Bạn suy nghĩ gì về việc "nuôi con bằng điện thoại, fastfood" của bộ phận phụ huynh hiện nay?

  1. Giáo dục

Từ khóa: 

nuôi con bằng điện thoại

,

nuôi con bằng fastfood

,

giáo dục

Chào bạn, mình vừa thương, vừa lo cho tương lai của những gia đình ấy.

Thương bởi làm cha mẹ không dễ và không phải cuộc sống thực tế lúc nào cũng thuận lợi. Ngày nay, không ít cha mẹ lập gia đình vì "đến tuổi", vì "phút nông nổi tuổi trẻ" thay vì bản thân thực sự sẵn sàng. Nhưng đời sống hôn nhân cần họ tìm ra cách để vừa mưu sinh vừa nuôi con. Và cách đơn giản, dễ dàng nhất chính là điện thoại, fastfood.

Họ biết có những cách tốt hơn nhưng không thể làm theo được. Đến bản thân họ còn không thể xa chiếc điện thoại, việc ăn uống còn phó mặc cho các ứng dụng thì sao họ làm được điều tốt hơn cho con? Phần vì họ chưa biết cách chăm sóc bản thân, phần vì họ không biết cách/chưa được học/không muốn học cách chăm sóc người khác. 

Những đứa trẻ lớn lên theo cách nuôi dạy ấy thường thiếu hụt cảm xúc (do không nhận được sự quan tâm), rối loạn tinh thần (não trạng bị tổn thương do dùng điện thoại quá nhiều), dễ thừa cân, béo phì, ngại vận động, dậy thì sớm (hậu quả của fast food) và thiếu các kỹ năng giao tiếp, tương tác xã hội (Hiếm có các bữa cơm đông đủ thành viên gia đình. Giữa cha mẹ, con cái chỉ lập nhóm chat Zalo để trao đổi thông tin như trong xóm trọ).

Tương lai của các gia đình ấy như thế nào, mình kết lại bằng thực trạng trong một gia đình mình từng tiếp xúc như sau:

Cô con gái cố thủ trong phòng, không làm bất kì việc gì. Ngày ngủ, đêm cày phim. Đến bữa phải có người bê thức ăn lên mới ăn. Cậu con trai đề xuất lễ tết nên thắp hương bằng gà rán và pizza cho vừa ngon vừa tiện. 

Trả lời

Chào bạn, mình vừa thương, vừa lo cho tương lai của những gia đình ấy.

Thương bởi làm cha mẹ không dễ và không phải cuộc sống thực tế lúc nào cũng thuận lợi. Ngày nay, không ít cha mẹ lập gia đình vì "đến tuổi", vì "phút nông nổi tuổi trẻ" thay vì bản thân thực sự sẵn sàng. Nhưng đời sống hôn nhân cần họ tìm ra cách để vừa mưu sinh vừa nuôi con. Và cách đơn giản, dễ dàng nhất chính là điện thoại, fastfood.

Họ biết có những cách tốt hơn nhưng không thể làm theo được. Đến bản thân họ còn không thể xa chiếc điện thoại, việc ăn uống còn phó mặc cho các ứng dụng thì sao họ làm được điều tốt hơn cho con? Phần vì họ chưa biết cách chăm sóc bản thân, phần vì họ không biết cách/chưa được học/không muốn học cách chăm sóc người khác. 

Những đứa trẻ lớn lên theo cách nuôi dạy ấy thường thiếu hụt cảm xúc (do không nhận được sự quan tâm), rối loạn tinh thần (não trạng bị tổn thương do dùng điện thoại quá nhiều), dễ thừa cân, béo phì, ngại vận động, dậy thì sớm (hậu quả của fast food) và thiếu các kỹ năng giao tiếp, tương tác xã hội (Hiếm có các bữa cơm đông đủ thành viên gia đình. Giữa cha mẹ, con cái chỉ lập nhóm chat Zalo để trao đổi thông tin như trong xóm trọ).

Tương lai của các gia đình ấy như thế nào, mình kết lại bằng thực trạng trong một gia đình mình từng tiếp xúc như sau:

Cô con gái cố thủ trong phòng, không làm bất kì việc gì. Ngày ngủ, đêm cày phim. Đến bữa phải có người bê thức ăn lên mới ăn. Cậu con trai đề xuất lễ tết nên thắp hương bằng gà rán và pizza cho vừa ngon vừa tiện. 

Trẻ con chơi nhiều điện thoại từ bé lớn lên rất dễ bị tự kỷ, xin các bậc phụ huynh đừng vì nhàn hạ lúc này mà sau này phải trả giá đấy, quan điểm của tôi là lúc các cháu còn bé càng ít tiếp xúc với các thiết bị điện tử càng tốt, đến người lớn còn nghiện điện thoại nữa là trẻ con. Tây nó quy định phải trên 13 tuổi mới được dùng ta thì cứ tùy tiện.

Mình chưa có con, cũng chưa lập gia đình, nên không hiểu được hết vấn đề nhà người ta. Tuy nhiên cũng để lại cmt để câu hỏi này được hiện lên cho nhiều người cùng thảo luận. Chủ đề cũng khá hay

Con ai người ấy nuôi còn mình chỉ lặng lẽ (và bàn tán sau lưng) đánh giá họ "lười" thôi 🤣.