Bạn nghĩ thế nào về quan điểm “Tiêu tiền thật ra khó hơn là kiếm tiền”?
Thời buổi bây giờ, kiếm tiền đã là một chuyện khó, nhưng tiêu tiền như nào để hợp lý nữa thì còn khó hơn. Mọi người có thấy như thế không nhỉ?
kỹ năng mềm
Tôi nghĩ đó là quan điểm của người ít tìm hiểu về tiền. (Không học các khối ngành kinh tế, tài chính, không làm các công việc liên quan đến quản lý, đầu tư, v.v.)
Tôi nghĩ rằng chúng ta tiêu tiền để thỏa mãn các nhu cầu. Ở mức độ thấp nhất, chúng ta cần phải tồn tại. Chúng ta phải tiêu tiền cho thức ăn, nhà ở, thuốc men, v.v. Tiếp theo chúng ta dùng tiền để tồn tại một cách đàng hoàng. Chúng ta chi tiền cho giáo dục, viễn thông, dịch vụ sức khỏe, v.v. Sau đó nữa là vô số các nấc thang nhu cầu mà chúng ta dùng tiền để bước qua, nhưng về cơ bản là không có ta vẫn tồn tại. Những khoản chi ở giai đoạn này có thể là cho quần áo đẹp hơn, điện thoại đời mới hơn, nhà to hơn, ô tô đẹp hơn, ... Cả làm từ thiện và đầu tư cũng là nhu cầu. Bạn muốn cảm thấy mình tốt đẹp, và bạn muốn làm cho tương lai tốt đẹp.
Tiêu tiền để thỏa mãn nấc nhu cầu đầu tiên có khó không? Không. Ở mức đó người ta chỉ cần có ăn, chứ không cần ăn ngon. Ở mức thứ hai, các lựa chọn trở nên nhiều hơn, và một số lượng lớn lựa chọn lúc nào cũng là kẻ thù của một tâm trí nhiều ham muốn. Việc tiêu tiền bắt đầu khó hơn, nhưng tôi nghĩ chưa khó lắm. Chọn một thứ tử tế không khó, lựa chọn khó chỉ vì người ta muốn thứ tốt nhất. Sau mức thứ hai thì các lựa chọn tăng lên gần như đến vô hạn. Chọn ra một thứ tốt nhất, hiệu quả nhất trong vô hạn khả năng mà lượng tiền của ta cho phép là việc nhiều người thấy khó.
Nhưng như thế không có nghĩa là tiêu tiền khó hơn kiếm tiền.
Một việc là khó nếu nó làm ta hao tâm tổn trí, nhưng nếu bạn có thể mua không cần nghĩ, không thể nói đó là việc khó. Nếu bạn có đủ tiền để mua mọi thứ bạn muốn, dù chỉ là một ham muốn nhất thời, bạn có thể mua, sau đó vứt đi. (1)
Một điều đáng buồn là, tiêu tiền khó hay không liên quan đến tư duy nhiều hơn là thu nhập. Các kỹ sư ở các công ty công nghệ lớn có thể dễ dàng có thu nhập hàng trăm triệu VND mỗi tháng trước tuổi 30, nhưng nếu họ từng thấy tiêu tiền là khó, thì dù kiếm nhiều đến thế họ vẫn thấy thế. Nhưng nhu cầu của con người nói chung tăng theo thu nhập, những con người khốn khổ là những người luôn thấy thu nhập của mình không đủ, dù đã dư để vượt mức nhu cầu thứ hai ở trên. Thu nhập hàng triệu đô thì lại là một câu chuyện khác.
Nếu cái khó của bạn chỉ là: Có nên mua thứ này không? Có nên tham gia khóa học này không? Có nên đến buổi biểu diễn này không? ... thì thực ra chẳng có gì khó cả. Vì bạn chỉ hỏi về tiền, tôi giả sử bạn có đủ thời gian và sức lực. Nếu thế thì chẳng phải cứ có nhiều tiền là được hay sao? Đấy là vấn đề với kiếm tiền, không phải tiêu tiền.
Cái khó, ở đây tôi thấy đồng nghĩa với đau khổ, nảy sinh khi ham muốn của ta vượt quá khả năng. Ta muốn ở biệt thự, mà thu nhập thì chỉ phù hợp ở chung cư, khi ấy cái ý muốn ở biệt thự làm ta khổ.
Nhiều người biết chuyện ấy, họ cố gắng làm những gì tốt nhất với số tiền họ có. Chẳng hạn với cùng một số tiền, họ muốn mua những đồ ăn ngon và bổ nhất. Với cùng một số tiền, họ muốn đầu tư sao cho sinh lời cao nhất. Với cùng một số tiền, họ muốn làm từ thiện nhưng phải có ảnh hưởng xã hội tốt nhất. Cái mong muốn làm được tốt nhất với cùng một số tiền, bản thân nó là một ham muốn. Mỗi khi muốn thỏa mãn cái ham muốn ấy, người ta phải giải một bài toán tối ưu vô cùng nhiều biến, làm sao lại không thấy khó được.
Có điều, tôi nhắc lại, tiêu tiền không khó, vấn đề nằm ở những ham muốn của người tiêu tiền. Nếu muốn làm việc gì đó mà chỉ thiếu tiền thôi, thì cứ kiếm đủ tiền cho việc ấy. Vế khó ở đây là kiếm tiền. (2)
Tôi không viết ngay ở đầu câu trả lời là quan điểm bạn nêu ra đúng hay sai, vì không có chuyện đúng sai ở đây. Tùy vào cách nghĩ của mỗi người mà điều đó có thể đúng hoặc sai. Tôi thì không thấy tiêu tiền khó. Nhưng một người mà tôi nghĩ rằng đáng nể phục - ông Kim Woo-Choong, chủ tịch sáng lập của Daewoo - nói rằng ông ấy chỉ thích kiếm tiền và chẳng biết tiêu tiền thế nào. Người ta nói rằng ông ấy nhìn thấy cơ hội kinh doanh ở mọi nơi. Ông ấy có quá nhiều tiền để tiêu. Vì thế, ông lập ra Quỹ Daewoo và để họ dùng tiền của ông làm các công việc mang tính phúc lợi xã hội. Đối với ông ấy thì tiêu tiền có lẽ khó hơn kiếm tiền.
---------------------
Ghi chú.
(1)
Nếu bạn thấy đó là lãng phí, đó là vấn đề tư duy. Khi bạn trả lại một món hàng cho Amazon, trong phần lớn trường hợp, chi phí tiêu hủy nó rẻ hơn chi phí bán lại một lần nữa. Nếu bạn dùng đũa dùng một lần và thấy vứt đi là phí, thì thực ra không phải thế. Chi phí rửa đũa và tái sử dụng cao hơn so với chi phí khi vứt hẳn nó đi. Tôi nhắc lại, đó chỉ là vấn đề tư duy thôi. Dù làm gì thì bạn cũng đang hủy hoại Trái Đất. Những người giàu nhất thế giới là những người có dấu chân Carbon rõ nhất (do hoạt động cá nhân, chưa nói tới các doanh nghiệp của họ).
(2)
Sự thật là khi nhu cầu lớn thì người ta cố kiếm nhiều tiền hơn để thỏa mãn nhu cầu. Kiếm nhiều tiền không phải là giàu. Rất nhiều người Mỹ với thu nhập trong mơ của những bạn trẻ người Việt sẽ chết đói nếu dừng làm việc và không được hỗ trợ trong vài tháng. Họ có rất ít tích lũy. Nếu lấy thời gian có thể cầm cự được nếu không còn thu nhập làm thước đo, thì tỷ lệ người nghèo ở Mỹ cao hơn hẳn ở Việt Nam. Hiện giờ họ đang phải chọn giữa chết vì một đại dịch (chỉ là một khả năng), và chết đói (chắc chắn).
Hideki
Tôi nghĩ đó là quan điểm của người ít tìm hiểu về tiền. (Không học các khối ngành kinh tế, tài chính, không làm các công việc liên quan đến quản lý, đầu tư, v.v.)
Tôi nghĩ rằng chúng ta tiêu tiền để thỏa mãn các nhu cầu. Ở mức độ thấp nhất, chúng ta cần phải tồn tại. Chúng ta phải tiêu tiền cho thức ăn, nhà ở, thuốc men, v.v. Tiếp theo chúng ta dùng tiền để tồn tại một cách đàng hoàng. Chúng ta chi tiền cho giáo dục, viễn thông, dịch vụ sức khỏe, v.v. Sau đó nữa là vô số các nấc thang nhu cầu mà chúng ta dùng tiền để bước qua, nhưng về cơ bản là không có ta vẫn tồn tại. Những khoản chi ở giai đoạn này có thể là cho quần áo đẹp hơn, điện thoại đời mới hơn, nhà to hơn, ô tô đẹp hơn, ... Cả làm từ thiện và đầu tư cũng là nhu cầu. Bạn muốn cảm thấy mình tốt đẹp, và bạn muốn làm cho tương lai tốt đẹp.
Tiêu tiền để thỏa mãn nấc nhu cầu đầu tiên có khó không? Không. Ở mức đó người ta chỉ cần có ăn, chứ không cần ăn ngon. Ở mức thứ hai, các lựa chọn trở nên nhiều hơn, và một số lượng lớn lựa chọn lúc nào cũng là kẻ thù của một tâm trí nhiều ham muốn. Việc tiêu tiền bắt đầu khó hơn, nhưng tôi nghĩ chưa khó lắm. Chọn một thứ tử tế không khó, lựa chọn khó chỉ vì người ta muốn thứ tốt nhất. Sau mức thứ hai thì các lựa chọn tăng lên gần như đến vô hạn. Chọn ra một thứ tốt nhất, hiệu quả nhất trong vô hạn khả năng mà lượng tiền của ta cho phép là việc nhiều người thấy khó.
Nhưng như thế không có nghĩa là tiêu tiền khó hơn kiếm tiền.
Một việc là khó nếu nó làm ta hao tâm tổn trí, nhưng nếu bạn có thể mua không cần nghĩ, không thể nói đó là việc khó. Nếu bạn có đủ tiền để mua mọi thứ bạn muốn, dù chỉ là một ham muốn nhất thời, bạn có thể mua, sau đó vứt đi. (1)
Một điều đáng buồn là, tiêu tiền khó hay không liên quan đến tư duy nhiều hơn là thu nhập. Các kỹ sư ở các công ty công nghệ lớn có thể dễ dàng có thu nhập hàng trăm triệu VND mỗi tháng trước tuổi 30, nhưng nếu họ từng thấy tiêu tiền là khó, thì dù kiếm nhiều đến thế họ vẫn thấy thế. Nhưng nhu cầu của con người nói chung tăng theo thu nhập, những con người khốn khổ là những người luôn thấy thu nhập của mình không đủ, dù đã dư để vượt mức nhu cầu thứ hai ở trên. Thu nhập hàng triệu đô thì lại là một câu chuyện khác.
Nếu cái khó của bạn chỉ là: Có nên mua thứ này không? Có nên tham gia khóa học này không? Có nên đến buổi biểu diễn này không? ... thì thực ra chẳng có gì khó cả. Vì bạn chỉ hỏi về tiền, tôi giả sử bạn có đủ thời gian và sức lực. Nếu thế thì chẳng phải cứ có nhiều tiền là được hay sao? Đấy là vấn đề với kiếm tiền, không phải tiêu tiền.
Cái khó, ở đây tôi thấy đồng nghĩa với đau khổ, nảy sinh khi ham muốn của ta vượt quá khả năng. Ta muốn ở biệt thự, mà thu nhập thì chỉ phù hợp ở chung cư, khi ấy cái ý muốn ở biệt thự làm ta khổ.
Nhiều người biết chuyện ấy, họ cố gắng làm những gì tốt nhất với số tiền họ có. Chẳng hạn với cùng một số tiền, họ muốn mua những đồ ăn ngon và bổ nhất. Với cùng một số tiền, họ muốn đầu tư sao cho sinh lời cao nhất. Với cùng một số tiền, họ muốn làm từ thiện nhưng phải có ảnh hưởng xã hội tốt nhất. Cái mong muốn làm được tốt nhất với cùng một số tiền, bản thân nó là một ham muốn. Mỗi khi muốn thỏa mãn cái ham muốn ấy, người ta phải giải một bài toán tối ưu vô cùng nhiều biến, làm sao lại không thấy khó được.
Có điều, tôi nhắc lại, tiêu tiền không khó, vấn đề nằm ở những ham muốn của người tiêu tiền. Nếu muốn làm việc gì đó mà chỉ thiếu tiền thôi, thì cứ kiếm đủ tiền cho việc ấy. Vế khó ở đây là kiếm tiền. (2)
Tôi không viết ngay ở đầu câu trả lời là quan điểm bạn nêu ra đúng hay sai, vì không có chuyện đúng sai ở đây. Tùy vào cách nghĩ của mỗi người mà điều đó có thể đúng hoặc sai. Tôi thì không thấy tiêu tiền khó. Nhưng một người mà tôi nghĩ rằng đáng nể phục - ông Kim Woo-Choong, chủ tịch sáng lập của Daewoo - nói rằng ông ấy chỉ thích kiếm tiền và chẳng biết tiêu tiền thế nào. Người ta nói rằng ông ấy nhìn thấy cơ hội kinh doanh ở mọi nơi. Ông ấy có quá nhiều tiền để tiêu. Vì thế, ông lập ra Quỹ Daewoo và để họ dùng tiền của ông làm các công việc mang tính phúc lợi xã hội. Đối với ông ấy thì tiêu tiền có lẽ khó hơn kiếm tiền.
---------------------
Ghi chú.
(1)
Nếu bạn thấy đó là lãng phí, đó là vấn đề tư duy. Khi bạn trả lại một món hàng cho Amazon, trong phần lớn trường hợp, chi phí tiêu hủy nó rẻ hơn chi phí bán lại một lần nữa. Nếu bạn dùng đũa dùng một lần và thấy vứt đi là phí, thì thực ra không phải thế. Chi phí rửa đũa và tái sử dụng cao hơn so với chi phí khi vứt hẳn nó đi. Tôi nhắc lại, đó chỉ là vấn đề tư duy thôi. Dù làm gì thì bạn cũng đang hủy hoại Trái Đất. Những người giàu nhất thế giới là những người có dấu chân Carbon rõ nhất (do hoạt động cá nhân, chưa nói tới các doanh nghiệp của họ).
(2)
Sự thật là khi nhu cầu lớn thì người ta cố kiếm nhiều tiền hơn để thỏa mãn nhu cầu. Kiếm nhiều tiền không phải là giàu. Rất nhiều người Mỹ với thu nhập trong mơ của những bạn trẻ người Việt sẽ chết đói nếu dừng làm việc và không được hỗ trợ trong vài tháng. Họ có rất ít tích lũy. Nếu lấy thời gian có thể cầm cự được nếu không còn thu nhập làm thước đo, thì tỷ lệ người nghèo ở Mỹ cao hơn hẳn ở Việt Nam. Hiện giờ họ đang phải chọn giữa chết vì một đại dịch (chỉ là một khả năng), và chết đói (chắc chắn).
Nguyenphuhoang Nam
Chào bạn, mình nghĩ một quan điểm chỉ có giá trị khi được đặt vào đúng tình huống.
Cả tiêu và kiếm đều vừa khó, vừa dễ. Nói nói dễ bởi vì không học cũng có thể kiếm và tiêu được tiền, nói nó khó là bởi không học thì kiếm tiền rất cực nhọc, song chi tiền vào toàn tiêu sản nên lại phải cực nhọc kiếm tiền.
Chúc bạn luôn là chủ nhân sáng suốt của tiền.
Solitary