BẢN QUYỀN CHO SỰ SÁNG TẠO CON CHỮ
"Mình chỉ là một người trẻ tuổi kinh nghiệm không nhiều. Nhưng vẫn làm liều viết bài chia sẻ chút ít về việc vi phạm bản quyền và làm thế nào để giữ danh tín cho đứa con tinh thần của mình với những bạn sắp sửa có ý định vào nghề. Nếu anh chị nào có kinh nghiệm trong nghề có thể góp ý cho mình học hỏi thêm, chân thành cám ơn!
Vi phạm bản quyền đang diễn ra hằng ngày:
Gần đây chắc hẳn chắc hẳn đã nghe về vụ kiện của anh Lê Linh tác giả đời đầu của Thần Đồng Đất Việt với công ty Phan Thị. Mình xin không đưa link và không bình luận về vấn đề này.
Từ vụ kiện đã phần nào cho chúng ta thấy cái tác hại ghê gớm của việc bản quyền nó bào mòn cuộc sống của tác phẩm chúng ta và chính cuộc sống của ta như thế nào. Nhưng đáng tiếc sự sáng tạo của chúng ta đang có bị xâm hại một cách bạo lực như thế và điều đó đang diễn ra hằng ngày, công khai trắng trợn.
Ví dụ 1: Bạn đang cần đề cương ôn thi triết học, tư tưởng, đường lối, lịch sử…. bạn lười soạn bài. Chỉ cần ra tiệm photocopy gần trường cả một núi đề cương ôn tập, công phu chi tiết, dày nặng sẵn sàng cho bạn với mức giá không thể sinh viên hơn. Cái đề cương đó ở đâu mà có? Đương nhiên là những bạn sinh viên trước bạn dày công còng lưng soạn thảo, bục con mắt, moi cả mớ tài liệu thư viện đấy! Mình chỉ đưa ra nó ở góc độ xâm phạm bản quyền không mở rộng đề tài. Vì công bằng mà nói nó mang lại lợi ích cho rất nhiều bạn, không tốn công soạn bài, tiệm photo cũng có thêm thu nhập. Nó cũng diễn ra với việc đạo luận văn, đạo dự án… cả trăm thứ để đạo và được đạo.
Ví dụ 2: Bạn làm trong lĩnh vực SEO, Marketing, viết Content , bạn hăng say viết bài cho công ty, bạn tâm huyết với con chữ. Chỉ sau vài phút post bài -> bùm đứa con tinh thần của bạn đã có hơn 10 anh chị em họ hàng xa. Chỉ việc thay hình, chèn thêm link công ty khác thì nghiễm nhiên con của bạn đã thành người dưng.
Ví dụ 3: Bạn viết tác phẩm gửi cho công ty A. Công ty A xuất bản sách có tác phẩm của bạn. Và bạn không nhận được nhận bút, thậm chí tên bạn còn không có trong nhóm tên tác giả. Điều tương tự cũng đang xảy ra với vô số những bạn viết bài cộng tác trên mạng…
Một câu hỏi được đặt ra là: Làm thế nào để bảo vệ tác phẩm của bạn?
Đăng ký bản quyền ở cục sở hữu trí tuệ hiện đang có trụ sở chính tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội là đúng pháp luật, công khai, minh bạch…. Và chuyên nghiệp nhất.
Nhưng cục thì ở xa, tác phẩm của bạn thì cũng bé bé thôi chả có chi mà đến đao to búa lớn như vậy. Thì bạn phải làm sao?
Thứ 1, trước khi công khai bất kỳ tác phẩm ở những phương tiện truyền thông hãy tạo ra bằng chứng chứng tỏ nó thuộc quyền sở hữu của bạn. Chẳng hạn như: Cap màn hình.
Thứ 2, hãy tham gia gửi bài cho những tổ chức uy tín đáng tin tưởng. Đương nhiên là nó cũng mang tính chông chênh, nhưng có đảm bảo còn hơn không.
Thứ 3, việc này đã được các anh chị bên sở hữu trí tuệ khuyến khích. Sao lưu tất cả vào gmail. Gửi tác phẩm nào bạn cũng có thể sao lưu trước vào gmail. Đừng xóa. Nó là cách đơn giản nhất để bạn có thể giữ lại bản quyền con của bạn.
Tản Đà có viết: “Văn chương hạ giới rẻ như bèo!” Văn chương đã bèo và nay lại càng bèo hơn khi mọi việc thay tên đổi họ của nó càng ngày càng nặng nề. Chỉ có người bị đạo rồi mới hiểu được hết cái đắng cay, cái đau đớn uất nghẹn của sự rẻ rúng này!!!"
Sưu tầm