Bạn nghĩ sao về việc giáo viên F0 bị trừ điểm thi đua?

  1. Xã hội

  2. Giáo dục

"Trường THCS thị trấn Văn Điển, huyện Thanh Trì, trừ điểm thi đua của những giáo viên không đến trường vì mắc Covid-19.

Một số giáo viên THCS Thị trấn Văn Điển (huyện Thanh Trì, Hà Nội) phản ánh, họ bị trừ điểm thi đua sau khi trở thành F0, không thể đến trường dạy trực tiếp......

....Sáng 28/2, ông Phạm Văn Ngát, Trưởng phòng Giáo dục huyện Thanh Trì, xác nhận, trường THCS thị trấn Văn Điển áp dụng quy chế thi đua từ đầu năm học 2021-2022, trong đó có các yếu tố về giờ, ngày công. Nếu không đảm bảo đủ số ngày đến trường, giáo viên sẽ bị trừ điểm, dù là nghỉ vì mắc Covid-19."

Từ khóa: 

giáo viên

,

xã hội

,

giáo dục

,

dịch bệnh covid

,

xã hội

,

giáo dục

Chào bạn, mình tin rằng người lãnh đạo, quản lý có năng lực sẽ biết cách đưa ra các quyết định hợp tình, hợp lý dựa trên các điều kiện thực tế.

Trong môi trường giáo dục, mình nghĩ việc ra quyết định lại càng cần đến yếu tố nhân văn hơn. Bởi các thầy, các cô xứng đáng nhận được sự tôn trọng. Họ đang ngày ngày cần mẫn duy trì sự nghiệp trồng người trong bối cảnh dịch bệnh vô cùng khó khăn. Việc ra tăng áp lực để tạo động lực cho họ không phải là cách làm phù hợp trong thời điểm này. Khi giáo viên chịu nhiều áp lực, họ sẽ bỏ nghề hoặc truyền lại áp lực ấy đến phụ huynh, học sinh của họ. Một ngôi trường không có giáo viên, thì cũng không cần đến những nhà quản lý.

Mong rằng trước khi ra quyết định, các các thầy, các cô đừng quên cách họ ứng xử với nhau sẽ là bài giảng trực quan sinh động nhất với các bậc phụ huynh, học sinh.

Trả lời

Chào bạn, mình tin rằng người lãnh đạo, quản lý có năng lực sẽ biết cách đưa ra các quyết định hợp tình, hợp lý dựa trên các điều kiện thực tế.

Trong môi trường giáo dục, mình nghĩ việc ra quyết định lại càng cần đến yếu tố nhân văn hơn. Bởi các thầy, các cô xứng đáng nhận được sự tôn trọng. Họ đang ngày ngày cần mẫn duy trì sự nghiệp trồng người trong bối cảnh dịch bệnh vô cùng khó khăn. Việc ra tăng áp lực để tạo động lực cho họ không phải là cách làm phù hợp trong thời điểm này. Khi giáo viên chịu nhiều áp lực, họ sẽ bỏ nghề hoặc truyền lại áp lực ấy đến phụ huynh, học sinh của họ. Một ngôi trường không có giáo viên, thì cũng không cần đến những nhà quản lý.

Mong rằng trước khi ra quyết định, các các thầy, các cô đừng quên cách họ ứng xử với nhau sẽ là bài giảng trực quan sinh động nhất với các bậc phụ huynh, học sinh.

Chính sự áp đặt từ trên xuống và quản lý theo kiểu thành tích này đã biến các thầy các cô thành "máy dạy", "thợ dạy". Cán bộ quản lý giáo dục mà còn mắc bệnh thành tích thì làm sao chữa được bệnh thành tích đây?