu báo trước cho những bước chuyển trong mối quan hệ giữa Ngạn và Hà Lan.
Sự chờđợi ấy rồi sẽđược đền đáp. Bởi thời gian đã chứng tỏđược cô gái này đủ kiên nhẫn để thử hiểu suy nghĩ vòng vèo của Ngạn.
Hình nhưđoạn cuối phim không nói kĩ Ngạn đi đâu.
6. Cái cây
Chuyện tình cảm động của Hà Lan và Ngạn đã trở thành giai thoại với lớp trẻ trong làng: “Thích nhau mà khắc lên cây thì sẽ không đến được với nhau”.
Từđó, các bạn trẻ không khắc lên cây nữa và có ý thức bảo vệ cây xanh hơn.
Cái cây được yên ổn tỏa bóng mát và cảm thấy biết ơn vì điều đó.
Solitary
Hì, nói chung mình xem phim Việt mình vẫn thấy yêu lắm, Ngạn dễ thương mà, Ngạn trẻ tuổi mà đóng khá sâu sắc đấy chứ. Những cảm ghen tuông, cảnh tình tứ với Hà Lan, cảnh Ngạn nuôi con cho Hà Lan cảm động lắm. Nói chung Ngạn diễn có chiều sâu, đôi mắt Ngạn rất có cảm xúc, lúc dồn nén, lúc yêu thương, có lúc lại bất lực.
Nhiều khi xem phim mọi người có vẻ kì vọng hơi nhiều, mình thì chỉ cần vui, cần giải trí nên mình thấy phim Việt vẫn rất đáng xem.
Hoàng Vũ Anh
Người ẩn danh
Người ẩn danh
Ghost Wolf