Bạn sinh ra trên đời này để làm gì?

  1. Phong cách sống

Từ khóa: 

phong cách sống

Câu hỏi được gộp với Sứ mệnh của cuộc đời bạn là gì?

Có 1 dạo, mình đã viết hẳn một note dài thiệt dài về câu hỏi đầy... triết học này như sau:

Sao em lại sinh ra… như cơ duyên biết trước? 🙂

Phải đến tận khi nào tự bản thân giải thích được lý do vì sao mình lại sinh ra, vì sao lại có mặt trên cuộc đời này, nói cách khác là giải thích được… mục đích xuống Trái Đất là gì, thì lúc đấy, mới thấy cuộc đời này có ý nghĩa, mới thấy hạnh phúc được. Chưa giải thích được lý do vì sao mình lại sinh ra, thì đừng mong giải thích được vì sao người khác lại sinh ra. 🙂

Tất nhiên, muốn trả lời được thì vẫn phải hỏi, cho nên ta vẫn cứ có cái quyền bất khả xâm phạm đó là HỎI. Vậy cho nên, lúc chưa giải thích được lý do vì sao mình sinh ra, mình đã có lần hỏi… người khác vì sao họ lại có mặt trên cuộc đời này, và xuất hiện trước mặt ta, làm cho ta yêu, ta thương, ta quý, ta chơi xấu, và rồi ta khóc, và rồi ta lại mỉm cười, thậm chí là ta… lãng quên.

Có lẽ, ai sinh ra cũng đều là một thứ cơ duyên biết trước, mặc dù điều quan trọng là ai biết trước thì lại… không ai biết cả. Chỉ là rồi thì ai cũng có thể biết, tỉ lệ 1 chọi 7 tỉ, mà cũng có thể là 7 tỉ chọi 1, haha. Xét cho cùng, thì ai sinh ra cũng là con người, trừ đất, nước, cỏ (và một số thứ khác) ra:

Tôi hỏi đất:

– Đất sống với đất như thế nào?

– Chúng tôi tôn cao nhau .

Tôi hỏi nước:

– Nước sống với nước như thế nào?

– Chúng tôi làm đầy nhau.

Tôi hỏi cỏ:

– Cỏ sống với cỏ như thế nào?

– Chúng tôi đan vào nhau /Làm nên những chân trời.

Tôi hỏi người:

– Người sống với người như thế nào?

Tôi hỏi người:

– Người sống với người như thế nào?

Tôi hỏi người:

– Người sống với người như thế nào?

(“HỎI”, Trích trong tập Thư mùa đông của Hữu Thỉnh)

Và đây, Tố Hữu trả lời:

"Người với người sống để yêu nhau"

Có nghĩa, cái cơ duyên biết trước ấy chính là chúng ta sinh ra để yêu thương nhau! Chứ như sinh ra để sống thì rồi chúng ta cũng sẽ chết, hay sinh ra để làm việc thì rồi chúng ta sẽ già (hay nói phủi phui cái mồm là chẳng may sinh ra bị bệnh tật gì đấy) và rồi không làm việc được nữa… Còn như sinh ra để yêu nhau thì ngay khi chúng ta chết đi, tình yêu ấy vẫn còn, ít nhất là còn nơi người ở lại, nơi người còn sống, để rồi tình yêu ấy lại tiếp tục sinh sôi, nảy nở… 😀

Mà, con người sinh ra đã mang trong nó cả “trách nhiệm” của đất, nước, cỏ và một số thứ khác. Tức người với người sống để tôn cao nhau (trừ mấy người muốn hạ thấp lẫn nhau); làm đầy nhau (cũng có thể là làm vơi lẫn nhau); đan vào nhau (hãy hiểu theo cái nghĩa mà ai-cũng-biết-là-nghĩa-gì-đấy hí hí =)), trừ mấy người thích đá đít lẫn nhau)…

Vì con người là động vật bậc cao cơ mà 😀 Mình không mong được sinh ra để giải cứu thế giới hay cái gì ghê gớm, nhưng không đến mức quá bèo nhèo thì cũng gọi là sinh ra có ích.

:D

Trả lời

Có 1 dạo, mình đã viết hẳn một note dài thiệt dài về câu hỏi đầy... triết học này như sau:

Sao em lại sinh ra… như cơ duyên biết trước? 🙂

Phải đến tận khi nào tự bản thân giải thích được lý do vì sao mình lại sinh ra, vì sao lại có mặt trên cuộc đời này, nói cách khác là giải thích được… mục đích xuống Trái Đất là gì, thì lúc đấy, mới thấy cuộc đời này có ý nghĩa, mới thấy hạnh phúc được. Chưa giải thích được lý do vì sao mình lại sinh ra, thì đừng mong giải thích được vì sao người khác lại sinh ra. 🙂

Tất nhiên, muốn trả lời được thì vẫn phải hỏi, cho nên ta vẫn cứ có cái quyền bất khả xâm phạm đó là HỎI. Vậy cho nên, lúc chưa giải thích được lý do vì sao mình sinh ra, mình đã có lần hỏi… người khác vì sao họ lại có mặt trên cuộc đời này, và xuất hiện trước mặt ta, làm cho ta yêu, ta thương, ta quý, ta chơi xấu, và rồi ta khóc, và rồi ta lại mỉm cười, thậm chí là ta… lãng quên.

Có lẽ, ai sinh ra cũng đều là một thứ cơ duyên biết trước, mặc dù điều quan trọng là ai biết trước thì lại… không ai biết cả. Chỉ là rồi thì ai cũng có thể biết, tỉ lệ 1 chọi 7 tỉ, mà cũng có thể là 7 tỉ chọi 1, haha. Xét cho cùng, thì ai sinh ra cũng là con người, trừ đất, nước, cỏ (và một số thứ khác) ra:

Tôi hỏi đất:

– Đất sống với đất như thế nào?

– Chúng tôi tôn cao nhau .

Tôi hỏi nước:

– Nước sống với nước như thế nào?

– Chúng tôi làm đầy nhau.

Tôi hỏi cỏ:

– Cỏ sống với cỏ như thế nào?

– Chúng tôi đan vào nhau /Làm nên những chân trời.

Tôi hỏi người:

– Người sống với người như thế nào?

Tôi hỏi người:

– Người sống với người như thế nào?

Tôi hỏi người:

– Người sống với người như thế nào?

(“HỎI”, Trích trong tập Thư mùa đông của Hữu Thỉnh)

Và đây, Tố Hữu trả lời:

"Người với người sống để yêu nhau"

Có nghĩa, cái cơ duyên biết trước ấy chính là chúng ta sinh ra để yêu thương nhau! Chứ như sinh ra để sống thì rồi chúng ta cũng sẽ chết, hay sinh ra để làm việc thì rồi chúng ta sẽ già (hay nói phủi phui cái mồm là chẳng may sinh ra bị bệnh tật gì đấy) và rồi không làm việc được nữa… Còn như sinh ra để yêu nhau thì ngay khi chúng ta chết đi, tình yêu ấy vẫn còn, ít nhất là còn nơi người ở lại, nơi người còn sống, để rồi tình yêu ấy lại tiếp tục sinh sôi, nảy nở… 😀

Mà, con người sinh ra đã mang trong nó cả “trách nhiệm” của đất, nước, cỏ và một số thứ khác. Tức người với người sống để tôn cao nhau (trừ mấy người muốn hạ thấp lẫn nhau); làm đầy nhau (cũng có thể là làm vơi lẫn nhau); đan vào nhau (hãy hiểu theo cái nghĩa mà ai-cũng-biết-là-nghĩa-gì-đấy hí hí =)), trừ mấy người thích đá đít lẫn nhau)…

Vì con người là động vật bậc cao cơ mà 😀 Mình không mong được sinh ra để giải cứu thế giới hay cái gì ghê gớm, nhưng không đến mức quá bèo nhèo thì cũng gọi là sinh ra có ích.

:D

Sống để báo hiếu cho gia đình, cống hiến cho xã hội , đem lại niềm vui cho mọi người xung quanh...

Sứ mệnh của mỗi người trên Trái Đất này khi được sinh ra, đó là góp phần tạo nên một thế giới tốt đẹp hơn. Mình nghĩ đây là một sự mệnh vừa đơn giản nhưng lại không kém phần cao cả. Đầu tiên là giúp bản thân mình, sau đó đến gia đình và bạn bè xung quanh và xa hơn nữa là giúp những người khác kém may mắn hơn trong xã hội.

Với mình sứ mệnh gần giống như trách nhiệm và nhiệm vụ của mỗi người. Trước tiên phải xác định rằng mình có khả năng, có nguồn lực để hoàn thành tốt sứ mệnh ấy, chứ chúng ta không thể cho người khác nếu chúng ta không có gì. Điều đầu tiên là chúng ta phải trang bị nền tảng kiến thức thật vững chắc để có một sự nghiệp tốt bằng việc học tập tốt ở trường hay học nghề. Sau đó, hãy nuôi sống bản thân được, sau đó hãy nghĩ đến chuyện phụ giúp gia đình và đóng góp cho xã hội. Đó là sứ mệnh của một người bình thường, thực tế có nhiều người sinh ra với sứ mệnh nhân ái, giúp đỡ người khác như làm mẹ nuôi của trẻ em mồ côi, giúp đỡ những người tàn tật, người già neo đơn trong viện dưỡng lão, chăm sóc cho bệnh nhân ung thư,... hay điển hình là các y bác sĩ đang ngày đêm chăm sóc cho bệnh nhân nhiễm Covid-19. Hơn nữa, nhiều doanh nhân thành đạt đã dùng tiền mình kiếm được để gây quỹ từ thiện mua thiết bị, máy thở cho bệnh nhân Covid hay các tổ chức đoàn thể đã tặng túi an sinh, thực phẩm thiết yếu cho người khó khăn, những điều ấy thật đáng trân trọng. Ai sinh ra và lớn lên cũng có sứ mệnh của riêng mình, dù nó có lớn lao hay bình dị thì hãy nhớ dùng hết tâm trí và sức lực để hoàn thành tốt sứ mệnh ấy, mang lại niềm vui cho mình và cho mọi người.

Tôi trăn trở nhiều năm cho câu hỏi này và tự mình đã có nhiều câu trả lời khác nhau cho nó. Đến bây giờ tôi vẫn đang kiếm tìm những phiên bản câu trả lời tốt hơn.

Hồi bé tôi từng nghĩ, sinh ra là để được yêu thương, và khi lớn lên sẽ có trách nhiệm chăm sóc cho những người mà mình yêu thương (bố mẹ, vợ con, anh chị em).

Lớn hơn một chút thì nghĩ để làm một điều gì đó lớn lao, cống hiến cho xã hội. Đóng góp cho sư phát triển chung, dù nhỏ dù lớn. Tôi muốn là một bánh răng trong lịch sử, quay nhanh nhất, phát triển to nhất có thể.

Rồi học nhiều, làm nhiều phát triển nhiều thì lại nghĩ, hãy cứ trở trải nghiệm thật nhiều, rèn luyện thật nhiều, trở thành một phiên bản tốt nhất của chính mình. Bánh răng cũng được, mà má phanh cũng ok. Quay ngược cũng được mà quay xuôi cũng ok.

Đoạn này thì nghĩ đơn giản là sinh ra để có thêm trải nghiệm, để trả những món nợ tình cảm, để học những điều cần học. Và để rèn luyện, tu tập, hoàn thành một số destiny của cuộc đời. Và trả lời câu hỏi, tôi là ai?

Điều này thật ra giống như một trò chơi may rủi: có người ngay từ lúc trưởng thành đã tìm thấy sứ mệnh, có người cả đời không chạm đến hoặc tìm mãi mà không thấy.

Thực ra sứ mệnh, lý tưởng hay đam mê, nó là một thứ ánh sáng mà nếu bạn cứ mong đợi, tìm mọi cách đuổi theo nó, nó sẽ vẫn chạy trước bạn, không có cách nào bắt được. Bởi ánh sáng đó giống như ánh mặt trời, vốn ở rất xa, rất cao và “vô hình” trong mắt ta.

Cũng giống như ánh mặt trời. Chói lọi, ấm áp. Nếu bạn dùng tâm thức để cảm nhận một cách tĩnh lặng, bạn sẽ có thể cảm thấy dường như ánh sáng len lỏi vào từng tế bào. Hãy thử ngồi ở sân nhà, trên thảm cỏ, ngoài bờ biển hay ở quảng trường, bạn sẽ thấy điều tôi nói.

Đuổi theo, mong muốn tóm được sứ mệnh, sứ mệnh càng rời xa. Bình lặng, yên tĩnh cảm nhận, sứ mệnh sẽ lắng đọng ngay trong tâm thức.

Bởi vì sứ mệnh không phải là một thứ gì đó vĩ đại mà bạn phải gồng mình để trở thành. Sứ mệnh là điều khiến bạn thấy cuộc sống trở nên vui vẻ, hạnh phúc mỗi ngày, là điều khiến bạn có động lực rời giường ấm êm mỗi sáng.

Sứ mệnh có thể chỉ giản dị là đem lại nụ cười và niềm vui cho gia đình, bạn đời, cha mẹ, con cái. Sứ mệnh cũng có thể là việc làm ra nhiều tiền hơn để có một cuộc sống tốt hơn cho mình và người thân

Như một bông hoa, làm đẹp hơn cho phần đất nuôi dưỡng mình.
Mình là người trung lập giữa mọi hệ tư tưởng. Từ triết học kinh điển, đức tin hay đời sống thường nhật. Từ mối quan hệ thân thiết cho đến mối quan hệ xã hội. Mình luôn giữ quan điểm trung lập.
Bởi quan điểm sống này, mình cho rằng không có gì là đúng và cũng chẳng có gì là sai. Mọi thứ suy cho cùng là sự phù hợp.
Đối với câu trả lời của bạn, mình cũng cho rằng mỗi người tất có một vài trò trong sự phát triển của hành tinh tinh này. Không thể nói chính xác về sứ mệnh của cuộc đời của mỗi người thậm chí của chính mình. Dù là sứ mệnh gì đi nữa, thì chúng ta cũng chính là một mắt xích quan trọng trong hành tinh này. Và gần gũi nhất chính là gia đình chúng ta.
Bởi vậy, hãy sống một đời thật rực rỡ nhé!

Chúng ta sinh ra để tiêu thụ oxy, tiêu thụ thực phẩm, tiêu tốn chỗ ở,... nói chung, chúng ta sinh ra để tiêu hao tài nguyên, làm tăng entropy của vũ trụ này. Và tiếp sau đó, chúng ta sẽ tiếp tục, thông qua việc sinh sản, tạo ra những lớp thế hệ tiếp theo với số lượng tăng dần, có khả năng tiêu tốn nhiều hơn, đẩy nhanh quá trình tăng entropy cho vũ trụ. Và cứ tiếp tục tiếp tục như thế.

Sống kiếp này là cơ hội cuối cùng để bạn trả nợ tội về phần linh hồn kiép trước đã làm
Bạn hãy mau chóng tìm cách xoá nợ tội kiếp trước mau nếu k sau khi chết sẽ ko được vào nước Trời

Câu hỏi hay quá bạn ơi.

Hôm qua mình đọc một bài viết có nói về việc tỉ lệ nam giới VN sẵn sàng làm cha, làm người đàn ông đích thực không nhiều vì không được dạy, trong khi phụ nữ VN thì luôn được dạy trở thành mẹ và người phụ nữ trong gia đình. Rồi họ có liên hệ sang Mĩ, trẻ con luôn được dạy để tạo ra giá trị, để viết nên giấc mơ Mĩ...

Quay trở lại câu hỏi của bạn, rất rất nhiều người không biết sứ mệnh của mình là gì, thậm chí có nhiều người cảm thấy bị sinh sai thời điểm, oán hận cha mẹ và tự kết liễu cuộc sống. Phải chăng là không ai dạy chúng ta về điều đó?

Thực ra chỉ đúng một nửa, có rất nhiều người không cần ai dạy vẫn tự tìm ra sứ mệnh của cuộc đời, vẫn sống có mục tiêu, có hoài bão, có ước mơ. Thứ khác nhau duy nhất theo mình đó là có đủ khao khát để đi tìm kiếm sứ mệnh đó hay không, từ bên trong con người có đủ động lực để chứng minh mình là ai, vậy thôi.

Qua nhiều năm tìm kiếm, học hỏi và cũng vấp ngã rất nhiều, có lẽ sứ mệnh mà hiện tại mình xác định đó là nguyện mang tấm thân nhỏ bé giúp đỡ nhiều người/mảnh đời trên thế gian này nhất có thể, cho đi mà không cầu sự nhận lại. Và cứ như cơ duyên ấy, cách đây vài hôm tự dưng lúc mình đi Sapa chơi đã có người nói với mình là chị này, đi ra ngoài đường là gặp ai chị cũng giúp, cứ khó khăn là chị giúp. Vừa thấy lạ vừa thấy vui, hoá ra thứ mình theo đuổi cũng không vô nghĩa và đâu đó vẫn có những người nhận ra giá trị của mình.