Bạn nghĩ thế nào về việc tranh chấp quần đảo Sensaku/Điếu Ngư giữa Trung Quốc và Nhật trên biển Đông?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

1. Đặc điểm địa lý quần đảo Senkaku/Điếu Ngư Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư có 5 đảo nhỏ không có người ở và 3 bãi đá. Quần đảo nằm trên biển Hoa Đông, cách xấp xỉ 120 hải lý về phía đông bắc Đài Loan, 200 hải lý về phía đông Trung Quốc và cách 200 hải lý về phía tây nam của đảo Okinawa của Nhật Bản. 2. Lập luận chủ quyền lịch sử từ phía Nhật Bản – Trung Quốc Trung Quốc - Nhật bản đều có cách lập luận chủ quền lịch sử có lý riêng cũng như đưa ra các mốc lịch sử khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Những lập luận này khiến cho việc xác định chủ quyền đối với quần đảo này trở nên khó khăn hơn và khiến cho quan hệ Nhật – Trung xoay quanh vấn đề quần đảo Senkaku/điếu Ngư ngày càng leo thang căng thẳng. 2.1... Lập luận chủ quyền lịch sử từ phía Nhật Bản Nhật Bản chính thức khẳng định chủ quyền tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư kể từ năm 1895. Quần đảo Senkaku được đo đạc và khảo sát cụ thể. Thông qua việc khảo sát này, quần đảo được xác định là không có người ở, bỏ hoang và không hề có vết tích gì về sự quản lí của Trung Quốc. Sự khẳng định này đã dẫn đến việc chính phủ Nhật Bản ra nghị quyết ngày 14/01/1895 về việc xác nhập chính thức quần đảo vào lãnh thổ Nhật Bản, trực thuộc tỉnh Okinawa. Kể từ đó, quần đảo Senkaku được giữ nguyên vị trí là một phần trọn vẹn của quần đảo Nansei Shoto (quần đảo Ryukyu - theo cách gọi quốc tế), một vùng lãnh thổ của Nhật Bản. Chúng không phải là một vùng lãnh thổ của Đài Loan hay của quần đảo Bành Hồ (quần đảo Pescadores – theo cách gọi quốc tế) đã được nhà Mãn Thanh nhượng lại cho Nhật Bản theo điều khoản 2 của Hiệp ước Shimonoseki, vốn có hiệu lực từ tháng 5/1895. Do đó, quần đảo không được tính đến trong vùng lãnh thổ mà Nhật Bản phải từ bỏ trong điều 2 của Hiệp uớc Hoà bình San Francisco. Sau đại chiến thế giới thứ 2, Mỹ đã tiếp quản quần đảo này. Nhật Bản khẳng định rằng quần đảo Senkaku là một phần của đảo Lý Châu. Dưới sự quản lí của Mỹ, quần đảo là một phần của quần đảo Nansei Shoto, phù hợp với điều 3 của Hiệp uớc đã nói, và được tính đến trong khu vực và trong quyền quản lí của những vùng lãnh thổ được trả lại cho Nhật Bản chiểu theo Hiệp định giữa Nhật và Mỹ liên quan đến quần đảo Ryukyu và Daito kí ngày 17/06/1971. Những sự kiện này đã cho thấy rằng quần đảo Senkaku là một phần của lãnh thổ Nhật Bản. Theo Nhật Bản, việc Trung Quốc không lên tiếng phản đối việc những quần đảo được quản lí bởi Mỹ chiểu theo điều 3 của Hiệp ước Hoà bình San Francisco cho thấy rõ ràng Trung Quốc không xem quần đảo Senkaku là một phần của Đài Loan. Cho đến nửa sau của thập niên 70, khi nghi ngờ về những mỏ dầu thô tại thềm lục địa của biển Đông Trung Hoa dấy lên, các nhà cầm quyền của Trung Quốc và Đài Loan bắt đầu lật lại những vấn đề về chủ quyền quần đảo Senkaku. 2.2...Lập luận chủ quyền từ phía Trung Quốc Theo phía Trung Quốc, những sổ sách tài liệu lịch sử của họ cho rằng người Trung Quốc đã tìm ra và mô tả về địa lý những đảo này từ năm 1403. Trong một vài thập kỉ, chúng được quản lí thành một vùng của Đài Loan. Năm 1874, Nhật Bản dùng vũ lực chiếm đảo Lý Châu từ Trung Quốc. Quần đảo Điếu Ngư tuy vậy vẫn thuộc quản lí của Đài Loan, một phần của Trung Quốc. Đài loan được nhượng lại cho Nhật Bản năm 1895 sau cuộc chiến tranh Trung-Nhật lần thứ nhất. Sau khi chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc, khi quân Mỹ đóng quân tại đảo Ryukyu và Quần đảo Điếu Ngư, Quốc Dân Đảng, chính quyền đã tại vị ở Đài Loan, đã không lên tiếng yêu cầu Mỹ trả lại chủ quyền cho họ. Ngay sau đó Quần đảo Điếu Ngư được trả về cho Trung Quốc vào cuối đại chiến thế giới thứ 2/1945 theo Hiệp uớc 1943 tại Cairo của 3 ông lớn Mỹ, Liên Xô và Anh. Trung Quốc lập luận rằng đảo Okinotorishima ở duới cùng của vùng biển đảo Nhật Bản chỉ đơn thuần là bãi đá, không phải là một đảo nổi nhằm cố gắng vô hiệu hoá sự tranh chấp của Nhật Bản về những vùng kinh tế đặc quyền xung quanh những đảo nhỏ vốn nằm dưới sự quản lí hành chính của Tokyo. Nhiều người Trung Quốc nói họ có quan điểm khác là đưa quần đảo Điếu Ngư và Okinotorishima ra toà án quốc tế để phân xử. Trong khi Bắc Kinh thừa nhận rằng Okinotorishima thuộc về Nhật Bản, căng thẳng nảy sinh vì nó không nằm trong danh mục xếp loại đảo được xác định bởi Quy ước luật biển của Liên Hợp Quốc (UNCLOS 1982), nhưng thay vì là một bãi đá bình thường, vốn không thể sử dụng để xác lập vùng đặc quyền kinh tế như tại các đảo nổi, thì chính phủ Nhật lại làm được điều ngược lại. 3. Quan hệ Nhật – Trung xoay quanh vấn đề quần đảo Điếu Ngư Theo như lập luận của Trung Quốc thì nước này đã tìm ra và quản lý Senkaku/Điếu Ngư năm 1403. Còn Nhật lại khẳng định vào năm 1895 đã tìm ra đảo Senkaku sau đó ra nghị quyết ngày 14/01/1895 về việc xác nhập chính thức quần đảo vào lãnh thổ Nhật Bản, trực thuộc tỉnh Okinawa. Kể từ đây mối quan hệ Trung – Nhật luôn diễn biến căng thẳng xoay quanh vấn đề quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư nếu chưa nói là mối quan hệ Nhật – Trung ngày càng xấu đi. 3.1... Trước chiến tranh lạnh Những nhà sử học Trung Quốc lập luận rằng quần đảo Senkaku đã thuộc về Trung Quốc từ thời triều đại nhà Minh. Họ đưa trích dẫn đến “Bút ký về Đại sứ quán Ryukyu” do ông Chen Kanem viết năm 1534. Trong bút ký có đề cập đến việc các con tàu của đại sứ đi qua quần đảo Điếu Ngư. Những nhà sử gia khác của Nhật Bản thì cho rằng không chỉ người Trung Quốc, mà cả những người dân Ryukyu và ngư dân Nhật Bản dưới những tên gọi "Yukun -Kubasima" hoặc "Igun - Kubasima" đã biết đến quần đảo này từ lâu. Các nhà sử học Trung Quốc cũng chỉ ra rằng, trên các bản đồ Nhật Bản vào cuối thế kỷ 18, những đảo này được đánh dấu là lãnh thổ Trung Quốc. Trong những năm 1870, bằng vũ lực, quần đảo Ryukyu đã được nhập vào lãnh thổ Nhật Bản với tên gọi mới là Okinawa. Thống đốc Okinawa đã yêu cầu chính phủ Nhật Bản cho phép xây dựng một tháp trên đảo Senkaku để biểu thị rõ chủ quyền của Nhật Bản đối với quần đảo này. vì không muốn làm Trung Quốc tức giận thêm, chính phủ Nhật Bản đã từ chối yêu cầu xây dựng tháp với lập luận rằng quần đảo Senkaku là hoang đảo không có người ở và không thuộc lãnh thổ của ai. Các nhà chức trách Nhật Bản cũng không ngăn ngư dân Nhật Bản đánh bắt cá gần quần đảo. Chính phủ Trung Quốc cũng không phản đối gì về điều này và có thể đó là lý do để Nhật Bản cho rằng Trung Quốc không còn coi Điếu Ngư là lãnh thổ của mình. Cuộc chiến tranh Trung-Nhật nổ ra vào năm 1894 đã đóng vai trò quyết định cho số phận của các hòn đảo. Chiến tranh kết thúc vào năm 1895 với sự thất bại của Trung Quốc. Theo Hiệp ước Shimonoseki, Trung Quốc phải chuyển giao cho Nhật Bản Đài Loan cùng các đảo lân cận, Bành Hồ và bán đảo Liêu Đông. Mặc dù quần đảo Điếu Ngư không được đề cập đến trong văn bản hiệp ước, 3/1896 quần đảo này đã được đưa vào lãnh thổ của Nhật Bản dưới tên gọi Senkaku và được doanh nhân Nhật Bản Tatsusiro Koga tích cực khai phá. Sau đó, trong chiến tranh thế giới thứ 2 cả Nhật Bản và Trung Quốc đều khẳng định Mỹ tiếp quản Senkaku/Điếu Ngư và trở thành vị trí cho những cuộc diễn tập ném bom của không quân Mỹ. Phía Nhật Bản nói, 6/1971 Mỹ đã trả lại quyền quản lý quần đảo này cho Nhật. Theo thông tin phía Trung Quốc Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư được trả về cho Trung Quốc vào cuối đại chiến thế giới thứ 2 năm 1945 theo Hiệp uớc 1943 tại Cairo của 3 ông lớn Mỹ, Liên Xô và Anh. Từ đây quần đảo trở thành một phần của Đài Loan và được tính như một đơn vị lãnh thổ. Nhưng Trung Quốc chỉ lên tiếng đòi chủ quyền đối với đảo Senkaku/Điếu Ngư vào cuối những năm 1960, sau khi đã phát hiện mỏ dầu và khí đốt trên thềm lục địa gần đảo. Trước đó, chỉ có những ngư dân Đài Loan đổ bộ lên đảo. Vào năm 1969, Đài Loan đã tuyên bố những mỏ dầu và khí đốt nằm trong vùng lãnh hải của mình và đã cắm quốc kỳ của họ lên một hòn đảo trong quần đảo này. Ngày 30 tháng 12 năm 1971, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã đưa tuyên bố chính thức về kỳ vọng chủ quyền đối với quần đảo Điếu Ngư. Quần đảo này đã được tuyên bố là lãnh thổ Trung Quốc bản địa kể từ triều đại nhà Minh và nhà Thanh. Những sự kiện này đã khởi đầu cho cuộc xung đột lãnh thổ giữa Nhật Bản và Trung Quốc. 3.2... Sau chiến tranh lạnh Thập kỷ của những năm 1990 đã chứng kiến sự hồi sinh của tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Năm 1992, Trung Quốc khẳng định tuyên bố chủ quyền thông qua Luật về lãnh hải và vùng tiếp giáp, trong đó Điều 2 có nội dung là "quần đảo Điếu Ngư" thuộc đảo Đài Loan và là lãnh thổ của Trung Quốc. Căng thẳng tiếp tục leo thang vào năm 1996 và 1998 với sự ra đời 2 văn kiện về Luật biển và thềm lục địa của Nhật Bản và Nga, 2 văn kiện này đưa ra các yêu cầu của mỗi bên về chủ quyền lãnh thổ, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Kể từ năm 1996, một nhóm người Nhật Bản đã xây dựng một ngôi nhà có tên "ánh sáng" trên một hòn đảo và yêu cầu chính phủ Nhật Bản phải công nhận chúng. Điều này đã gặp phải những phản đối từ Trung Quốc, Hồng Kông và Đài Loan. Năm 1997, một nhà lập pháp Nhật Bản đã đổ bộ lên một trong những hòn đảo thuộc quần đảo này. Chính phủ Trung Quốc lên án hành động này là xâm nhập bất hợp pháp, vi phạm chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc. Tuy nhiên chính phủ Nhật Bản khẳng định rằng không đứng đằng sau hành động này và không cung cấp bất kì sự hỗ trợ nào đối với yêu cầu từ chính phủ TrungQuốc. Đến năm 1999, Chính phủ Trung Quốc tăng cường sự hiện diện của mình xung quanh quần đảo bằng cách điều nhiều tàu ra khu vực để nghiên cứu, thăm dò. Những năm này cả hai nước đã có những đối đầu căng thẳng với nhau. Mối quan hệ vốn đã không tốt đẹp gì nay càng bị ảnh hưởng từ những cuộc xung đột vũ trang hay biểu tình của nhân dân Trung Quốc và các hành động xây dựng của phía Nhật Bản. Song hai bên vẫn kiên quyết tuyên bố chủ quyền của mình đối với quần đảo này. 3.3...Những năm gần đây Năm 2000, một nhóm người Nhật Bản đã xây dựng một đền thờ trên đảo Tiaoyu. Chính quyền Bắc Kinh tuyên bố rằng đảo Điếu Ngư và các đảo nhỏ lân cận là một phần không thể tách rời khỏi Trung Quốc do đó Trung Quốc yêu cầu Nhật Bản tôn trọng, hạn chế các hoạt động xung quanh quần đảo tranh chấp, ngăn ngừa những hành động tương tự sẽ tái diễn, nhưng chính phủ Nhật Bản một lần nữa khẳng định quần đảo đang tranh chấp thuộc lãnh thổ của mình. Năm 2004, bảy nhà hoạt động Trung Quốc tiếp tục đổ bộ lên quần đảo này và ngay lập tức đã bị giam giữ bởi lực lượng phòng vệ bờ biển Nhật Bản. Năm 2010, Nhật Bản bắt giữ một tầu cá Trung Quốc do va chạm với hai tàu trong lực lượng phòng vệ bờ biển Nhật Bản, các cuộc biểu tình chống Nhật Bản liên tục nổ ra tại các thành phố ở Trung Quốc, cuối cùng Nhật Bản cho toại ngoại các thủy thủ trên tầu đã giam giữ. Vào tháng 4/2012, thị trưởng thành phố Tokyo Shintaro Ishihara cho biết ông sẽ sử dụng tiền công quỹ để mua các đảo từ chủ sở hữu tư nhân tại Nhật Bản. Ngay sau đó, Chính phủ Nhật Bản đã đạt được một thỏa thuận mua lại ba đảo tranh chấp từ chủ sở hữu tư nhân - một hành động để ngăn chặn trạng thái quá khích của ông Ishihara. Động thái này của chính phủ Nhật Bản đã gây ra rất nhiều hoạt động biểu tình của người Trung Quốc, mục tiêu là nhắm vào các công ty Nhật Bản đang hoạt Trung Quốc. Sau đó, rất nhiều lần tàu thuyền, máy bay và các cuộc tập trận xuất hiện xung quanh vùng tranh chấp cho đến nay. Căng thẳng giữa Trung Quốc và Nhật Bản thực sự bùng phát khi chính phủ Nhật Bản quyết định mua 3 hòn đảo thuộc đảo Senkaku/Điếu Ngư vào 4/2012. Trung Quốc coi hành động mua bán này của Nhật Bản nhằm mục đích sát nhập quần đảo vào lãnh thổ Nhật Bản. Trung Quốc ngay lập tức cũng tuyên bố chủ quyền đảo Senkaku/Điếu Ngư và chính thức công bố các tọa độ địa lý của quần đảo để hỗ trợ các tuyên bố chủ quyền và gửi tài liệu này lên Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc. Kể từ đó đến nay, quan hệ hai nước chưa từng hạ nhiệt và sức nóng lại gia tăng sau những tuyên bố và hành động của các bên liên quan đến vùng đảo này. Trên thực tế, suốt thời gian qua Trung Quốc thường xuyên gây sức ép với Nhật Bản về vấn đề tranh chấp đảo Senkaku/Điếu Ngư. Trung Quốc phái rất nhiều tàu hải giám và các tàu thuyền khác thường xuyên hoạt động xung quanh đảo tranh chấp. Tháng 2 và 5/2013, một tàu cá Nhật Bản từng nhiều lần bị tàu hải giám Trung Quốc áp sát cảnh cáo, thậm chí là đuổi theo. Tháng 7/2013, Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản cho biết, tàu hải giám Trung Quốc đã đi vào khu vực 12 hải lý được coi là vùng lãnh hải của quần đảo Senkaku /Điếu Ngư. Tháng 9/2013, 8 tàu cảnh sát biển và một máy bay không người lái của Trung Quốc đã xuất hiện trong vùng tranh chấp, chính phủ Nhật Bản đã ngay lập tức phái máy bay tiêm kích xuất kích giám sát đồng thời triệu Đại sứ Trung Quốc tại Nhật Bản tới Bộ Ngoại giao Nhật Bản để kháng nghị và kêu gọi Trung Quốc kiềm chế việc sử dụng máy bay không người lái tại điểm tranh chấp. Cũng trong tháng 9, Chánh văn phòng nội các Nhật Bản tuyên bố cứng rắn cho rằng: Kiên quyết bảo vệ, kiên quyết ứng phó, tuyệt đối không nhượng bộ. Nhìn lại, sau một thời gian tranh chấp giữa Trung Quốc - Nhật Bản quanh đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư, hai bên đã bị thiệt hại toàn diện về chính trị, kinh tế, văn hóa, nhưng hai bên đều không có dấu hiệu thỏa hiệp, quan hệ Trung Quốc - Nhật Bản khó được cải thiện trong ngắn hạn. Trong khi những bất đồng giữa Nhật Bản và Trung Quốc chưa được giải quyết dứt điểm thì quan hệ hai nước lại có dấu hiệu căng thẳng liên quan đến những động thái ở Biển Hoa Đông. Vào rạng sáng 9/6, Nhật Bản cho biết đã phát hiện một tàu khu trục nhỏ của Hải quân Trung Quốc đã đi vào vùng tiếp giáp ngay bên ngoài lãnh hải Nhật Bản, gần quần đảo tranh chấp. Phản ứng trước vụ việc trên, Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản, Yoshihide Suga cho biết: hành động đơn phương của Trung Quốc đã làm leo thang căng thẳng trong khu vực. Trong diễn biến khiến tình hình trở nên phức tạp với Tokyo đó là khi Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết đã phát hiện 3 tàu Hải quân Nga tại vùng tiếp giáp gần Senkaku cùng thời điểm tàu khu trục Trung Quốc đi qua khu vực này vào 21 giờ 50 phút ngày 8/6 cho tới 3 giờ 05 phút sáng ngày 9/6 tàu rời khỏi khu vực - tức là cùng thời điểm tàu khu trục Trung Quốc đi qua khu vực trên. Tranh chấp chủ quyền đã làm cho quan hệ Nhật Bản - Trung Quốc trở nên lạnh nhạt trong nhiều năm. Thời gian gần đây, quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất châu Á này đã có những tín hiệu cải thiện. Tuy nhiên, với việc tàu hải quân Trung Quốc tiến vào vùng tiếp giáp lãnh hải Nhật Bản gần quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư đã khiến Biển Hoa Đông tiếp tục dậy sóng, đẩy quan hệ Trung - Nhật rơi vào tình trạng căng thẳng. Hiện chưa rõ liệu tàu khu trục này của Trung Quốc có bất kì hành vi khiêu khích nào hay không khi ở khu vực tranh chấp trên, nhưng rõ ràng đây hành động mang tính đơn phương đồng thời thể hiện tính hiếu chiến của Trung Quốc. Với hành động ngang nhiên, “bất chấp tất cả” tại Biển Hoa Đông của Trung Quốc, có thể khiến nước này phải đối mặt với làn sóng quan ngại rộng lớn từ nhiều quốc gia trong khu vực. Những năm gần đây Trung Quốc có những hành động đơn phương xâm phạm chủ quyền Chủ quyền theo như quan điểm của Nhật Bản. Ngày 6/8 Nhật Bản đã phát hiện 6 tàu cảnh sát biển và 230 tàu cá Trung Quốc tiến vào vùng biển gần đảo Senkaku/Điếu Ngư, trong đó có 3 tàu cảnh sát biển của Trung Quốc nghi ngờ được trang bị súng máy cỡ lớn. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nhật Bản Shinsuke Sugiyama đã triệu Đại sứ Trung Quốc tại Nhật Bản Trình Vĩnh Hoa để phản đối hành động của Trung Quốc. Trong khi đó, người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh không phủ nhận sự việc này, đồng thời nêu rõ Trung Quốc đang áp dụng biện pháp nhằm kiểm soát tình hình tại các cùng biển liên quan, phía Nhật Bản cần bình tĩnh nhìn nhận lại tình hình hiện nay. Bà Hoa Xuân Oánh khẳng định, đảo Điếu Ngư/Senkaku và các đảo thuộc cụm đảo Điếu Ngư/ Senkaku là lãnh thổ vốn có của Trung Quốc, theo đó Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với khu vực này, yêu cầu Nhật Bản không có các hành động có thể khiến tình hình căng thẳng và phức tạp hơn. Mối quan hệ ngày càng leo thang căng thẳng giữa Nhật – Trung đã kéo theo cả Mỹ tham gia vào, mới đây, Mỹ cũng đưa ra tuyên bố ủng hộ Nhật trong tranh chấp quần đảo Senkaku với Trung Quốc. Mỹ sẽ phản đối bất kỳ hành động phương hại tới quyền quản lý của Nhật Bản đối với quần đảo Senkaku trên vùng biển Hoa Đông. Mối quan hệ Nhật – Trung ngày càng trở lên phức tạp. C.TỔNG KẾT Tranh chấp trên vùng đảo Senkaku/Điếu Ngư luôn là nhân tố gây bất ổn và căng thẳng trong quan hệ Trung - Nhật mặc dù trong những năm gần đây, hai bên đã tiến hành các cuộc đối thoại nhằm xoa dịu căng thẳng tiến tới giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên, vấn đề vấn chưa giải quyết tận gốc. Đặc biệt, trong thời gian gần đây mâu thuẫn giữa hai nền kinh tế lớn nhất châu Á đang ngày càng căng thẳng kể từ khi Tokyo phát hiện sự gia tăng đột biến về số lượng các tàu hải cảnh và tàu cá được sự hậu thuẫn của chính phủ Trung Quốc tới gần quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư. Một điều chắc chắn rằng bầu không khí căng thẳng trên biển Hoa Đông sẽ chưa thể dịu lại ngay trong một thời gian ngắn và việc giải quyết vấn đề tranh chấp chủ quyền buộc phải có sự nỗ lực của cả Trung Quốc và Nhật Bản. Để làm được điều đó, trước tiên Trung Quốc cần phải tuân thủ những quy định và luật pháp quốc tế, nhất là với phát quyết của Tòa trọng tài (PCA) vừa tuyên bố; đồng thời tránh tiếp tục những hành động có thể làm leo thang căng thẳng trong quan hệ với Nhật Bản và các nước trong khu vực. Tất cả vì một thế giới hòa bình, ổn định và phát triển. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. http://baoquocte.vn/quan-he-trung-nhat-lai-day-song-34216.html 2. http://cjs.inas.gov.vn/index.php?newsid=1108 3. http://cjs.inas.gov.vn/index.php?newsid=765 4. https://vn.sputniknews.com/vietnamese.ruvr.ru/2012_09_11/87893000/ 5. http://cjs.inas.gov.vn/index.php?newsid=705 6. http://www.globalsecurity.org/military/world/war/senkaku.htm 7. http://www.nghiencuubiendong.vn 8. http://www.biendong.net 9. http://www.baomoi.com/nga-dua-tau-toi-senkaku-chi-tinh-co-gap-tau-trung-quoc/c/19607828.epi
Trả lời
1. Đặc điểm địa lý quần đảo Senkaku/Điếu Ngư Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư có 5 đảo nhỏ không có người ở và 3 bãi đá. Quần đảo nằm trên biển Hoa Đông, cách xấp xỉ 120 hải lý về phía đông bắc Đài Loan, 200 hải lý về phía đông Trung Quốc và cách 200 hải lý về phía tây nam của đảo Okinawa của Nhật Bản. 2. Lập luận chủ quyền lịch sử từ phía Nhật Bản – Trung Quốc Trung Quốc - Nhật bản đều có cách lập luận chủ quền lịch sử có lý riêng cũng như đưa ra các mốc lịch sử khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Những lập luận này khiến cho việc xác định chủ quyền đối với quần đảo này trở nên khó khăn hơn và khiến cho quan hệ Nhật – Trung xoay quanh vấn đề quần đảo Senkaku/điếu Ngư ngày càng leo thang căng thẳng. 2.1... Lập luận chủ quyền lịch sử từ phía Nhật Bản Nhật Bản chính thức khẳng định chủ quyền tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư kể từ năm 1895. Quần đảo Senkaku được đo đạc và khảo sát cụ thể. Thông qua việc khảo sát này, quần đảo được xác định là không có người ở, bỏ hoang và không hề có vết tích gì về sự quản lí của Trung Quốc. Sự khẳng định này đã dẫn đến việc chính phủ Nhật Bản ra nghị quyết ngày 14/01/1895 về việc xác nhập chính thức quần đảo vào lãnh thổ Nhật Bản, trực thuộc tỉnh Okinawa. Kể từ đó, quần đảo Senkaku được giữ nguyên vị trí là một phần trọn vẹn của quần đảo Nansei Shoto (quần đảo Ryukyu - theo cách gọi quốc tế), một vùng lãnh thổ của Nhật Bản. Chúng không phải là một vùng lãnh thổ của Đài Loan hay của quần đảo Bành Hồ (quần đảo Pescadores – theo cách gọi quốc tế) đã được nhà Mãn Thanh nhượng lại cho Nhật Bản theo điều khoản 2 của Hiệp ước Shimonoseki, vốn có hiệu lực từ tháng 5/1895. Do đó, quần đảo không được tính đến trong vùng lãnh thổ mà Nhật Bản phải từ bỏ trong điều 2 của Hiệp uớc Hoà bình San Francisco. Sau đại chiến thế giới thứ 2, Mỹ đã tiếp quản quần đảo này. Nhật Bản khẳng định rằng quần đảo Senkaku là một phần của đảo Lý Châu. Dưới sự quản lí của Mỹ, quần đảo là một phần của quần đảo Nansei Shoto, phù hợp với điều 3 của Hiệp uớc đã nói, và được tính đến trong khu vực và trong quyền quản lí của những vùng lãnh thổ được trả lại cho Nhật Bản chiểu theo Hiệp định giữa Nhật và Mỹ liên quan đến quần đảo Ryukyu và Daito kí ngày 17/06/1971. Những sự kiện này đã cho thấy rằng quần đảo Senkaku là một phần của lãnh thổ Nhật Bản. Theo Nhật Bản, việc Trung Quốc không lên tiếng phản đối việc những quần đảo được quản lí bởi Mỹ chiểu theo điều 3 của Hiệp ước Hoà bình San Francisco cho thấy rõ ràng Trung Quốc không xem quần đảo Senkaku là một phần của Đài Loan. Cho đến nửa sau của thập niên 70, khi nghi ngờ về những mỏ dầu thô tại thềm lục địa của biển Đông Trung Hoa dấy lên, các nhà cầm quyền của Trung Quốc và Đài Loan bắt đầu lật lại những vấn đề về chủ quyền quần đảo Senkaku. 2.2...Lập luận chủ quyền từ phía Trung Quốc Theo phía Trung Quốc, những sổ sách tài liệu lịch sử của họ cho rằng người Trung Quốc đã tìm ra và mô tả về địa lý những đảo này từ năm 1403. Trong một vài thập kỉ, chúng được quản lí thành một vùng của Đài Loan. Năm 1874, Nhật Bản dùng vũ lực chiếm đảo Lý Châu từ Trung Quốc. Quần đảo Điếu Ngư tuy vậy vẫn thuộc quản lí của Đài Loan, một phần của Trung Quốc. Đài loan được nhượng lại cho Nhật Bản năm 1895 sau cuộc chiến tranh Trung-Nhật lần thứ nhất. Sau khi chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc, khi quân Mỹ đóng quân tại đảo Ryukyu và Quần đảo Điếu Ngư, Quốc Dân Đảng, chính quyền đã tại vị ở Đài Loan, đã không lên tiếng yêu cầu Mỹ trả lại chủ quyền cho họ. Ngay sau đó Quần đảo Điếu Ngư được trả về cho Trung Quốc vào cuối đại chiến thế giới thứ 2/1945 theo Hiệp uớc 1943 tại Cairo của 3 ông lớn Mỹ, Liên Xô và Anh. Trung Quốc lập luận rằng đảo Okinotorishima ở duới cùng của vùng biển đảo Nhật Bản chỉ đơn thuần là bãi đá, không phải là một đảo nổi nhằm cố gắng vô hiệu hoá sự tranh chấp của Nhật Bản về những vùng kinh tế đặc quyền xung quanh những đảo nhỏ vốn nằm dưới sự quản lí hành chính của Tokyo. Nhiều người Trung Quốc nói họ có quan điểm khác là đưa quần đảo Điếu Ngư và Okinotorishima ra toà án quốc tế để phân xử. Trong khi Bắc Kinh thừa nhận rằng Okinotorishima thuộc về Nhật Bản, căng thẳng nảy sinh vì nó không nằm trong danh mục xếp loại đảo được xác định bởi Quy ước luật biển của Liên Hợp Quốc (UNCLOS 1982), nhưng thay vì là một bãi đá bình thường, vốn không thể sử dụng để xác lập vùng đặc quyền kinh tế như tại các đảo nổi, thì chính phủ Nhật lại làm được điều ngược lại. 3. Quan hệ Nhật – Trung xoay quanh vấn đề quần đảo Điếu Ngư Theo như lập luận của Trung Quốc thì nước này đã tìm ra và quản lý Senkaku/Điếu Ngư năm 1403. Còn Nhật lại khẳng định vào năm 1895 đã tìm ra đảo Senkaku sau đó ra nghị quyết ngày 14/01/1895 về việc xác nhập chính thức quần đảo vào lãnh thổ Nhật Bản, trực thuộc tỉnh Okinawa. Kể từ đây mối quan hệ Trung – Nhật luôn diễn biến căng thẳng xoay quanh vấn đề quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư nếu chưa nói là mối quan hệ Nhật – Trung ngày càng xấu đi. 3.1... Trước chiến tranh lạnh Những nhà sử học Trung Quốc lập luận rằng quần đảo Senkaku đã thuộc về Trung Quốc từ thời triều đại nhà Minh. Họ đưa trích dẫn đến “Bút ký về Đại sứ quán Ryukyu” do ông Chen Kanem viết năm 1534. Trong bút ký có đề cập đến việc các con tàu của đại sứ đi qua quần đảo Điếu Ngư. Những nhà sử gia khác của Nhật Bản thì cho rằng không chỉ người Trung Quốc, mà cả những người dân Ryukyu và ngư dân Nhật Bản dưới những tên gọi "Yukun -Kubasima" hoặc "Igun - Kubasima" đã biết đến quần đảo này từ lâu. Các nhà sử học Trung Quốc cũng chỉ ra rằng, trên các bản đồ Nhật Bản vào cuối thế kỷ 18, những đảo này được đánh dấu là lãnh thổ Trung Quốc. Trong những năm 1870, bằng vũ lực, quần đảo Ryukyu đã được nhập vào lãnh thổ Nhật Bản với tên gọi mới là Okinawa. Thống đốc Okinawa đã yêu cầu chính phủ Nhật Bản cho phép xây dựng một tháp trên đảo Senkaku để biểu thị rõ chủ quyền của Nhật Bản đối với quần đảo này. vì không muốn làm Trung Quốc tức giận thêm, chính phủ Nhật Bản đã từ chối yêu cầu xây dựng tháp với lập luận rằng quần đảo Senkaku là hoang đảo không có người ở và không thuộc lãnh thổ của ai. Các nhà chức trách Nhật Bản cũng không ngăn ngư dân Nhật Bản đánh bắt cá gần quần đảo. Chính phủ Trung Quốc cũng không phản đối gì về điều này và có thể đó là lý do để Nhật Bản cho rằng Trung Quốc không còn coi Điếu Ngư là lãnh thổ của mình. Cuộc chiến tranh Trung-Nhật nổ ra vào năm 1894 đã đóng vai trò quyết định cho số phận của các hòn đảo. Chiến tranh kết thúc vào năm 1895 với sự thất bại của Trung Quốc. Theo Hiệp ước Shimonoseki, Trung Quốc phải chuyển giao cho Nhật Bản Đài Loan cùng các đảo lân cận, Bành Hồ và bán đảo Liêu Đông. Mặc dù quần đảo Điếu Ngư không được đề cập đến trong văn bản hiệp ước, 3/1896 quần đảo này đã được đưa vào lãnh thổ của Nhật Bản dưới tên gọi Senkaku và được doanh nhân Nhật Bản Tatsusiro Koga tích cực khai phá. Sau đó, trong chiến tranh thế giới thứ 2 cả Nhật Bản và Trung Quốc đều khẳng định Mỹ tiếp quản Senkaku/Điếu Ngư và trở thành vị trí cho những cuộc diễn tập ném bom của không quân Mỹ. Phía Nhật Bản nói, 6/1971 Mỹ đã trả lại quyền quản lý quần đảo này cho Nhật. Theo thông tin phía Trung Quốc Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư được trả về cho Trung Quốc vào cuối đại chiến thế giới thứ 2 năm 1945 theo Hiệp uớc 1943 tại Cairo của 3 ông lớn Mỹ, Liên Xô và Anh. Từ đây quần đảo trở thành một phần của Đài Loan và được tính như một đơn vị lãnh thổ. Nhưng Trung Quốc chỉ lên tiếng đòi chủ quyền đối với đảo Senkaku/Điếu Ngư vào cuối những năm 1960, sau khi đã phát hiện mỏ dầu và khí đốt trên thềm lục địa gần đảo. Trước đó, chỉ có những ngư dân Đài Loan đổ bộ lên đảo. Vào năm 1969, Đài Loan đã tuyên bố những mỏ dầu và khí đốt nằm trong vùng lãnh hải của mình và đã cắm quốc kỳ của họ lên một hòn đảo trong quần đảo này. Ngày 30 tháng 12 năm 1971, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã đưa tuyên bố chính thức về kỳ vọng chủ quyền đối với quần đảo Điếu Ngư. Quần đảo này đã được tuyên bố là lãnh thổ Trung Quốc bản địa kể từ triều đại nhà Minh và nhà Thanh. Những sự kiện này đã khởi đầu cho cuộc xung đột lãnh thổ giữa Nhật Bản và Trung Quốc. 3.2... Sau chiến tranh lạnh Thập kỷ của những năm 1990 đã chứng kiến sự hồi sinh của tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Năm 1992, Trung Quốc khẳng định tuyên bố chủ quyền thông qua Luật về lãnh hải và vùng tiếp giáp, trong đó Điều 2 có nội dung là "quần đảo Điếu Ngư" thuộc đảo Đài Loan và là lãnh thổ của Trung Quốc. Căng thẳng tiếp tục leo thang vào năm 1996 và 1998 với sự ra đời 2 văn kiện về Luật biển và thềm lục địa của Nhật Bản và Nga, 2 văn kiện này đưa ra các yêu cầu của mỗi bên về chủ quyền lãnh thổ, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Kể từ năm 1996, một nhóm người Nhật Bản đã xây dựng một ngôi nhà có tên "ánh sáng" trên một hòn đảo và yêu cầu chính phủ Nhật Bản phải công nhận chúng. Điều này đã gặp phải những phản đối từ Trung Quốc, Hồng Kông và Đài Loan. Năm 1997, một nhà lập pháp Nhật Bản đã đổ bộ lên một trong những hòn đảo thuộc quần đảo này. Chính phủ Trung Quốc lên án hành động này là xâm nhập bất hợp pháp, vi phạm chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc. Tuy nhiên chính phủ Nhật Bản khẳng định rằng không đứng đằng sau hành động này và không cung cấp bất kì sự hỗ trợ nào đối với yêu cầu từ chính phủ TrungQuốc. Đến năm 1999, Chính phủ Trung Quốc tăng cường sự hiện diện của mình xung quanh quần đảo bằng cách điều nhiều tàu ra khu vực để nghiên cứu, thăm dò. Những năm này cả hai nước đã có những đối đầu căng thẳng với nhau. Mối quan hệ vốn đã không tốt đẹp gì nay càng bị ảnh hưởng từ những cuộc xung đột vũ trang hay biểu tình của nhân dân Trung Quốc và các hành động xây dựng của phía Nhật Bản. Song hai bên vẫn kiên quyết tuyên bố chủ quyền của mình đối với quần đảo này. 3.3...Những năm gần đây Năm 2000, một nhóm người Nhật Bản đã xây dựng một đền thờ trên đảo Tiaoyu. Chính quyền Bắc Kinh tuyên bố rằng đảo Điếu Ngư và các đảo nhỏ lân cận là một phần không thể tách rời khỏi Trung Quốc do đó Trung Quốc yêu cầu Nhật Bản tôn trọng, hạn chế các hoạt động xung quanh quần đảo tranh chấp, ngăn ngừa những hành động tương tự sẽ tái diễn, nhưng chính phủ Nhật Bản một lần nữa khẳng định quần đảo đang tranh chấp thuộc lãnh thổ của mình. Năm 2004, bảy nhà hoạt động Trung Quốc tiếp tục đổ bộ lên quần đảo này và ngay lập tức đã bị giam giữ bởi lực lượng phòng vệ bờ biển Nhật Bản. Năm 2010, Nhật Bản bắt giữ một tầu cá Trung Quốc do va chạm với hai tàu trong lực lượng phòng vệ bờ biển Nhật Bản, các cuộc biểu tình chống Nhật Bản liên tục nổ ra tại các thành phố ở Trung Quốc, cuối cùng Nhật Bản cho toại ngoại các thủy thủ trên tầu đã giam giữ. Vào tháng 4/2012, thị trưởng thành phố Tokyo Shintaro Ishihara cho biết ông sẽ sử dụng tiền công quỹ để mua các đảo từ chủ sở hữu tư nhân tại Nhật Bản. Ngay sau đó, Chính phủ Nhật Bản đã đạt được một thỏa thuận mua lại ba đảo tranh chấp từ chủ sở hữu tư nhân - một hành động để ngăn chặn trạng thái quá khích của ông Ishihara. Động thái này của chính phủ Nhật Bản đã gây ra rất nhiều hoạt động biểu tình của người Trung Quốc, mục tiêu là nhắm vào các công ty Nhật Bản đang hoạt Trung Quốc. Sau đó, rất nhiều lần tàu thuyền, máy bay và các cuộc tập trận xuất hiện xung quanh vùng tranh chấp cho đến nay. Căng thẳng giữa Trung Quốc và Nhật Bản thực sự bùng phát khi chính phủ Nhật Bản quyết định mua 3 hòn đảo thuộc đảo Senkaku/Điếu Ngư vào 4/2012. Trung Quốc coi hành động mua bán này của Nhật Bản nhằm mục đích sát nhập quần đảo vào lãnh thổ Nhật Bản. Trung Quốc ngay lập tức cũng tuyên bố chủ quyền đảo Senkaku/Điếu Ngư và chính thức công bố các tọa độ địa lý của quần đảo để hỗ trợ các tuyên bố chủ quyền và gửi tài liệu này lên Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc. Kể từ đó đến nay, quan hệ hai nước chưa từng hạ nhiệt và sức nóng lại gia tăng sau những tuyên bố và hành động của các bên liên quan đến vùng đảo này. Trên thực tế, suốt thời gian qua Trung Quốc thường xuyên gây sức ép với Nhật Bản về vấn đề tranh chấp đảo Senkaku/Điếu Ngư. Trung Quốc phái rất nhiều tàu hải giám và các tàu thuyền khác thường xuyên hoạt động xung quanh đảo tranh chấp. Tháng 2 và 5/2013, một tàu cá Nhật Bản từng nhiều lần bị tàu hải giám Trung Quốc áp sát cảnh cáo, thậm chí là đuổi theo. Tháng 7/2013, Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản cho biết, tàu hải giám Trung Quốc đã đi vào khu vực 12 hải lý được coi là vùng lãnh hải của quần đảo Senkaku /Điếu Ngư. Tháng 9/2013, 8 tàu cảnh sát biển và một máy bay không người lái của Trung Quốc đã xuất hiện trong vùng tranh chấp, chính phủ Nhật Bản đã ngay lập tức phái máy bay tiêm kích xuất kích giám sát đồng thời triệu Đại sứ Trung Quốc tại Nhật Bản tới Bộ Ngoại giao Nhật Bản để kháng nghị và kêu gọi Trung Quốc kiềm chế việc sử dụng máy bay không người lái tại điểm tranh chấp. Cũng trong tháng 9, Chánh văn phòng nội các Nhật Bản tuyên bố cứng rắn cho rằng: Kiên quyết bảo vệ, kiên quyết ứng phó, tuyệt đối không nhượng bộ. Nhìn lại, sau một thời gian tranh chấp giữa Trung Quốc - Nhật Bản quanh đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư, hai bên đã bị thiệt hại toàn diện về chính trị, kinh tế, văn hóa, nhưng hai bên đều không có dấu hiệu thỏa hiệp, quan hệ Trung Quốc - Nhật Bản khó được cải thiện trong ngắn hạn. Trong khi những bất đồng giữa Nhật Bản và Trung Quốc chưa được giải quyết dứt điểm thì quan hệ hai nước lại có dấu hiệu căng thẳng liên quan đến những động thái ở Biển Hoa Đông. Vào rạng sáng 9/6, Nhật Bản cho biết đã phát hiện một tàu khu trục nhỏ của Hải quân Trung Quốc đã đi vào vùng tiếp giáp ngay bên ngoài lãnh hải Nhật Bản, gần quần đảo tranh chấp. Phản ứng trước vụ việc trên, Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản, Yoshihide Suga cho biết: hành động đơn phương của Trung Quốc đã làm leo thang căng thẳng trong khu vực. Trong diễn biến khiến tình hình trở nên phức tạp với Tokyo đó là khi Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết đã phát hiện 3 tàu Hải quân Nga tại vùng tiếp giáp gần Senkaku cùng thời điểm tàu khu trục Trung Quốc đi qua khu vực này vào 21 giờ 50 phút ngày 8/6 cho tới 3 giờ 05 phút sáng ngày 9/6 tàu rời khỏi khu vực - tức là cùng thời điểm tàu khu trục Trung Quốc đi qua khu vực trên. Tranh chấp chủ quyền đã làm cho quan hệ Nhật Bản - Trung Quốc trở nên lạnh nhạt trong nhiều năm. Thời gian gần đây, quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất châu Á này đã có những tín hiệu cải thiện. Tuy nhiên, với việc tàu hải quân Trung Quốc tiến vào vùng tiếp giáp lãnh hải Nhật Bản gần quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư đã khiến Biển Hoa Đông tiếp tục dậy sóng, đẩy quan hệ Trung - Nhật rơi vào tình trạng căng thẳng. Hiện chưa rõ liệu tàu khu trục này của Trung Quốc có bất kì hành vi khiêu khích nào hay không khi ở khu vực tranh chấp trên, nhưng rõ ràng đây hành động mang tính đơn phương đồng thời thể hiện tính hiếu chiến của Trung Quốc. Với hành động ngang nhiên, “bất chấp tất cả” tại Biển Hoa Đông của Trung Quốc, có thể khiến nước này phải đối mặt với làn sóng quan ngại rộng lớn từ nhiều quốc gia trong khu vực. Những năm gần đây Trung Quốc có những hành động đơn phương xâm phạm chủ quyền Chủ quyền theo như quan điểm của Nhật Bản. Ngày 6/8 Nhật Bản đã phát hiện 6 tàu cảnh sát biển và 230 tàu cá Trung Quốc tiến vào vùng biển gần đảo Senkaku/Điếu Ngư, trong đó có 3 tàu cảnh sát biển của Trung Quốc nghi ngờ được trang bị súng máy cỡ lớn. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nhật Bản Shinsuke Sugiyama đã triệu Đại sứ Trung Quốc tại Nhật Bản Trình Vĩnh Hoa để phản đối hành động của Trung Quốc. Trong khi đó, người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh không phủ nhận sự việc này, đồng thời nêu rõ Trung Quốc đang áp dụng biện pháp nhằm kiểm soát tình hình tại các cùng biển liên quan, phía Nhật Bản cần bình tĩnh nhìn nhận lại tình hình hiện nay. Bà Hoa Xuân Oánh khẳng định, đảo Điếu Ngư/Senkaku và các đảo thuộc cụm đảo Điếu Ngư/ Senkaku là lãnh thổ vốn có của Trung Quốc, theo đó Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với khu vực này, yêu cầu Nhật Bản không có các hành động có thể khiến tình hình căng thẳng và phức tạp hơn. Mối quan hệ ngày càng leo thang căng thẳng giữa Nhật – Trung đã kéo theo cả Mỹ tham gia vào, mới đây, Mỹ cũng đưa ra tuyên bố ủng hộ Nhật trong tranh chấp quần đảo Senkaku với Trung Quốc. Mỹ sẽ phản đối bất kỳ hành động phương hại tới quyền quản lý của Nhật Bản đối với quần đảo Senkaku trên vùng biển Hoa Đông. Mối quan hệ Nhật – Trung ngày càng trở lên phức tạp. C.TỔNG KẾT Tranh chấp trên vùng đảo Senkaku/Điếu Ngư luôn là nhân tố gây bất ổn và căng thẳng trong quan hệ Trung - Nhật mặc dù trong những năm gần đây, hai bên đã tiến hành các cuộc đối thoại nhằm xoa dịu căng thẳng tiến tới giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên, vấn đề vấn chưa giải quyết tận gốc. Đặc biệt, trong thời gian gần đây mâu thuẫn giữa hai nền kinh tế lớn nhất châu Á đang ngày càng căng thẳng kể từ khi Tokyo phát hiện sự gia tăng đột biến về số lượng các tàu hải cảnh và tàu cá được sự hậu thuẫn của chính phủ Trung Quốc tới gần quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư. Một điều chắc chắn rằng bầu không khí căng thẳng trên biển Hoa Đông sẽ chưa thể dịu lại ngay trong một thời gian ngắn và việc giải quyết vấn đề tranh chấp chủ quyền buộc phải có sự nỗ lực của cả Trung Quốc và Nhật Bản. Để làm được điều đó, trước tiên Trung Quốc cần phải tuân thủ những quy định và luật pháp quốc tế, nhất là với phát quyết của Tòa trọng tài (PCA) vừa tuyên bố; đồng thời tránh tiếp tục những hành động có thể làm leo thang căng thẳng trong quan hệ với Nhật Bản và các nước trong khu vực. Tất cả vì một thế giới hòa bình, ổn định và phát triển. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. http://baoquocte.vn/quan-he-trung-nhat-lai-day-song-34216.html 2. http://cjs.inas.gov.vn/index.php?newsid=1108 3. http://cjs.inas.gov.vn/index.php?newsid=765 4. https://vn.sputniknews.com/vietnamese.ruvr.ru/2012_09_11/87893000/ 5. http://cjs.inas.gov.vn/index.php?newsid=705 6. http://www.globalsecurity.org/military/world/war/senkaku.htm 7. http://www.nghiencuubiendong.vn 8. http://www.biendong.net 9. http://www.baomoi.com/nga-dua-tau-toi-senkaku-chi-tinh-co-gap-tau-trung-quoc/c/19607828.epi