Bạn nhận định như thế nào về Du học, rào cản nào khiến bạn chùn bước với việc Du học?

  1. Giáo dục

Mình muốn hỏi quan điểm của các bạn có mong muốn, ấp ủ hoặc đang trong kế hoạch về Du học, đặc biệt là các bạn học cấp THPT, chuẩn bị cho 1 trong những ngã rẽ cuộc đời :D

- Bạn thấy việc du học với bạn quan trọng như thế nào? Vì sao bạn muốn du học và bạn hình dung Đất nước, chương trình học môi trường học tập của bạn tương lai sẽ như thế nào?

- Bạn có đang gặp bất kỳ khó khăn nào với kế hoạch du học của bạn không?

- Nếu có một chương trình Du học được thiết kế 2+2, 2 năm học Online và 2 năm học tại Campus, như vậy chi phí học tập, ăn ở chi tiết của 1 du học sinh sẽ được giảm đi rất rất nhiều lần, vấn đề về Visa, Chứng minh tài chính ở năm đầu học tập chưa phải là vấn đề gấp rút bạn và gia đình phải lo. Thì bạn có sẵn sàng tham gia học chương trình này không?

Tôi rất mong được nghe ý kiến từ cộng đồng!

Từ khóa: 

du học

,

giáo dục

Học tập ở nước ngoài thật sự là một cơ hội để mở mang tầm mắt. Bạn sẽ kết giao với những người bạn mới, trải nghiệm một nền văn hóa mới, bước ra khỏi vùng an toàn của bản thân. Tuy nhiên, nếu không chuẩn bị kỹ càng, rất có thể bạn sẽ hối hận khi chọn đi du học. Dưới đây là những điều bạn cần cân nhắc khi chọn đi du học.
1. Chương trình học
Nhắc tới du học, chúng ta thường nghĩ tới những chương trình học tập kéo dài vài năm ở nước ngoài. Nhưng bạn có biết rằng, các chương trình du học còn đa dạng hơn thế? Bên cạnh lựa chọn thường thấy là những khóa học đại học từ 2 đến 4 năm, còn có những khóa học trao đổi sinh viên ngắn hạn, các khóa nghiên cứu và thực tập ở nước ngoài, các khóa study tour (du khảo, học thực tế). 
Ngoài ra, “du học tại chỗ” - theo học tại các trường quốc tế cũng là một lựa chọn rất phù hợp trong thời điểm này. Mỗi chương trình học nêu trên sẽ đem lại những cơ hội khác nhau, bạn hãy cân nhắc kỹ càng để chọn ra một khóa học phù hợp với nhu cầu của bản thân nhé.
2. Quốc gia theo học
Ngoài các nước lớn như Mỹ, Úc hay Anh, chúng ta có thể du học ở rất nhiều quốc gia khác nhau. Để lựa chọn một đất nước phù hợp cho việc theo học, bạn có thể cần nhắc đến những yếu tố sau:
Ngoại ngữ: Tiếng Anh là một ngoại ngữ phổ biến, nhưng liệu bạn có thoải mái khi sinh sống và học tập ở một nơi mà tiếng Anh không phải thứ tiếng phổ biến nhất không? Ngoài ra, không nhất thiết phải chọn một đất nước nói tiếng Anh, nếu như thế mạnh của bạn là một ngoại ngữ khác (tiếng Trung chẳng hạn).
Mức sống: Ngoài tiền học phí, bạn cũng cần trang trải những sinh hoạt phí bao gồm tiền ăn ở, đi lại. Để hòa nhập vào cuộc sống ở đất nước mới, bạn cũng cần thăm thú các địa điểm mới, giao lưu và gặp gỡ với bạn bè. Do đó, hãy lưu ý đến các chi phí đó nữa nhé.
Đất nước yêu thích: Bạn sẽ dành một khoảng thời gian dài sinh sống ở một nơi lạ lẫm, hãy ưu tiên lựa chọn một nơi khiến bạn thích thú, một nơi bạn luôn mong muốn được đặt chân tới. Trải nghiệm cuộc sống cũng là một phần rất quan trọng của việc đi du học, bạn sẽ không muốn sống tại một đất nước mà bạn không thích đâu.
Trải nghiệm du lịch: Bạn có thể sẽ muốn chọn một đất nước mà bạn có thể khám phá những thành phố mới, tỉnh thành mới của đất nước đó trước hoặc sau khi đã hoàn thành việc học.
Khóa học của bạn: Để có được những lợi ích tốt nhất của việc đi du học, hãy cân nhắc những đất nước có thế mạnh trong ngành học của bạn (ví dụ như bạn muốn học thiết kế thời trang - hãy lập tức nghĩ đến kinh đô thời trang Milan). Điều này sẽ giúp bạn tiến xa hơn trong học tập cũng như sự nghiệp, tạo lập những mối quan hệ cần thiết và rất có thể, bạn sẽ có cơ hội hoàn thành một khóa thực tập ngay tại đất nước bạn đang theo học.
3. Yêu cầu đầu vào của khóa học
Mỗi khóa học đều có những yêu cầu đầu vào khác nhau. Thông thường, các khóa học sẽ có yêu cầu về trình độ học tập bao gồm: trình độ học vấn (ví dụ như hoàn thành bậc trung học hoặc đại học), điểm số, bằng cấp ngoại ngữ, đôi khi có những yêu cầu đặc biệt về các môn học cần thiết cho khóa học nữa. Bên cạnh đó, bạn có thể sẽ cần cung cấp thư giới thiệu từ giáo viên/giảng viên tại ngôi trường trước đó bạn theo học, bản sao học bạ, hồ sơ chứng minh tài chính. Một yếu tố đặc biệt quan trọng chính là bạn phải đáp ứng yêu cầu về visa du học. Hãy chắc chắn rằng bạn phù hợp với yêu cầu đầu vào của ngôi trường bạn mong muốn theo học nhé.
4. Chính sách hỗ trợ tài chính
Ngay cả khi bạn có đủ khả năng chi trả cho khóa học, tìm hiểu về chính sách hỗ trợ tài chính vẫn có thể đem lại nhiều lợi ích cho bạn. Ngoài các học bổng học tập dành cho các bạn có thành tích học tập tốt, nhiều trường còn cung cấp các chính sách hỗ trợ tài chính (financial aids). Ở một số nước, ví dụ như Úc, các sinh viên nước ngoài còn có khả năng nhận được học bổng chính phủ, nếu bạn đạt đủ yêu cầu của học bổng này. Để biết cụ thể về các học bổng, các chính sách hỗ trợ tài chính và các khoản vay dành cho chi trả học phí, bạn hãy tìm hiểu trên trang web hoặc liên hệ với phòng tuyển sinh của ngôi trường bạn đang xét vào nhé.
Trả lời
Học tập ở nước ngoài thật sự là một cơ hội để mở mang tầm mắt. Bạn sẽ kết giao với những người bạn mới, trải nghiệm một nền văn hóa mới, bước ra khỏi vùng an toàn của bản thân. Tuy nhiên, nếu không chuẩn bị kỹ càng, rất có thể bạn sẽ hối hận khi chọn đi du học. Dưới đây là những điều bạn cần cân nhắc khi chọn đi du học.
1. Chương trình học
Nhắc tới du học, chúng ta thường nghĩ tới những chương trình học tập kéo dài vài năm ở nước ngoài. Nhưng bạn có biết rằng, các chương trình du học còn đa dạng hơn thế? Bên cạnh lựa chọn thường thấy là những khóa học đại học từ 2 đến 4 năm, còn có những khóa học trao đổi sinh viên ngắn hạn, các khóa nghiên cứu và thực tập ở nước ngoài, các khóa study tour (du khảo, học thực tế). 
Ngoài ra, “du học tại chỗ” - theo học tại các trường quốc tế cũng là một lựa chọn rất phù hợp trong thời điểm này. Mỗi chương trình học nêu trên sẽ đem lại những cơ hội khác nhau, bạn hãy cân nhắc kỹ càng để chọn ra một khóa học phù hợp với nhu cầu của bản thân nhé.
2. Quốc gia theo học
Ngoài các nước lớn như Mỹ, Úc hay Anh, chúng ta có thể du học ở rất nhiều quốc gia khác nhau. Để lựa chọn một đất nước phù hợp cho việc theo học, bạn có thể cần nhắc đến những yếu tố sau:
Ngoại ngữ: Tiếng Anh là một ngoại ngữ phổ biến, nhưng liệu bạn có thoải mái khi sinh sống và học tập ở một nơi mà tiếng Anh không phải thứ tiếng phổ biến nhất không? Ngoài ra, không nhất thiết phải chọn một đất nước nói tiếng Anh, nếu như thế mạnh của bạn là một ngoại ngữ khác (tiếng Trung chẳng hạn).
Mức sống: Ngoài tiền học phí, bạn cũng cần trang trải những sinh hoạt phí bao gồm tiền ăn ở, đi lại. Để hòa nhập vào cuộc sống ở đất nước mới, bạn cũng cần thăm thú các địa điểm mới, giao lưu và gặp gỡ với bạn bè. Do đó, hãy lưu ý đến các chi phí đó nữa nhé.
Đất nước yêu thích: Bạn sẽ dành một khoảng thời gian dài sinh sống ở một nơi lạ lẫm, hãy ưu tiên lựa chọn một nơi khiến bạn thích thú, một nơi bạn luôn mong muốn được đặt chân tới. Trải nghiệm cuộc sống cũng là một phần rất quan trọng của việc đi du học, bạn sẽ không muốn sống tại một đất nước mà bạn không thích đâu.
Trải nghiệm du lịch: Bạn có thể sẽ muốn chọn một đất nước mà bạn có thể khám phá những thành phố mới, tỉnh thành mới của đất nước đó trước hoặc sau khi đã hoàn thành việc học.
Khóa học của bạn: Để có được những lợi ích tốt nhất của việc đi du học, hãy cân nhắc những đất nước có thế mạnh trong ngành học của bạn (ví dụ như bạn muốn học thiết kế thời trang - hãy lập tức nghĩ đến kinh đô thời trang Milan). Điều này sẽ giúp bạn tiến xa hơn trong học tập cũng như sự nghiệp, tạo lập những mối quan hệ cần thiết và rất có thể, bạn sẽ có cơ hội hoàn thành một khóa thực tập ngay tại đất nước bạn đang theo học.
3. Yêu cầu đầu vào của khóa học
Mỗi khóa học đều có những yêu cầu đầu vào khác nhau. Thông thường, các khóa học sẽ có yêu cầu về trình độ học tập bao gồm: trình độ học vấn (ví dụ như hoàn thành bậc trung học hoặc đại học), điểm số, bằng cấp ngoại ngữ, đôi khi có những yêu cầu đặc biệt về các môn học cần thiết cho khóa học nữa. Bên cạnh đó, bạn có thể sẽ cần cung cấp thư giới thiệu từ giáo viên/giảng viên tại ngôi trường trước đó bạn theo học, bản sao học bạ, hồ sơ chứng minh tài chính. Một yếu tố đặc biệt quan trọng chính là bạn phải đáp ứng yêu cầu về visa du học. Hãy chắc chắn rằng bạn phù hợp với yêu cầu đầu vào của ngôi trường bạn mong muốn theo học nhé.
4. Chính sách hỗ trợ tài chính
Ngay cả khi bạn có đủ khả năng chi trả cho khóa học, tìm hiểu về chính sách hỗ trợ tài chính vẫn có thể đem lại nhiều lợi ích cho bạn. Ngoài các học bổng học tập dành cho các bạn có thành tích học tập tốt, nhiều trường còn cung cấp các chính sách hỗ trợ tài chính (financial aids). Ở một số nước, ví dụ như Úc, các sinh viên nước ngoài còn có khả năng nhận được học bổng chính phủ, nếu bạn đạt đủ yêu cầu của học bổng này. Để biết cụ thể về các học bổng, các chính sách hỗ trợ tài chính và các khoản vay dành cho chi trả học phí, bạn hãy tìm hiểu trên trang web hoặc liên hệ với phòng tuyển sinh của ngôi trường bạn đang xét vào nhé.