Bạn suy nghĩ thế nào về tầm quan trọng của bằng cấp?

  1. Giáo dục

Bạn có suy nghĩ thế nào khi có nhận định rằng: “Bằng cấp (cụ thể là bằng Đại học, Thạc sĩ, Tiến sĩ) không quan trọng khi đi xin việc, chỉ cần có kinh nghiệm tốt là có thể tự tin xin việc?”?

Từ khóa: 

bằng cấp

,

kinh nghiệm

,

tầm quan trọng

,

giáo dục

Về các bằng cấp thạc sĩ tiến sĩ là bằng nghề, chỉ thị một nghề nghiên cứu về một lĩnh vực nào đó chứ không phải nó chỉ mức độ học vấn nên những người có bằng tiến sĩ khi khai kê trình độ học vấn thì cũng ghi học vấn tới lớp 12 chứ không ghi là tiến sĩ, thạc sĩ.

Thứ hai là khi xin việc mà có bằng tiến sĩ thạc sĩ thì tất nhiên sẽ được ưu tiên hơn, nhưng nếu đánh giá kĩ năng không đạt, kinh nghiệm không đủ thì doanh nghiệp đó sẽ không nhận đâu vì tiền lương của tiến sĩ thạc sĩ cao hơn hẳn đại học trung cấp, nên nếu đại học trung cấp có kĩ năng tốt hơn làm việc năng xuất cao hơn thì họ sẽ ưu tiên ngược lại cho trung cấp đại học.

Thứ ba, bằng cấp quả thực không quan trọng, nhưng cũng không thể thiếu, nó có một mức nặng nhất định trong xin việc nói cách khác nó là phương tiện đưa ta tới việc làm, không có phương tiện thì ta khó có được một công việc tốt được. Nhưng hãy nhớ, phương tiện là phương tiện tuyệt đối không được xem nó là mục đích.

Trả lời

Về các bằng cấp thạc sĩ tiến sĩ là bằng nghề, chỉ thị một nghề nghiên cứu về một lĩnh vực nào đó chứ không phải nó chỉ mức độ học vấn nên những người có bằng tiến sĩ khi khai kê trình độ học vấn thì cũng ghi học vấn tới lớp 12 chứ không ghi là tiến sĩ, thạc sĩ.

Thứ hai là khi xin việc mà có bằng tiến sĩ thạc sĩ thì tất nhiên sẽ được ưu tiên hơn, nhưng nếu đánh giá kĩ năng không đạt, kinh nghiệm không đủ thì doanh nghiệp đó sẽ không nhận đâu vì tiền lương của tiến sĩ thạc sĩ cao hơn hẳn đại học trung cấp, nên nếu đại học trung cấp có kĩ năng tốt hơn làm việc năng xuất cao hơn thì họ sẽ ưu tiên ngược lại cho trung cấp đại học.

Thứ ba, bằng cấp quả thực không quan trọng, nhưng cũng không thể thiếu, nó có một mức nặng nhất định trong xin việc nói cách khác nó là phương tiện đưa ta tới việc làm, không có phương tiện thì ta khó có được một công việc tốt được. Nhưng hãy nhớ, phương tiện là phương tiện tuyệt đối không được xem nó là mục đích.

Có kinh nghiệm là một lợi thế nhưng bên cạnh đó bằng cấp cũng là một điều kiện không thể thiếu. Bởi vì khi xin việc làm, cái mà chủ thể tuyển dụng có thể thấy được đầu tiên đó chính là bằng cấp

Kinh nghiệm chỉ thực sự thể hiện khi bắt tay vào việc, còn lúc xin việc kinh nghiệm chỉ là mực và nước bọt. Nhưng bằng cấp thì ko thể giả đc (ngoại trừ bằng giả 😆😆). Bằng cấp ko phải là thước đo nhưng là 1 sự biểu hiện của khả năng tiếp thu, số lượng kiến thức. Tiến sĩ thì có giấy hay ko cũng tất nhiên phải giỏi hơn 1 ng ko có bằng.

Còn kinh nghiệm, tốt, rất cần nhưng ko phải là tất cả. Ko có ng ko có kinh nghiệm, chỉ có ng chưa có kinh nghiệm, và có học sẽ có kiến thức rộng hơn, sẽ mau tiếp thu, tích lũy kinh nghiệm, và sau đó tuy học sau nhưng lại thuộc nhiều bài hơn ng trước.

Tất nhiên, cũng phải loại trừ một số ngành bằng cấp ko quan trọng lắm. Ví dụ như thợ (thợ nề, thợ gặt, thợ may,...), nếu ko yêu cầu cao thì bằng chẳng qua chỉ là miếng giấy. Hay như nhân viên kinh doanh, việc có kinh nghiệm làm việc với khách, có sẵn đầu mối khách quan trọng hơn cái bằng nhiều.

Đúng và sai.

Đúng là kinh nghiệm phong phú và phù hợp với vị trí tuyển dụng là điều tuyệt vời nhất của ứng viên. Không có bài học nào tốt hơn bài học thực tế. Kết quả thực tế luôn là thước đo chuẩn nhất.

Sai:

Đối với sinh viên mới ra trường hoặc các bạn trẻ, còn ít kinh nghiệm thì bằng cấp là một điều quan trọng để nhận định về tiềm năng. Bằng cấp cũng đảm bảo một nền tảng vững chắc giúp ứng viên có khả năng đi xa trên lộ trình nghề nghiệp.

Như mình khi tuyển nhân viên cho công ty thì luôn kỳ vọng ở ứng viên vừa có bằng cấp tốt, vừa có nhiều kinh nghiệm. Dĩ nhiên vẫn ưu tiên kinh nghiệm hơn.

Tuỳ thời điểm kiếm việc. Nếu là 1 người đã đi làm vài năm thì kinh nghiệm làm việc, kinh nghiệm giải quyết vấn đề sẽ là yếu tố quan trọng hơn. Nếu là 1 sinh viên mới tốt nghiệp thì bằng cấp sẽ là yếu tố quan trọng, có kinh nghiệm như đi thực tập trong công ty về ngành nghề mình đang theo học hay đang định kiếm việc sẽ là một lợi thế lớn, còn kinh nghiệm đi làm thêm phát tờ rơi, gia sư, v.v... thì chắc không ảnh hưởng gì nhiều.


Đối với ngành nghiên cứu hay kỹ sư thì bằng cấp cũng là kinh nghiệm. Khi làm nghiên cứu tại trường để tốt nghiệp thạc sĩ, tiến sĩ thì cũng là đã trải qua sơ bộ quá trình nghiên cứu rồi. 

Dung neu co bang cap thi moi co viec lam nhung ma can phai co su tu tin la tren het
Dung vay
Có bằng thì mới xin việc được
Cũng có vai trò nhất định, nhất là công chức, viên chức vì đó là yếu tố tiên quyết trong tuyển dụng, bổ nhiêm, thăng hạng, còn ở khu vực tư nhân thì yếu tố này không phải tiên quyết vì môi trường, yêu cầu khác nhau nhưng mình nghĩ bằng cấp phải thực học mới giá trị nếu không sẽ là hữu danh vô thực 😅