Bạn nghĩ thế nào là một người thầy giỏi, bạn đã gặp được một người thầy giỏi của mình chưa?

  1. Giáo dục

Mới đọc báo và thấy được một quan điểm thế này về một người thầy giỏi đó là:

Những công việc quan trọng của những người thầy giỏi là chia sẻ và gửi phản hồi liên tục với người học, đưa ra những cách học tối ưu và giúp người học tiết kiệm thời gian và “ngu phí”

Nếu theo quan niệm trên, có lẽ từ bé cho tới bây giờ chắc mình chỉ gặp được rất ít thầy cô giỏi mặc dù 16 năm đi học là học qua cả mấy chục người chứ đâu ít. Bạn nghĩ thế nào là một người thầy giỏi? Trong thời đi học bạn đã gặp được người thầy giỏi nào chưa?

Từ khóa: 

thầy cô

,

phương pháp học tập

,

giáo dục

Giáo dục, đào tạo là hoạt động tương tác giữa con người với con người với nhau, cả hai có khả năng nhận thức, hiểu biết khác nhau. (Thầy/Cô - người truyền đạt kiến thức và Học sinh - người lĩnh hội)

Mục tiêu là đạt được hiệu quả để người học nhận thức nắm bắt, lĩnh hội được tri thức và có khả năng ứng dụng vào những trường hợp cụ thể trong thực tiễn cuộc sống.

Mình nhớ đến hai câu nói từng được đọc : 

"Giáo dục là chìa khóa dẫn đến thành công trong cuộc sống, và giáo viên là người ảnh hưởng sâu đậm nhất trong đời sống của học sinh" - Cựu Hạ nghị sĩ Mỹ Solomon Ortiz.

"Một thầy giáo tốt như một ngọn nến - ngọn nến cháy để soi đường cho những người khác" - nhà cách mạng Mustafa Kernal Ataturk.

Thực sự, tìm người thầy giỏi không khó trong thời nay. Quan điểm mình về người thầy giỏi thì phải là người vững vàng về chuyên môn, giỏi về kiến thức, có sự hiệu quả trong khả năng truyền đạt tới học sinh, biết cách khơi gợi khả năng nhận thức và tư duy của học sinh, không áp đặt nhận thức theo lối truyền thụ một chiều.

Câu chuyện bản thân mình: Mình đã trải qua ba cấp học, đã gặp rất nhiều thầy cô khác nhau. Ai cũng để lại nhiều ấn tượng, có thể là ấn tượng về phương pháp dạy, sự tận tình chỉ bảo. Đó là cô Phượng dạy Toán năm lớp 6 của mình, năm đó cũng là năm cuối cô dạy mình trước khi nghỉ hưu. Bước vào năm cấp 2 phải đối diện với nhiều kiến thức vô cùng "lạ lẫm", đặc biệt là môn Toán, bởi vì kiến thức của nó chẳng giống như những năm cấp. Lúc đầu mình gặp rất nhiều khó khăn với Toán, thực sự nó biết mình chứ mình không hề biết nó. Nhưng sau đó, cô nhận ra vấn đề và bắt đầu giúp đỡ mình tiến bộ hơn, từ đó môn Toán không còn là nỗi sợ và mình yêu thích môn này hơn ... Cô cũng rất nhiệt tình giảng dạy nữa (một tuần mình đi học nhà cô 6/7 ngày và cô không cảm thấy phiền tí nào, lúc này cô đã nghỉ hưu). 

P/s: Nhưng theo quan điểm cá nhân thì người thầy giỏi chỉ đóng góp phần nào đó, tạo nên nền tảng cho người học. Có nhiều phụ huynh chỉ lựa những người thầy giỏi, có tiếng để cho con cái theo học nhưng không hề quan tâm đến sức học, khả năng của con em mình. Mình nghĩ các bạn học sinh cũng cần chăm chỉ tìm tòi, giải bài tập và tìm kiếm những phương pháp giải mới thì việc học mới có hiệu quả cao => Quan trọng vẫn là người học chọn cách học thế nào, thầy cô chỉ truyền đạt phần nào đó, họ thưởng chỉ khơi gợi phương pháp giải. Bạn có thể tìm thấy người thầy nào đó mình nghe là dạy giỏi nhưng chưa chắc bạn có thể mình có khả năng hiểu hết những gì họ giảng, nhiều thầy cô dạy rất nhanh luôn. Nên mình thường tìm kiếm những thầy cô tuy không nổi tiếng là dạy giỏi lắm nhưng họ biết cách dạy giỏi theo một cách khác, cách họ có thể mang lại cảm hứng việc học tập say mê cho mình. 

Người thầy có thể không giỏi về chuyên môn nhưng quan trọng vẫn là trò giỏi (Giống ý kiến anh @Nhất Bảo). Giả sử thầy dạy giỏi mà trò lười biếng, ỷ lại, cách giải theo lối mòn không sáng tạo thì cũng vô ích mà thôi.

Trả lời

Giáo dục, đào tạo là hoạt động tương tác giữa con người với con người với nhau, cả hai có khả năng nhận thức, hiểu biết khác nhau. (Thầy/Cô - người truyền đạt kiến thức và Học sinh - người lĩnh hội)

Mục tiêu là đạt được hiệu quả để người học nhận thức nắm bắt, lĩnh hội được tri thức và có khả năng ứng dụng vào những trường hợp cụ thể trong thực tiễn cuộc sống.

Mình nhớ đến hai câu nói từng được đọc : 

"Giáo dục là chìa khóa dẫn đến thành công trong cuộc sống, và giáo viên là người ảnh hưởng sâu đậm nhất trong đời sống của học sinh" - Cựu Hạ nghị sĩ Mỹ Solomon Ortiz.

"Một thầy giáo tốt như một ngọn nến - ngọn nến cháy để soi đường cho những người khác" - nhà cách mạng Mustafa Kernal Ataturk.

Thực sự, tìm người thầy giỏi không khó trong thời nay. Quan điểm mình về người thầy giỏi thì phải là người vững vàng về chuyên môn, giỏi về kiến thức, có sự hiệu quả trong khả năng truyền đạt tới học sinh, biết cách khơi gợi khả năng nhận thức và tư duy của học sinh, không áp đặt nhận thức theo lối truyền thụ một chiều.

Câu chuyện bản thân mình: Mình đã trải qua ba cấp học, đã gặp rất nhiều thầy cô khác nhau. Ai cũng để lại nhiều ấn tượng, có thể là ấn tượng về phương pháp dạy, sự tận tình chỉ bảo. Đó là cô Phượng dạy Toán năm lớp 6 của mình, năm đó cũng là năm cuối cô dạy mình trước khi nghỉ hưu. Bước vào năm cấp 2 phải đối diện với nhiều kiến thức vô cùng "lạ lẫm", đặc biệt là môn Toán, bởi vì kiến thức của nó chẳng giống như những năm cấp. Lúc đầu mình gặp rất nhiều khó khăn với Toán, thực sự nó biết mình chứ mình không hề biết nó. Nhưng sau đó, cô nhận ra vấn đề và bắt đầu giúp đỡ mình tiến bộ hơn, từ đó môn Toán không còn là nỗi sợ và mình yêu thích môn này hơn ... Cô cũng rất nhiệt tình giảng dạy nữa (một tuần mình đi học nhà cô 6/7 ngày và cô không cảm thấy phiền tí nào, lúc này cô đã nghỉ hưu). 

P/s: Nhưng theo quan điểm cá nhân thì người thầy giỏi chỉ đóng góp phần nào đó, tạo nên nền tảng cho người học. Có nhiều phụ huynh chỉ lựa những người thầy giỏi, có tiếng để cho con cái theo học nhưng không hề quan tâm đến sức học, khả năng của con em mình. Mình nghĩ các bạn học sinh cũng cần chăm chỉ tìm tòi, giải bài tập và tìm kiếm những phương pháp giải mới thì việc học mới có hiệu quả cao => Quan trọng vẫn là người học chọn cách học thế nào, thầy cô chỉ truyền đạt phần nào đó, họ thưởng chỉ khơi gợi phương pháp giải. Bạn có thể tìm thấy người thầy nào đó mình nghe là dạy giỏi nhưng chưa chắc bạn có thể mình có khả năng hiểu hết những gì họ giảng, nhiều thầy cô dạy rất nhanh luôn. Nên mình thường tìm kiếm những thầy cô tuy không nổi tiếng là dạy giỏi lắm nhưng họ biết cách dạy giỏi theo một cách khác, cách họ có thể mang lại cảm hứng việc học tập say mê cho mình. 

Người thầy có thể không giỏi về chuyên môn nhưng quan trọng vẫn là trò giỏi (Giống ý kiến anh @Nhất Bảo). Giả sử thầy dạy giỏi mà trò lười biếng, ỷ lại, cách giải theo lối mòn không sáng tạo thì cũng vô ích mà thôi.

Lúc còn đi học, từ lần đầu tiên nghe bạn bè bình luận thầy này giỏi hơn thầy kia, cô kia dạy dở... mình đã quan sát và suy nghĩ về vấn đề này và rút ra một điều là sự truyền đạt của thầy cô có thể ảnh hưởng đến lĩnh hội của học sinh nhưng cơ bản nhất vẫn là bản thân học sinh đó.

Về sau khi đọc truyện Trung Quốc mình mới thấy đạo lý đó nằm ở câu: Sư phụ dẫn vào cửa, tu hành là tự thân.

Một người thầy chỉ cần trình độ ở mức căn bản, tức là không dạy sai, không dạy qua loa tắc trách, có tâm với nghề là đủ tư cách làm thầy. Cho nên với mình không có khái niệm thầy giỏi, thầy giỏi là việc của thầy.

Mình quan tâm đến khái niệm khác là một người thầy tốt: là người có đủ kiến thức trong lĩnh vực mà mình dạy, có tâm với nghề và có khả năng truyền cảm hứng cho học sinh, khiến học sinh "muốn học" môn đó, có kỹ năng sư phạm tốt để diễn giải nội dung một cách dễ hiểu nhất, và nếu có thể thì quan tâm đến từng em học sinh thêm một chút là tuyệt vời.

Thầy không cần giỏi chuyên môn lắm đâu, trò giỏi hơn thầy mới là quan trọng.

Người thầy vĩ đại nhất của tôi là Internet :))) tôi 0 thể sống thiếu thầy Đ, kiến thức của thầy là vô hạn , thầy tôi như cha mẹ thứ 2 của tôi, thầy chơi với tôi ngủ với tôi và chia sẻ nhiều kiến thức cho tôi, tôi rất vui khi sinh ra ở thế kỷ 21, nó còn nhiều hơn là sách vở thầy của tôi đa nghiệm :D người thầy của tôi giỏi hơn các nhà khoa học, người thầy của tôi 0 đánh tôi hay chê bình tôi hay có điểm số người thầy của tôi rất tốt

theo mình, một người thầy giỏi phải hội tụ đủ các yếu tố: giỏi kiến thức chuyên môn, có tâm, yêu nghề. Chỉ giỏi kiến thức mà không có tâm không yêu nghề thì chỉ có thể xem là người truyền đạt kiến thức. Có tâm yêu nghề mà không giỏi kiến thức thì khó mà làm tròn vai trò người thầy.

Theo mình thì một người thầy giỏi phải là một người vừa có kiến thức chuyên môn tốt, vừa có khả năng truyền đạt, lại vừa phải biết cách đặt ra các thử thách + khích lệ học trò.

Làm thầy mà dở chuyên môn thì thôi không bàn cãi rồi. Thầy giỏi chuyên môn mà truyền đạt không tốt, thì học trò có học cũng bằng không, vì chẳng thể lĩnh hội được. Hồi đại học mình học các thầy cô như vầy rất nhiều. Rõ ràng đều là các giảng viên rất giỏi và có tiếng (thế nên trường mình mới mời về dạy) nhưng hễ bắt đầu giảng bài là y như ru ngủ người nghe.

Quan trọng không kém là thầy cô phải biết cách định hướng lộ trình học của mình. Phải cho người học hiểu rằng những thứ anh ta học cuối cùng có thể được áp dụng để làm những gì, cùng lúc đó khích lệ để người học từng bước tiến gần hơn đến các mục tiêu đó.

Mình rất may mắn vì suốt quãng đường ngồi trên ghế nhà trường, mình đều gặp các thầy cô giỏi. Tuy nhiên, có cô chủ nhiệm năm lớp 4 và lớp 8 làm mình buồn vì cô thiên vị các bạn đi học thêm và đì mình vì mình rất lì và không đi học thêm. Sau đây là các thầy cô mình ấn tượng và có ảnh hưởng đến việc học cũng như cách sống của mình.

  • Là cô Tý: chủ nhiệm năm lớp 3 của mình. Cô tin tưởng và trao cho mình cơ hội làm "lớp phó văn thể mĩ". Mình là 1 đứa khá là tự ti và nhút nhát khi đi học, nên việc trở thành lớp phó là 1 điều gì đó vừa áp lực và cũng vừa vui nữa. Ban đầu mình làm mình làm ko tốt lắm, định xin từ chức luôn. Nhưng cô thường xuyên chia sẻ và động viên mình làm thật tốt. Cô vẫn phạt mình khi mình làm sai nhưng cô ko để cho các bạn biết vì cô không muốn mình bị mất thể diện trước mọi người. Sau năm học đó, mình tự tin lên hẳn và làm tiếp "lớp phó văn thể mĩ" năm lớp 4 & 5 luôn.
  • Là cô Quý: chủ nhiệm năm lớp 5. Cô rất hiền và lớn tuổi nhất trong 5 thầy cô tiểu học của mình. Chồng cô mất vào năm chủ nhiệm mình và mình có đến chia buồn cùng gia đình cô. Mình vẫn còn nhớ như in gương mặt cô lúc đó, tuy buồn nhưng cô rất mạnh mẽ và bình tâm. Trước lúc đó, mình còn bỏ bê "văn thể mĩ" của lớp, nhưng sau lần đó là mình năng nổ và có trách nhiệm hơn hẳn luôn.
  • Là thầy Matthew, giảng viên môn International Business của mình. Thầy là người đã truyền cảm hứng nghiên cứu cho mình khi làm các bài luận "nặng" ở môn này vì thầy giảng bài rất thực tiễn và làm mình liên kết với thực tế rất nhanh. Trong thời gian chờ đợi kết quả môn này thì thầy gửi mail offer cho mình làm Trợ lý nghiên cứu tại trường luôn. Và mình đã nhận lời và làm cho thầy cũng được hơn 2 năm. Thầy dạy mình rất nhiều thứ, từ trong công việc lẫn cách sống. Đến giờ tuy không còn gặp nhau nhiều, và chỉ liên lạc qua Skype với mail (vì thầy về Úc lại) nhưng mình vẫn luôn biết ơn thầy, có cơ hội gặp nhau tại Việt Nam thầy trò mình gặp liền.

cuộc sống trải nghiệm là người thầy vĩ đại nhất của tôi và tôi đã gặp người rồi vì người luôn ở bên tôi từng phút giây dạy tôi và giúp tôi ôm tôi yêu thương tôi chăm sóc tôi.....Cảm ơn cuộc sống và những trải nghiệm cảm ơn thầy.và tôi cũng là 1 người thầy của chính cuộc đời mình tự đứng lên sau những lần vấp ngã và chữa lành rồi một mai những điều đó tôi chia sẽ lại cho con cái và thế hệ mai sau. va các bạn cũng thế

Chào bạn, mình nghĩ bấy lâu nay chúng ta quan tâm đến người hướng dẫn nhiều mà quên đi vai trò của bản thân.

Thực ra ai cũng kì vọng gặp được một người thầy tốt dẫn dắt trên đường đời. Song "Khi chúng ta sẵn sàng thì người thầy sẽ xuất hiện". Trước hết, tự bản thân chúng ta khao khát, mong cầu điều gì thì mới có thể mở lòng học hỏi điều ấy từ thầy.

Thầy không phải lúc nào cũng là người bằng xương bằng thịt hoặc bằng đá cẩm thạch với tỉ lệ tuyệt mĩ.

Điển hình như hệ thống võ thuật phương Đông quan sát các loài động vật để học các động tác tự vệ cho con người. Các triết gia, các nhà tư tưởng quan sát thế giới để tự nhiên dạy họ về chân lý. Các nhà văn trải qua cuộc sống bấp bênh để chính nó hướng dẫn họ viết những tác phẩm kinh điển v.v...

Tựu chung lại, luôn có rất nhiều bậc thầy ở xung quanh và bên trong chúng ta. Chỉ là chúng ta có biết cách nhận ra họ hay không thôi.

Thực ra mình nghĩ ai cũng có thể trở thành một người thầy giỏi, khái niệm của bạn có lẽ là người thầy có tâm thì đúng hơn. Rất nhiều người giỏi, chuyên môn cao nhưng họ chỉ dạy vấn đề họ cần dạy, còn lại sau đó người học thế nào họ không quan tâm, không phải việc của họ nữa.

Giáo dục VN nhiều năm như vậy rồi, đặc biệt là từ cấp 2 trở đi, chia nhiều môn, mỗi môn khoảng thời gian dạy đâu có dài, họ chỉ chạy hết nội dung đã quá mệt rồi. Do đó cũng là một thử thách cho các thầy cô.

Quay trở lại việc có bao nhiêu người thầy giỏi, mình vẫn nghĩ là có nhiều, chỉ là họ không đủ sức hoặc không muốn có tâm thôi.

Ngoài ra cũng cần xét tới học trò, thầy bỏ tâm mà trò thờ ơ thì phải làm sao, thầy hỏi bài cũ thì lại khó chịu, thầy nhắc học đi thì lại ghét. Trò bây giờ cũng nhiều yêu sách lắm đó bạn nha. Cho nên là cái gì cũng xét hai phía, thầy có tận tâm cũng cần trò trân trọng nữa.

Mình cảm thấy, nếu theo định nghĩa đó thì đáp ứng đủ nó phải là thầy cô "rất giỏi" và thường là giáo viên bồi dưỡng hsg tỉnh, quốc gia. Hầu như là, bạn cũng phải nằm trong đội tuyển, vì đủ "gần" thì giáo viên đó mới hiểu được phương pháp học của bạn sơ hở chỗ nào, lỗ hổng nào cần cải thiện, vân vân...
Mình thì không quá chờ mong gặp được những thầy cô như vậy. Vì mình đã từng học qua giáo viên "không giỏi" cho lắm, nên chỉ cần gặp được người giỏi hơn, hay ít nhất là có năng lực, thì mình đã rất thỏa mãn rồi.