Bạn nghĩ thế nào về việc trước 25 tuổi nên trải nghiệm thật nhiều công việc khác nhau?
kỹ năng mềm
Mình cũng sắp bước qua cái mốc 25 này này. Theo quan sát từ bản thân và bạn bè xung quanh thì việc này vừa nên lại vừa không nên. Nghĩa là nó tùy vào từng trường hợp.
Mà chung quy là mình thấy chuyện này nó bình thường, mà thậm chí đâu phải dưới 25 tuổi đâu. Mình biết nhiều trường hợp nhảy việc vài tháng 1 lần dù đã 3x-4x tuổi. Nhưng nó cũng là hiện tượng bình thường, với đa số mọi người, cuộc sống là quá trình đi tìm môi trường phù hợp với mình mà (một số ít nhóm khác cố gắng thay đổi mình để phù hợp với môi trường vì mục tiêu chung - lớn hơn lợi ích cá nhân).
Ở góc nhìn khác thì còn tùy vào type người, có người thích phát triển theo chiều "ngang" tạo nên nền tảng kiến thức phủ "rộng", có người lại muốn phát triển theo chiều "dọc" tạo nên nền tảng kiến thức "sâu". Mình thấy nó bình thường là do điều này tạo nên sự "cân bằng", đứng dưới góc độ doanh nghiệp, có những vị trí công việc cần độ "sâu", và cũng có những công việc cần độ "rộng". Do sự thay đổi của thế giới, nên bây giờ câu nói của ông cha ta ngày xưa "Một nghề cho chín, còn hơn chín nghề" cũng không còn luôn luôn đúng nữa.
Ở góc nhìn xã hội và tâm lý hành vi thì việc ngày càng nhiều người trẻ thích chuyển/nhảy việc hay làm nhiều ngành nghề là do chủ nghĩa cá nhân, tự do, phóng khoáng ngày càng thịnh hành. Nguyên nhân chủ yếu là do truyền thông và du nhập văn hóa phương Tây. Mình thì không nói điều này đúng hay sai, nên hay không nên, mỉnh chỉ nói nó là điều bình thường. Dù sao thì cái gì sau 1 thời gian "phát triển nóng", nó cũng phải trở về "cân bằng" thôi. Xã hội quyết định xu hướng hành vi của con người, chứ con người thì không làm ngược lại được.
Mình cũng gặp nhiều trường hợp như vậy rồi, và quan điểm cá nhân là mình không thích như vậy.
David Khang
Mình cũng sắp bước qua cái mốc 25 này này. Theo quan sát từ bản thân và bạn bè xung quanh thì việc này vừa nên lại vừa không nên. Nghĩa là nó tùy vào từng trường hợp.
Mà chung quy là mình thấy chuyện này nó bình thường, mà thậm chí đâu phải dưới 25 tuổi đâu. Mình biết nhiều trường hợp nhảy việc vài tháng 1 lần dù đã 3x-4x tuổi. Nhưng nó cũng là hiện tượng bình thường, với đa số mọi người, cuộc sống là quá trình đi tìm môi trường phù hợp với mình mà (một số ít nhóm khác cố gắng thay đổi mình để phù hợp với môi trường vì mục tiêu chung - lớn hơn lợi ích cá nhân).
Ở góc nhìn khác thì còn tùy vào type người, có người thích phát triển theo chiều "ngang" tạo nên nền tảng kiến thức phủ "rộng", có người lại muốn phát triển theo chiều "dọc" tạo nên nền tảng kiến thức "sâu". Mình thấy nó bình thường là do điều này tạo nên sự "cân bằng", đứng dưới góc độ doanh nghiệp, có những vị trí công việc cần độ "sâu", và cũng có những công việc cần độ "rộng". Do sự thay đổi của thế giới, nên bây giờ câu nói của ông cha ta ngày xưa "Một nghề cho chín, còn hơn chín nghề" cũng không còn luôn luôn đúng nữa.
Ở góc nhìn xã hội và tâm lý hành vi thì việc ngày càng nhiều người trẻ thích chuyển/nhảy việc hay làm nhiều ngành nghề là do chủ nghĩa cá nhân, tự do, phóng khoáng ngày càng thịnh hành. Nguyên nhân chủ yếu là do truyền thông và du nhập văn hóa phương Tây. Mình thì không nói điều này đúng hay sai, nên hay không nên, mỉnh chỉ nói nó là điều bình thường. Dù sao thì cái gì sau 1 thời gian "phát triển nóng", nó cũng phải trở về "cân bằng" thôi. Xã hội quyết định xu hướng hành vi của con người, chứ con người thì không làm ngược lại được.
Mình cũng gặp nhiều trường hợp như vậy rồi, và quan điểm cá nhân là mình không thích như vậy.
Kha Nguyen
Mình nghĩ rằng điều này phụ thuộc vào mục đích cuộc đời của bạn. Sẽ có 2 định hướng như vầy:
Nếu bạn muốn thiên về business và quản lý, vấn đề lớn nhất là bạn phải làm việc với con người, và có mối quan hệ rộng rãi. Do đó, biết nhiều và làm nhiều công việc khác nhau là một lợi thế, nhưng phải ở một chừng mức nhất định. Bạn có thể thay vì nhảy việc thì hoạt động xã hội và tham gia các event bên ngoài nhiều hơn. Thậm chí, nếu còn là sinh viên thì hãy cố gắng đi làm thêm nhiều nhất có thể.
Nếu bạn muốn thiên về chuyên gia trong lĩnh vực cụ thể, đặc biệt là các lĩnh vực cần nghiên cứu, thì việc trung thành với một công ty là cần thiết. Tại sao? Tại vì nếu bạn làm lâu và làm cực tốt ở một công ty, bạn mới có cơ hội tiếp xúc những vấn đề nan giải nhất của công ty đó, và chính nhờ những lần giải quyết bài toán hóc búa mới cho bạn cái kinh nghiệm cần thiết để phát triển sau này.
Dù cho chọn cách nào thì hãy nhớ rằng đừng để bản thân mình nhàn. Nếu hướng business, hãy không để thời gian rảnh mà tham gia nhiều event nhiều hơn nữa và gặp gỡ nhiều người và lắng nghe nhiều hơn nữa. Nếu hướng kỹ thuật thì bớt ngủ và đọc báo lại mà hãy đọc sách và nghiên cứu tài liệu cũng như hăng hái xông pha làm việc xuyên đêm ở công ty.
Nhiều người bảo: Có điên mới làm việc xuyên đêm vì công ty. OK, fine. Nên nhớ 80% người ta đều không sẵn sàng làm việc xuyên đêm vì công việc, và số thành công vượt bậc thường lại nằm trong số 20% còn lại. Cuộc sống vốn dĩ công bằng thôi.
Lưu Gia Đạt
Chuyến việc nhiều sẽ đưa ta tới mỗi trường mới, đồng nghĩa phải có sự thích nghi mới. Ban đầu sẽ có chút khó khăn