Bản sắc văn hóa Hà Nội hình thành trên những nền tảng nào? Đặc điểm của những nền tảng đó?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

1. Bản sắc văn hóa Hà Nội hình thành trên những nền tảng sau: - Nông dân và thị dân - Dân chính cư và dân ngụ cư - Chủng tộc và sắc tộc - Không gian đô thị và lối sống 2. Đặc điểm của từng nền tảng a) Nông dân và thị dân Trước đây và cho đến hiện nay, phần lớn các nhà nghiên cứu về lịch sử và văn hóa Hà Nội vẫn nhắc tới Hà Nội như một “thủ đô kinh kỳ” và gắn cho lối sống của người Hà Nội cái mác “thanh lịch, hào hoa, tinh tế” với câu nói cửa miệng “Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An”. Tuy nhiên theo thống kê hiện nay thì tỷ lệ dân nông thôn ở Hà Nội lớn hơn tỷ lệ dân thành thị, vậy “lối sống Hà Nội” này là của thành phần dân cư nào? Bởi lẽ nếu chiếu theo tỷ lệ dân thì dân nông thôn mới là thành phần chiếm phần lớn. Bên cạnh đó, một bộ phận người cho rằng “lối sống chuẩn mực” đó chỉ có thể xuất phát từ bộ phận dân thành thị. Mặc dù vậy, ta có thể khẳng định rằng bất cứ tỉnh thành nào của Việt Nam đều có hai thành phân dân cư là thành thị và nông thôn. Trong đó yếu tố nông nghiệp, nông thôn, nông dân đã đi cùng lịch sử dân tộc từ thời kỳ dựng nước còn yếu tố thành thị xuất hiện sau đó rất lâu. Vậy nên sẽ là thiếu sót khi phân tích bản sắc văn hóa Hà Nội mà thiếu đi bộ phận dân cư quan trọng này. b) Dân chính cư và dân ngụ cư Ngoài việc phân chia dân cư thành thành thị và nông thôn, vấn đề dân ngụ cư và chính cư cũng ảnh hưởng không nhỏ đến bản sắc văn hóa Hà Nội. Vấn đề ở đây là làm thế nào để phân biệt được dân chính cư và dân ngụ cư? Xét trong trường hợp của Hà Nội, lại chia theo đơn vị là thành thị và nông thôn thì trong suốt chiều dài lịch sử, cấu trúc dân ở nông thôn vẫn chiếm đa số và ít có sự biến đổi trong khi đó khu vực thành thị thường xuyên có sự biến đổi về cấu trúc dân cư do các luồng di cư từ các nơi khác. Bên cạnh đó, không chỉ Hà Nội khi xưa mà cả Hà Nội ngày nay vẫn tiếp tục đón nhận các luồng di cư và họ đóng vai trò không hề nhỏ trong việc tạo ra Hà Nội với lối sống năng động, hối hả như hiện nay. c) Chủng tộc và sắc tộc Chúng ta luôn tự hào về một nền văn hóa “đậm đà bản sắc dân tộc”, tuy nhiên trải qua hơn 1000 năm Bắc thuộc và thời kỳ xâm lược của thực dân Pháp, nền văn hóa của chúng ta đã chịu những ảnh hưởng nhất định và Hà Nội cũng vậy. Không sai khi nói rằng người Pháp khi xâm lược Việt Nam đã góp phần không nhỏ trong việc tạo ra Hà Nội với dáng vẻ hiện đại ngày nay. Người Pháp mang đến các con phố với đường trải nhựa, với nhà hàng, quán bar và café, dinh thự, công sở, khách sạn, nhà hát, công viên ... để thay thế cho hình ảnh đô thị Hà Nội với những kiểu nhà một tầng lợp tranh ngói trước đó. Dấu ấn văn hóa Pháp còn được thể hiện trong hệ thống giáo dục từ trung học đến cao đẳng và đại học, đó là những tư tưởng bình quyền ở châu Âu giúp phụ nữ Việt Nam tìm được chỗ đứng cho mình…. Cùng với đó, luồng di dân là người các dân tộc thiểu số đến đây cũng đã để lại không ít nét văn hóa của dân tộc mình. d) Không gian đô thị và lối sống Hà Nội ngày nay có thể chia thành 5 khu vực chính: - Khu phố cổ - Khu phố Tây - Các khu đô thị mới - Các làng nông nghiệp ven đô đang đô thị hóa - Các khu ổ chuột và xóm liều Sự phân chia các nhóm dân cư trong khu vực Hà Nội như vậy cũng phần nào chỉ ra được khu vực, điều kiện sống của người dân và chắc chắn những yếu tố này cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới một thành phần của văn hóa là lối sống.
Trả lời
1. Bản sắc văn hóa Hà Nội hình thành trên những nền tảng sau: - Nông dân và thị dân - Dân chính cư và dân ngụ cư - Chủng tộc và sắc tộc - Không gian đô thị và lối sống 2. Đặc điểm của từng nền tảng a) Nông dân và thị dân Trước đây và cho đến hiện nay, phần lớn các nhà nghiên cứu về lịch sử và văn hóa Hà Nội vẫn nhắc tới Hà Nội như một “thủ đô kinh kỳ” và gắn cho lối sống của người Hà Nội cái mác “thanh lịch, hào hoa, tinh tế” với câu nói cửa miệng “Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An”. Tuy nhiên theo thống kê hiện nay thì tỷ lệ dân nông thôn ở Hà Nội lớn hơn tỷ lệ dân thành thị, vậy “lối sống Hà Nội” này là của thành phần dân cư nào? Bởi lẽ nếu chiếu theo tỷ lệ dân thì dân nông thôn mới là thành phần chiếm phần lớn. Bên cạnh đó, một bộ phận người cho rằng “lối sống chuẩn mực” đó chỉ có thể xuất phát từ bộ phận dân thành thị. Mặc dù vậy, ta có thể khẳng định rằng bất cứ tỉnh thành nào của Việt Nam đều có hai thành phân dân cư là thành thị và nông thôn. Trong đó yếu tố nông nghiệp, nông thôn, nông dân đã đi cùng lịch sử dân tộc từ thời kỳ dựng nước còn yếu tố thành thị xuất hiện sau đó rất lâu. Vậy nên sẽ là thiếu sót khi phân tích bản sắc văn hóa Hà Nội mà thiếu đi bộ phận dân cư quan trọng này. b) Dân chính cư và dân ngụ cư Ngoài việc phân chia dân cư thành thành thị và nông thôn, vấn đề dân ngụ cư và chính cư cũng ảnh hưởng không nhỏ đến bản sắc văn hóa Hà Nội. Vấn đề ở đây là làm thế nào để phân biệt được dân chính cư và dân ngụ cư? Xét trong trường hợp của Hà Nội, lại chia theo đơn vị là thành thị và nông thôn thì trong suốt chiều dài lịch sử, cấu trúc dân ở nông thôn vẫn chiếm đa số và ít có sự biến đổi trong khi đó khu vực thành thị thường xuyên có sự biến đổi về cấu trúc dân cư do các luồng di cư từ các nơi khác. Bên cạnh đó, không chỉ Hà Nội khi xưa mà cả Hà Nội ngày nay vẫn tiếp tục đón nhận các luồng di cư và họ đóng vai trò không hề nhỏ trong việc tạo ra Hà Nội với lối sống năng động, hối hả như hiện nay. c) Chủng tộc và sắc tộc Chúng ta luôn tự hào về một nền văn hóa “đậm đà bản sắc dân tộc”, tuy nhiên trải qua hơn 1000 năm Bắc thuộc và thời kỳ xâm lược của thực dân Pháp, nền văn hóa của chúng ta đã chịu những ảnh hưởng nhất định và Hà Nội cũng vậy. Không sai khi nói rằng người Pháp khi xâm lược Việt Nam đã góp phần không nhỏ trong việc tạo ra Hà Nội với dáng vẻ hiện đại ngày nay. Người Pháp mang đến các con phố với đường trải nhựa, với nhà hàng, quán bar và café, dinh thự, công sở, khách sạn, nhà hát, công viên ... để thay thế cho hình ảnh đô thị Hà Nội với những kiểu nhà một tầng lợp tranh ngói trước đó. Dấu ấn văn hóa Pháp còn được thể hiện trong hệ thống giáo dục từ trung học đến cao đẳng và đại học, đó là những tư tưởng bình quyền ở châu Âu giúp phụ nữ Việt Nam tìm được chỗ đứng cho mình…. Cùng với đó, luồng di dân là người các dân tộc thiểu số đến đây cũng đã để lại không ít nét văn hóa của dân tộc mình. d) Không gian đô thị và lối sống Hà Nội ngày nay có thể chia thành 5 khu vực chính: - Khu phố cổ - Khu phố Tây - Các khu đô thị mới - Các làng nông nghiệp ven đô đang đô thị hóa - Các khu ổ chuột và xóm liều Sự phân chia các nhóm dân cư trong khu vực Hà Nội như vậy cũng phần nào chỉ ra được khu vực, điều kiện sống của người dân và chắc chắn những yếu tố này cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới một thành phần của văn hóa là lối sống.