Bạn suy nghĩ thế nào về Đạo đức kinh với Phật giáo?

  1. Tôn giáo

Từ khóa: 

tôn giáo

Đạo giáo, cũng như Đạo-Đức kinh, theo tìm hiểu sơ bộ của mình thì có 2 quan điểm cốt lõi là Vô Vi và Nhân Ái. Nhân Ái (tri túc thường lạc, hiểu mình biết mình trở nên an nhiên tự tại) thì giống như một phần trong giáo lý Tứ Vô Lượng Tâm (Từ Bi Hỷ Xả) của Phật giáo, Vô Vi trong Đạo giáo khá là gần với khái niệm Tánh Không của Phật giáo, nhưng ở Phật giáo thì đã được triển khai ra thành một cuốn Kinh vô cùng uyên thâm (hay là khó hiểu?!) là Bát Nhã Tâm Kinh. sâu xa trong đó thì phải tìm hiểu kỹ thêm. Đạo giáo cũng hướng đến chữ Đạo - là khởi thuỷ của vạn vật trong vũ trụ, trong Đạo Cao Đài họ tôn thờ lý thuyết của Đạo giáo và mang tư tưởng mọi Tôn Giáo đều quy về Cha trời (Đại ngã - hay chính là Đạo). xin kết thúc phần chia sẻ của mình! xin lắng nghe bình luận từ các bạn.
Trả lời
Đạo giáo, cũng như Đạo-Đức kinh, theo tìm hiểu sơ bộ của mình thì có 2 quan điểm cốt lõi là Vô Vi và Nhân Ái. Nhân Ái (tri túc thường lạc, hiểu mình biết mình trở nên an nhiên tự tại) thì giống như một phần trong giáo lý Tứ Vô Lượng Tâm (Từ Bi Hỷ Xả) của Phật giáo, Vô Vi trong Đạo giáo khá là gần với khái niệm Tánh Không của Phật giáo, nhưng ở Phật giáo thì đã được triển khai ra thành một cuốn Kinh vô cùng uyên thâm (hay là khó hiểu?!) là Bát Nhã Tâm Kinh. sâu xa trong đó thì phải tìm hiểu kỹ thêm. Đạo giáo cũng hướng đến chữ Đạo - là khởi thuỷ của vạn vật trong vũ trụ, trong Đạo Cao Đài họ tôn thờ lý thuyết của Đạo giáo và mang tư tưởng mọi Tôn Giáo đều quy về Cha trời (Đại ngã - hay chính là Đạo). xin kết thúc phần chia sẻ của mình! xin lắng nghe bình luận từ các bạn.

Mình không rành về Đạo đức kinh. Nên mình xin chia sẻ góc nhìn về Phật Giáo. Đối với mình đạo Phật là nền giáo dục chí thiện viên mãn đối với chúng sanh. Nội dung của nền giáo dục này bao gồm sự kiện và trí tuệ vô tận vô biên, so với nội dung quá trình Ðại Học hiện đại còn nhiều hơn. Về mặt thời gian nó nói đến quá khứ, hiện tại và tương lai. Về mặt không gian, nó nói đến cuộc sống trước mắt của chúng ta, suy diễn đến cái thế giới vô tận. Cho nên, nó là giáo học, là giáo dục chẳng phải là tôn giáo. Nó là nền giáo dục giác ngộ vũ trụ nhân sinh. Học Phật là sự thụ hưởng tối cao của đời người. 

Phật giáo không trung thành với một thần linh hay siêu nhiên nào? Phật giáo khuyên con người tự phát triển khả năng và trí tuệ của chính mình. Phật giáo không tin tưởng ở một quyền lực cao siêu nào có thể quyết định được vận mệnh của con người.

Phật học không những thích hợp với khoa học mà còn bổ sung những khiếm khuyết của khoa học”. Phật giáo mang tính chất thiết thực gần như khoa học. Phật giáo là bánh xe, chiếc xe hay cái bè, cái thuyền để chuyển tải con người thoát khỏi bể khổ luân hồi. Phật giáo và khoa học hỗ tương cho nhau. Vì vậy, Phật giáo không đòi hỏi nơi người Phật tử có một đức tin mù quáng. Phật giáo khuyến khích và chủ trương tự do bình đẳng, phù hợp với lý trí và thời đại. Phật giáo độ sinh chứ không độ tử.

Mình không có sự hiểu biết về Đạo đức kinh nên chỉ xin chia sẻ một vài suy nghĩ của mình về Phật giáo. 

Với mình Phật giáo chính là con đường đi đến chân lý. Đức Phật đã nói, tự mỗi người đều có đầy đủ đức tín trí huệ của Như Lai, đều có một tâm Phật, đều là Phật sẽ thành. Chân lí này trước khi Phật ra đời đã có, và sau khi Phật nhập Niết Bàn cũng không mất, ba đời các chư Phật xuất thế đều đồng nói 1 chân lí này.
Cái khác biệt của Phật giáo là thay vì phải đi cầu ông thần này, bà thánh nọ để lúc sống được họ ban cho điều này điều kia, lúc chết được về hầu hạ cho người này người nọ... thì đức Phật nêu rõ ta là Phật đã thành, các người là Phật sẽ thành, tất cả chúng sinh đều bình đẳng. Vậy nên ở trong chùa mấy cái việc bùa chú, trấn trục vong ma, trùng tang, hầu thánh cúng thần... đều là cái việc vô nghĩa. Một người đi bái thần bái thánh tứ phương thì hay đi cầu khấn khắp nơi lo sợ đủ đường, chỉ có hàng Phật tử và Thích tử chân chính một khi đã quy y Phật thì ví như con của một bậc pháp vương, không còn sợ hãi uý kị bất kì thế lực thần thánh nào, vì đã lấy từ bi làm gốc thì không có hơn thua thù nghịch.