Bạn ơi, đừng chấp nhận "tự ti"! Hãy cùng nhau đánh bại nó!

  1. Kỹ năng mềm

Tuổi thanh niên đáng lẽ phải là lứa tuổi để các bạn trẻ sống hết sức, cháy hết mình, lao vào đời một cách say mê, cuồng nhiệt. Thế nhưng, có một sự thật là không phải ai cũng có thể làm được như vậy. Nhiều người trong chúng ta dường như luôn cảm thấy thiếu "lửa", thiếu động lực, thiếu tự tin để làm bất cứ một điều gì đó.

Vậy nguyên nhân là do đâu?

Có nhiều lý do cho việc này, nhưng một trong những lý do sâu xa nhưng thường gặp nhất, chính là sự tự ti vốn tồn tại trong phần lớn chúng ta.

tinh-tu-ti

(Nguồn: SteemKR)

Vậy sự tự ti, tính tự ti nghĩa là gì?

Về mặt định nghĩa, tính tự ti có thể được hiểu đơn giản là cảm giác thua kém của một cá nhân nào đó, khi anh ta so sánh mình với những người xung quanh. Việc này tạo ra cho anh ta một cảm giác không hài lòng với bản thân.

Cảm giác này có thể kéo dài và gây ra những hệ lụy nghiêm trọng.

Biểu hiện của tính tự ti như thế nào?

Có lẽ, một trong những cách dễ dàng nhất để nhận ra một người tự ti chính là việc anh ta có dám thể hiện chính mình, thể hiện cái tôi chân thật của anh ta hay không. Nghe chừng đơn giản, nhưng thực sự thì không phải ai cũng có thể thực hiện điều này.

Một người tự ti, do mặc cảm thua kém nên thường lo sợ sẽ bị người khác chê cười, phê bình. Việc này khiến anh ta thường rụt rè trong giao tiếp và tương tác xã hội.

mac-cam-tu-ti

(Nguồn: Sherlock & Zen)

Ngoài ra, mặc cảm thua kém nãy cũng tạo ra cho anh ta một tâm lý phòng thủ, khiến anh ta phản ứng thái quá với những lời châm chọc và phê bình từ người khác, dù những lời nói đó không có gì ác ý. Những người quá nhạy cảm với lời phê bình chính là những người tự ti.

Một biểu hiện khác của người tự ti là cố gắng khoác lên mình cái vỏ bọc tự cao tự đại. Việc cố gắng tỏ ra hơn người khác chính là cái phao cứu sinh để giúp họ cảm thấy mình không thua kém người khác, cảm thấy mình không bị chìm xuống dưới.

Nguyên nhân nào dẫn đến cảm giác tự ti?

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc hình thành mặc cảm thua kém trong chúng ta, bao gồm nguyên nhân nội tại (internal) và các tác nhân bên ngoài (external):

Nguyên nhân nội tại

Chủ yếu là do thói quen tự so sánh bản thân mình với những người xung quanh, có thể là sự so sánh về ngoại hình, hoặc tài năng, học vấn, hoặc nghề nghiệp, thậm chí là gia cảnh. Đây cũng là những tác nhân khó khắc phục nhất, vì nó đến từ chính suy nghĩ của chúng ta.

lack-of-confidence

(Nguồn: BAOMOI.COM)

Các tác nhân bên ngoài

Các tác nhân bên ngoài gây ra tính tự ti ở các bạn trẻ thường đến từ gia đình hoặc truyền thông, mà ví dụ điển hình là mạng xã hội.

Nhiều nghiên cứu cho thấy, nếu một người dành trọn thời niên thiếu sống bên cạnh những ông bố, bà mẹ quá khó tính và không bao giờ hài lòng và biết cách khen ngợi con mình, thì đứa con khi lớn lên thường sẽ phát triển tính tự ti, hoặc cầu toàn, vốn cũng là một dạng "lưới an toàn" giúp người đó tránh khỏi việc bị phê bình.

Nguyên nhân thứ hai - truyền thông và mạng xã hội (MXH) - có vẻ dễ nhận thấy hơn, nhất là trong thời buổi 4.0 hiện giờ. Có lẽ chúng ta đều phải thừa nhận rằng, mỗi khi nhìn những đứa bạn đăng tải hình ảnh đi chơi, mua xe, tậu nhà, được lên lon thăng chức...là trong lòng chúng ta cũng nổi lên những cơn ghen tị mông lung xa xôi nào đó. Sự ghen tị tất nhiên cũng bắt nguồn từ tính tự ti.

su-tu-ti

Những gì ta thấy trên MXH chỉ là một khung cảnh nhỏ trong toàn bộ cuộc đời của một người nào đó. (Nguồn: Success Magazine)

Làm sao cởi trói cho mình khỏi sự tự ti?

Nếu bạn tự xem mình là người có tính tự ti, thì đây có lẽ là câu hỏi mà bạn quan tâm nhất.

1/ Chấp nhận rủi ro

Một trong những phương pháp trực tiếp nhất, thậm chí hữu dụng nhất về mặt lâu dài, chính là tích cực và liên tục bước ra khỏi vùng an toàn (comfort zone) của mình. Một khi bạn thực hiện việc này đủ nhiều, nó sẽ trở thành một thói quen, và sau một thời gian nhìn lại, bạn sẽ thấy tính rụt rè, e ngại trong mình đã tan biến từ bao giờ.

2/ Chăm chỉ học tập & làm việc

Việc chấp nhận rủi ro này cũng nên đi kèm với sự chăm chỉ học tập, trau dồi kiến thức cùng những kỹ năng làm việc. Việc gia tăng những kiến thức nền tảng sẽ giúp chúng ta có cơ sở vững vàng hơn, đồng thời cũng giúp chúng ta thoát khỏi "bẫy tâm lý" ảo tưởng sức mạnh (tìm hiểu thêm tại đây).

cam-giac-thua-kem

(Nguồn: Giáo Xứ Vĩnh Hương)

3/ Chấp nhận bản thân

Giải pháp thứ ba chính là học cách chấp nhận bản thân. Một khi bạn cảm thấy hài lòng với bản thân và từ bỏ được thói quen so sánh mình với người khác, bạn cũng sẽ không còn phải lo sợ bị cảm giác tự ti xâm chiếm.

Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể thực hiện điều này. Một trong những cách để thực hiện nó, chính là hãy nhận ra rằng trên đời này, trong vũ trụ này, tuyệt nhiên không có 2 thứ nào giống nhau như đúc cả, kể cả những giọt nước cũng khác nhau về kích cỡ. Và nếu mỗi cá thể trong vũ trụ này đều bình sinh đã khác nhau, thì việc gì chúng ta phải tự so sánh bản thân với người khác, và cố gắng trở nên giống họ phải không nào!

chap-nhan-ban-than

Cuộc sống sẽ dễ dàng & thú vị hơn biết bao khi ta chấp nhận chính mình. (Nguồn: Thanh Niên)

4/ Từ bỏ cái tôi của mình

Giải pháp cuối cùng có phần triết học hơn: nếu bạn nhận ra được rằng một trong những chức năng chính của bộ não chúng ta là không bao giờ cảm thấy hài lòng với hiện tại, thì khi những bất mãn và cảm xúc tiêu cực kéo đến, bạn sẽ có thể bình thản đón nhận chúng, và rồi để chúng qua đi.

Về phần bộ não, nó phải luôn luôn vận động và suy tư thì mới giúp cho cơ thể của chúng ta sinh tồn được. Bạn cứ tưởng tượng vào thời tiền sử, với bao mối nguy hiểm rình rập xung quanh, nếu chúng ta luôn cảm thấy tự tin, vô lo, thì khả năng chúng ta bị thú dữ ăn thịt, hoặc bị thiên tai cướp đi sinh mạng là khá cao.

Tuy nhiên, chúng ta vẫn đang sống trong thời kỳ hiện đại, vốn ít nguy hiểm nhưng phức tạp hơn hẳn. Một trong những giải pháp thực tế cho việc này là tập các môn như yoga, thiền định...nhằm giúp bạn trở nên có nhận thức hơn về cách vận hành của bộ não, của cái tôi của mình, và tìm cách giới hạn, khống chế nó.

yoga

(Nguồn: happenings.lpu.in)

Bạn có nghĩ rằng tính tự ti mang trong nó hệ lụy rất nghiêm trọng không? Theo bạn khắc phục nó có khó không? Hãy cùng chia sẻ trong phần bình luận cuối bài nào!


Nguồn:

Bạn tự ti về bản thân? | CLB Kỹ Năng Sống

kynangsong.org


Bạn hiểu như thế nào về bệnh tự ti ở giới trẻ? - Kyna.vn

thuvien.kyna.vn


Cách để Vượt qua Sự tự ti – wikiHow

www.wikihow.vn


Tính mặc cảm tự ti và cách khắc phục - Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam

www.vusta.vn

Từ khóa: 

tự ti

,

tính tự ti

,

mặc cảm tự ti

,

mặc cảm

,

cảm giác thua kém

,

kỹ năng mềm

Cảm ơn Noron! vì bài viết đã giúp mình có thêm góc nhìn đa chiều hơn về việc "Tự ti".

Theo như mình quan sát thì việc tự ti mang đến khá là nhiều bất lợi và bất lợi đầu tiên là việc mang đến cảm giác khó chịu trong bản thân. Một ví dụ nhỏ mà mình thường gặp biểu hiện của sự tự ti khi còn đi học là việc bạn có câu hỏi nhưng lại không dám đứng lên hỏi trực tiếp giáo viên ngay trong giờ học vì bạn tự ti khi nghĩ rằng" Tại sao các bạn không cần hỏi nhiều lần mà vẫn hiểu, điều đó có nghĩ là mình quá kém so với các bạn khác" nhưng thực tế thì có rất nhiều người khác có cùng thắc mắc y chang bạn nhưng họ cũng sợ như bạn. Tác hại của việc này là việc bị dồn nén cảm xúc (trạng thái muốn làm lắm mà không muốn làm), điều đó nếu cứ tiếp tục sẽ khiến bạn không thể kiểm soát cảm xúc bản thân và luôn cảm thấy khó chịu.

Bản thân mình cho rằng việc khắc phục tình trạng tự ti không khó, một vài cách mà mình hay làm nếu trong giai đoạn đầu để vượt qua sự tự ti đó là:

+ Trong tình huống mà mình muốn làm nhưng mà còn sợ thì mình sẽ suy nghĩ nhanh là Nếu mình làm vấn đề này thì hậu quả xấu nhất là gì?  Cùng lắm là bị cười, bị xì xào,... một chút thôi mà nhưng mà nếu không hỏi thì mình sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu. Vậy nên cứ triển thôi

+ Thứ hai là như Noron! nói đó là việc chấp nhận bản thân và bỏ đi cái tôi: Luôn nghĩ là bản thân còn kém lắm, không biết thì phải hỏi hơn, hỏi ngu một lúc còn hơn là ngu cả đời nên cứ phải hỏi, phải làm. Và khi bạn luôn trong trạng thái cởi mở đó thì việc tự ti sẽ tự được định nghĩa như là quá trình học tập thôi

Nó chung là trong giai đoạn hiểu được mình đang trong trạng thái tự ti và việc đầu tiên phải tự động viên và nhắc nhở mình là phải Dám bước qua vùng an toàn này. Làm được 1 lần, thì đến 2 lần, 3 lần,... và dần dần sẽ cải thiện nó. Theo quan điểm của mình thì là vậy đó. 

Mong nhận được thêm những chia sẻ từ cộng đồng Noron!

Trả lời

Cảm ơn Noron! vì bài viết đã giúp mình có thêm góc nhìn đa chiều hơn về việc "Tự ti".

Theo như mình quan sát thì việc tự ti mang đến khá là nhiều bất lợi và bất lợi đầu tiên là việc mang đến cảm giác khó chịu trong bản thân. Một ví dụ nhỏ mà mình thường gặp biểu hiện của sự tự ti khi còn đi học là việc bạn có câu hỏi nhưng lại không dám đứng lên hỏi trực tiếp giáo viên ngay trong giờ học vì bạn tự ti khi nghĩ rằng" Tại sao các bạn không cần hỏi nhiều lần mà vẫn hiểu, điều đó có nghĩ là mình quá kém so với các bạn khác" nhưng thực tế thì có rất nhiều người khác có cùng thắc mắc y chang bạn nhưng họ cũng sợ như bạn. Tác hại của việc này là việc bị dồn nén cảm xúc (trạng thái muốn làm lắm mà không muốn làm), điều đó nếu cứ tiếp tục sẽ khiến bạn không thể kiểm soát cảm xúc bản thân và luôn cảm thấy khó chịu.

Bản thân mình cho rằng việc khắc phục tình trạng tự ti không khó, một vài cách mà mình hay làm nếu trong giai đoạn đầu để vượt qua sự tự ti đó là:

+ Trong tình huống mà mình muốn làm nhưng mà còn sợ thì mình sẽ suy nghĩ nhanh là Nếu mình làm vấn đề này thì hậu quả xấu nhất là gì?  Cùng lắm là bị cười, bị xì xào,... một chút thôi mà nhưng mà nếu không hỏi thì mình sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu. Vậy nên cứ triển thôi

+ Thứ hai là như Noron! nói đó là việc chấp nhận bản thân và bỏ đi cái tôi: Luôn nghĩ là bản thân còn kém lắm, không biết thì phải hỏi hơn, hỏi ngu một lúc còn hơn là ngu cả đời nên cứ phải hỏi, phải làm. Và khi bạn luôn trong trạng thái cởi mở đó thì việc tự ti sẽ tự được định nghĩa như là quá trình học tập thôi

Nó chung là trong giai đoạn hiểu được mình đang trong trạng thái tự ti và việc đầu tiên phải tự động viên và nhắc nhở mình là phải Dám bước qua vùng an toàn này. Làm được 1 lần, thì đến 2 lần, 3 lần,... và dần dần sẽ cải thiện nó. Theo quan điểm của mình thì là vậy đó. 

Mong nhận được thêm những chia sẻ từ cộng đồng Noron!

Có một mẹo rất hữu ích đối với những bạn vốn rụt rè và tự ti: Hãy đứng thẳng lưng.

Thẳng lưng, mở rộng vai và nhìn thẳng vào mắt của người khác (hoặc vùng giữa 2 mắt của họ), điều này sẽ làm tăng đáng kể sự tự tin của bạn đấy.

Chấp nhận bản thân và yêu lấy mình, bạn sẽ bớt "soi" những điểm yếu của mình mà sẽ tìm ra được những điểm mạnh, điểm tốt, khám phá ra năng lực của mình. Chỉ cần thế bạn sẽ dần xây dựng được sự tự tin cho mình.

Chẳng cần đánh bại gì đâu, yêu thương & cố gắng khám phá bản thân mình là đủ.

Mình đã từng rất tự ti về giọng nói của mình, cho đến khi mình chấp nhận và trở nên yêu thích nó! =))

Năm nay tôi 18t và rất tự ti về mình, cụ thể đến từ những việc tôi ko làm được từ thời cấp 2, cảm giác thua kém đã theo tôi đến tận cấp 3 ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống . Làm sao để tôi vượt qua cảm giác này và trở lại là " chính mình " ?